Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đánh giá các thách thức đến từ Trung Quốc

Thời chiến tranh lạnh, để đối phó với Liên Xô, George Kennan đã viết “Nguồn gốc Hành vi của Liên Xô”, sau đó đã trở thành kinh điển. Nay để đối phó với Trung Quốc, một số tác giả bắt chước Kennan lý giải hiện tượng Trung Quốc trỗi dậy và đề xuất cách đối phó. Giáo sư Odd Arne Westad (Đại học Yale) viết The Sources of Chinese Conduct (Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc).

Tháng 11/2020, Vụ Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về “Các khía cạnh của thách thức từ Trung Quốc” cho rằng Trung Quốc muốn thay đổi trật tự thế giới để phục vụ mục tiêu độc đoán và tham vọng bá quyền của họ. Theo Odd Arne Westad, để đối phó với Trung Quốc, Mỹ không thể hành động một mình. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu

Để lãnh đạo thế giới, chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sẽ khác với Obama và Trump là dựa trên “tầng lớp trung lưu” (middle class) như “tài sản lớn nhất của chúng ta”. Ngoại giao là công cụ đầu tiên của quyền lực Mỹ. Joe Biden hứa sẽ nâng ngoại giao lên làm công cụ số một của chính sách đối ngoại, và tái đầu tư vào Bộ Ngoại giao, bị Chính quyền Trump làm “rỗng ruột” và đặt Bộ Ngoại giao Mỹ vào tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

An ninh kinh tế là an ninh quốc gia, nên chính sách thương mại phải bắt đầu từ trong nước. Vấn đề là ai sẽ viết ra các quy tắc thương mại? Biden khẳng định “Mỹ chứ không phải Trung Quốc sẽ dẫn đầu công việc đó. Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc. Không có lý do gì Mỹ lại tụt hậu so với Trung Quốc hay bất cứ ai”. Cách hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc là xây dựng một mặt trận thống nhất gồm các nước đồng minh và đối tác của Mỹ để ngăn chặn các hành động vi phạm luật pháp và nhân quyền của Trung Quốc. Mỹ chiếm 1/4 GDP toàn cầu, nên khi liên kết với các nền dân chủ khác, sức mạnh Mỹ sẽ tăng lên gấp bội. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời giới thiệu của tác giả: Cách đây gần hai năm, vào giữa nhiệm kỳ của Donald Trump, tôi đã viết một bài dài đăng làm 5 kỳ trên trang “Nghiên cứu Quốc tế” (Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung). Bài đó và một số bài khác đã được Derek Grossman, một chuyên gia phân tích quốc phòng của RAND, tham khảo và trích dẫn trong một báo cáo về khu vực do RAND Corporation xuất bản gần đây (Regional responses to US-China Competition in the Indo-Pacific).

Nay tôi viết bài này khi Joe Biden chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức (20/01/2021), hy vọng góp phần làm sáng tỏ bức tranh đối ngoại của chính quyền mới. Tuy còn quá sớm để đưa ra các nhận định chủ quan, nhưng có thể dựa vào tài liệu tham khảo và cập nhật diễn biến để phác họa chính sách đối ngoại của chính quyền Biden đối với Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific), vốn là tâm điểm của những bất ổn toàn cầu. Bài khảo cứu này giới thiệu những cơ sở ban đầu để phân tích và đánh giá tình hình cũng như chính sách trong bối cảnh mới. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)”

Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?

Tác giả: Lê Như Mai

Trong khoảng ba tháng giữa năm 2020, tình hình bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng trở lại, kết thúc thời kỳ hòa dịu bắt đầu từ năm 2018 và dường như đang bước sang một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới. Những diễn biến này chủ yếu xoay quanh ba chủ thể chính là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Đó là một bức tranh phức tạp mà mục đích, ý đồ của mỗi bên cần phải được xem xét từ các hành động tưởng như mập mờ, khó hiểu. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để dự báo chiều hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?”

Cạnh tranh Mỹ – Trung tại khu vực Mekong

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China-US rivalry on Mekong mainland”, Bangkok Post, 27/11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không như các lĩnh vực chính sách đối ngoại then chốt khác nơi Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đảo ngược hướng đi của Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, tiểu vùng Mekong tại Đông Nam Á lục địa là một nơi Mỹ dễ dàng đạt được đồng thuận để giữ nguyên lập trường. Trong bối cảnh Trung Quốc thống trị không gian Mekong bằng một chuỗi đập thượng nguồn và thao túng tài nguyên nước ở hạ lưu, các nước ven sông bị ảnh hưởng nặng nề, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam, đã tìm cách giảm nhẹ và cân bằng lại thái độ hung hăng nhằm kiểm soát nguồn nước của Trung Quốc. Chính quyền Biden cần chú ý đến Mekong và hợp tác với các đối tác cùng chí hướng nhằm giữ không cho các nước Đông Nam Á lục địa trở thành sân sau của Bắc Kinh. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ – Trung tại khu vực Mekong”

Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng Việt Nam. Một số bày tỏ sự thất vọng trước thất bại của Tổng thống Donald Trump vì cho rằng Việt Nam nhìn chung được hưởng lợi từ các chính sách của Trump, chẳng hạn như lập trường cứng rắn của ông đối với Trung Quốc hay cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Những người khác hy vọng rằng Biden sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc trong khi có các hành vi dễ đoán hơn và ít hung hăng hơn trong việc thúc đẩy các biện pháp thương mại trừng phạt chống lại Việt Nam.

Vẫn cần thêm thời gian để biết chính sách Việt Nam của chính quyền Biden sẽ như thế nào, nhưng có cơ sở để tin rằng chính sách đó sẽ mang nhiều tính kế thừa hơn là thay đổi, và quan hệ song phương sẽ nhiều khả năng tiếp tục được tăng cường bất chấp những trở ngại nhất định. Continue reading “Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden”

Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bức ảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn được treo trên tường nhà hàng Vịt Quay DaDong ở trung tâm Bắc Kinh.

Khi đến thăm thủ đô Trung Quốc để dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 11 năm 2014, ông Abe đã ăn tối tại nhà hàng này cùng vợ, bà Akie, và các phụ tá. Bức ảnh hơi mất nét – có lẽ vì nhân viên nhà hàng lén chụp – được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Bức ảnh cho thấy ông Abe đang chăm chú quan sát một đầu bếp cắt món vịt quay Bắc Kinh cho ông. Vào thời điểm đó, mối quan hệ song phương đang căng thẳng vì Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku và chuyến thăm của Abe tới đền Yasukuni ở Tokyo, nơi tôn vinh những người Nhật đã chết trong chiến tranh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe”

Nhìn lại RCEP: Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam 

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tám năm qua, RCEP là ván cờ của Trung Quốc để đối trọng lại TPP (Trans-Pacific Partnership, nay là CPTPP – Comprehensive Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) do Mỹ cầm đầu. Việc Donald Trump rời bỏ TPP vào đầu năm 2017 là cơ hội vàng cho Trung Quốc. Mấy tháng qua, Mỹ và thế giới đã bị lôi cuốn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ quá nhiều nên sao nhãng các vấn đề khác, trong đó có Hiệp định RCEP.

Khi Trump và Biden tranh giành quyết liệt để xác định ai là chủ Nhà Trắng thì đó là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc thúc đẩy việc ký kết RCEP tại Hà Nội ngày 15/11. Trong khi Ấn Độ đã rút khỏi đàm phán RCEP năm ngoái vì lý do riêng thì 10 nước ASEAN và 5 đối tác Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, và New Zealand) không thể cưỡng lại RCEP vì tổn thương do đại dịch. Continue reading “Nhìn lại RCEP: Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam “

Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”

Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?

Tác giả: Trường Minh p/v Lê Hồng Hiệp

Sẽ có một khoảng trống quyền lực xuất hiện khi ông Trump muốn đưa kết quả lên Toà án Tối cao. Nếu thời gian công bố kết quả bầu cử Mỹ kéo dài, Việt Nam có bị ảnh hưởng không?

TS Lê Hồng Hiệp: Việt Nam nên quan sát diễn biến tại Mỹ cũng như phản ứng của các nước khác để đánh giá tình hình và có động thái phù hợp với chính quyền mới.

Sự thận trọng là dễ hiểu nhưng nếu thận trọng trên mức cần thiết sẽ làm giảm cơ hội tạo dấu ấn và can dự hiệu quả với chính quyền mới ngay từ đầu.

Ngoài ra, quan hệ song phương cũng có thể bị đình trệ một ít vì nếu tình trạng bế tắc kéo dài thì sẽ có sự bất định về bộ máy hoạch định chính sách, về vai trò lãnh đạo ở các bộ ngành chủ chốt của Mỹ. Continue reading “Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?”

Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden

Nguồn: Robert A Manning, “A Biden presidency’s impact on the Asia Pacific”, East Asia Forum, 08/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Có thể mất vài tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có kết quả cuối cùng, mặc dù tình hình cho thấy có thể có một chính phủ chia rẽ giữa Tổng thống Joe Biden và một Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Tuy vậy, chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu Á Thái Bình Dương sẽ có nhiều sự tiếp nối hơn thay đổi, dù sự chuyển biến về giọng điệu sẽ là rõ rệt.

Tổng thống Biden sẽ không xóa bỏ mọi thứ trong bốn năm qua, và cũng sẽ không thể xóa bỏ được thứ chủ nghĩa dân túy đã ăn sâu ở Hoa Kỳ, nhưng sẽ làm được nhiều điều để ngăn chặn sự “chảy máu” tiếp diễn. Mong muốn khắc phục các vấn đề của Biden sẽ bị hạn chế bởi việc Đảng Dân chủ không kiểm soát được Thượng viện. Continue reading “Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden”

Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Watch what you wish for, including a Biden victory”, Nikkei Asia, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Donald Trump đã làm được nhiều điều để khôi phục sự khả tín của quyền lực Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không tự động trở lại trạng thái tinh khôi, đáng ngưỡng mộ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Chúng ta không nên lý tưởng hóa các chính sách trước thời Trump.

Nghe Barack Obama nói về “xoay trục” sang châu Á quả là thú vị. Thật tuyệt khi ông dành thời gian đến dự các cuộc họp ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, là một thành tựu đáng kể.

Nhưng một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Obama quả thật tồi tệ. Obama không có khát vọng thực thi quyền lực. Thậm chí còn có lý do để tự hỏi liệu chính quyền của ông, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai, có thực sự hiểu về quan hệ quốc tế hay không. Quan hệ quốc tế không phải chỉ là về quyền lực mềm. Continue reading “Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?”

Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong bốn năm dưới thời tổng thống Donald Trump, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi lớn, nhưng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nói chung vẫn đi theo hướng được mở rộng thêm, thậm chí hiệu quả hơn và có thực chất hơn, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 22/10/2020.

RFI :  Thưa ông Lê Hồng Hiệp, trong bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump, quan hệ Mỹ- Việt đã có những thay đổi gì đáng kể về chiến lược, an ninh, cũng như về kinh tế? Continue reading “Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump”

Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

21h tối hôm 30/10, Thời báo Hoàn cầu đăng xã luận dưới tiêu đề “Pompeo là liều thuốc độc mà các nước châu Á cần thận trọng đối xử”. Nội dung như sau:

Sau khi hoàn tất chuyến thăm Việt Nam đột xuất tăng thêm, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã kết thúc chuyến công du châu Á của ông, bắt đầu từ hôm Thứ Hai tuần này (26/10). Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên biển, nhưng giữa hai nước lại có buôn bán đối ngoại quy mô lớn nhất đối với Việt Nam, hai nước còn đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa hai bên sâu nặng, quan trọng mà tế nhị. Continue reading “Trung Quốc bình luận chuyến thăm châu Á của Pompeo”

ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ

Tác giả: NB Phan Đăng p/v ĐS Daniel J. Kritenbrink

Quan hệ Việt – Mỹ không phải một phép màu

– Nhà báo Phan Đăng: Thưa Đại sứ, mới đây tôi có xem và rất ấn tượng với một video mô tả việc ông đã tự tay làm chiếc bánh Trung thu Việt Nam.

– Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Đúng là tôi có làm nhưng phải có sự giúp đỡ rất lớn từ các cộng sự, chứ một mình tôi thì chắc không làm được. Trước khi làm, chúng tôi đã tới khu phố cổ Hà Nội để nhờ một nghệ nhân làm những khuôn bánh bằng gỗ. Chúng tôi thực sự đã có những trải nghiệm rất thú vị. Khoảng 1-2 năm trước, vào dịp tết cổ truyền Việt Nam, tôi cũng từng làm bánh chưng ngay ở cái sân phía sau. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam. Continue reading “ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ”

Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo là gì?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Hà Nội vào tối 29/10 để tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài đến chiều hôm sau. Chuyến đi ngắn, được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, dường như là kết quả của một quyết định vào phút chót. Hà Nội ban đầu không nằm trong lịch trình chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Pompeo, bao gồm các điểm dừng chân ở Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn là một biểu hiện khác cho thấy mối quan hệ ngày càng thắt chặt giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng chiến lược gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo Chính phủ Việt Nam, lý do chính thức cho chuyến thăm của ông Pompeo là để kỷ niệm 25 năm ngàybình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995. Tuy nhiên, nếu xét chủ đề chính của chuyến công du khu vực của ông Pompeo cũng như lợi ích chung của cả hai nước, hai bên nhiều khả năng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế và chiến lược cũng như nhằm thúc đẩy hợp tác song phương phù hợp với tầm nhìn chung của hai bên về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do. Continue reading “Mục đích chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo là gì?”

Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan

Nguồn: Paul Wolfowitz, “The Korean War’s Lesson for Taiwan”, The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại.

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim “thực chiến” mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử: chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế — răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan”

Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam

LTS: Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là những vấn đề chiến lược, liên quan đến nước lớn. Những nhận xét, đánh giá của ông thường độc đáo, sâu sắc và có tính đột phá. Cuộc trả lời phỏng vấn mà ông dành riêng cho VietTimes là bài mở đầu cho việc trích đăng loạt bài từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Ông Donald Trump sẽ tiếp tục giành chiến thắng

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây, về cơ hội trúng cử của đương kim Tổng thống D. Trump, ứng cử viên đảng Dân chủ J. Biden?

TS. Đỗ Lê Chi: Trước khi phân tích về cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020 sắp tới, chúng ta nhìn lại một chút về cuộc bầu cử năm 2016. Khi đó bản thân ông Trump chưa chuẩn bị sẵn tâm thế để làm tổng thống. Hay nói cách khác, khi ra tranh cử ông cũng không thực sự nghĩ mình sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam”

Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?

Nguồn: John McCarthy,  “Biden and Australia”, Asialink, 08/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Quang Dy

Căn cứ vào đánh giá về xác suất hiện nay, ông Joe Biden sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Chúng ta cần đề cập đến các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện này đối với quan hệ đối ngoại của Australia.

Chúng ta không nên trông đợi vào điều chỉnh tức thì trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các ưu tiên của Biden là đổi mới trong chính sách đối nội, như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được các thay đổi về xã hội vì nước Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng hơn bao giờ hết từ sau nội chiến, mà sự phân hóa còn tệ hơn nếu kết quả bầu cử bị tranh chấp. Continue reading “Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?”

Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng từ 8,5 đến 9,5% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Cùng với nhu cầu giảm phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than, điều này đã khiến Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng đang tìm cách hợp tác với các đối tác có trụ sở tại Hoa Kỳ để phát triển nguồn cung dầu khí và các nhà máy điện khí – một nỗ lực được thúc đẩy bởi các tính toán chiến lược lẫn kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam hiện đang làm việc với ExxonMobil để phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi bờ biển miền Trung với trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Khí từ mỏ này sẽ được sử dụng để chạy 3 nhà máy điện khí dự kiến ​​được xây dựng tại Khu Kinh tế Dung Quất gần đó. Vào tháng 11 năm 2019, công ty AES Corp của Mỹ cũng đã nhận được giấy phép xây dựng khu liên hợp điện khí Sơn Mỹ 2 có công suất 2,25 GW tại tỉnh Bình Thuận. Nhà máy sẽ chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ”