Khủng hoảng Đài Loan phủ bóng lên khu vực Đông Nam Á

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cạnh tranh Mỹ – Trung gia tăng và căng thẳng leo thang trong quan hệ Trung – Đài đang đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế khó.

Chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào đầu tháng 8 đã khép lại. Tuy vậy, ảnh hưởng của hoạt động này vẫn làm dậy sóng khu vực eo biển, thổi bùng bất đồng trong quan hệ vốn căng thẳng giữa Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ. Việc bà Pelosi – chính khách cao cấp thứ ba của Washington – lựa chọn Đài Loan là một trong những điểm đến trong chuyến công du châu Á vừa qua góp phần củng cố quan hệ Mỹ – Đài, tái khẳng định sự công nhận của Washington dành cho vị thế chính trị của Đài Bắc. Động thái nói trên phản ánh thái độ cứng rắn và sức mạnh của Mỹ trước sức ép từ Bắc Kinh, yếu tố có thể làm lan toả các tác động địa chính trị đối với các quốc gia Đông Nam Á. Continue reading “Khủng hoảng Đài Loan phủ bóng lên khu vực Đông Nam Á”

Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng – Phạm Đỗ Ân

Với chính phủ mới của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, triển vọng nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện là rất tích cực.

Trong nhiệm kỳ cựu Thủ tướng Scott Morrison, Australia từng kỳ vọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện – cấp độ cao nhất trong thang đo về quan hệ ngoại giao của Hà Nội. Năm 2019, hai nước công bố Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2020-2023, tập trung vào các trụ cột là hợp tác kinh tế, chiến lược và đổi mới. Vào tháng 12/2021, Canberra và Hà Nội tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu chung thông qua việc khởi động Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế Australia – Việt Nam, trong đó hai bên hướng tới tăng gấp đôi đầu tư song phương và trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Continue reading “Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam”

Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việc tham gia vào sáng kiến mới của Mỹ thể hiện khát vọng đạt được lợi ích kinh tế cũng như vị thế vững chắc của Việt Nam trong cấu trúc kinh tế khu vực. Tuy nhiên, sự can dự một cách toàn diện của Việt Nam là không chắc chắn.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khởi động việc thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), vốn đã được mong đợi từ lâu, nhằm tăng cường cam kết kinh tế của Washington với các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, IPEF tập trung vào “bốn trụ cột” để thúc đẩy các tương tác kinh tế mang tính kết nối, linh hoạt, trong sạch và công bằng với các đối tác trong khu vực. Continue reading “Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF”

Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việt Nam đã lựa chọn “cân bằng thận trọng” đối với xung đột Ukraine. Nhưng Việt Nam có thể nỗ lực không chọn phe trong bao lâu?

Từ khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2, Việt Nam luôn nhấn mạnh lập trường “không chọn bên” trong cuộc xung đột, cố gắng giữ khoảng cách trước tình huống đối đầu giữa các cường quốc tại khu vực Đông Âu. Dù vậy, các tranh luận vẫn nổ ra xung quanh việc Hà Nội cố gắng “đi dây” giữa Nga và Mỹ. Continue reading “Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt”

Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cuộc chiến tại Ukraine đặt Hà Nội vào thế khó trong quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Tranh cãi đã dấy lên liên quan đến phản ứng của Việt Nam sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2. Hà Nội chọn cách không gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông Putin tại Ukraine là “xâm lược”, bỏ phiếu trắng trong nghị quyết đầu tiên của Liên Hợp Quốc hôm 2/3 nhằm lên án Moscow tấn công quân sự Kiev, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tiếp tục bỏ phiếu chống đối với nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 7/4. Continue reading “Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam”

Đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam – Australia trong năm 2022

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cơ hội nâng tầm quan hệ đối tác Việt Nam – Australia đang trong tầm với, nhưng hai bên cần triển khai các bước đi cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này.

Australia đang nỗ lực tạo dựng cột mốc mới trong quan hệ với Việt Nam. Vào tháng 5/2021, Thủ tướng Australia Scott Morrison đề xuất nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện (CSP) vào năm 2023. Nếu muốn biến mục tiêu này thành hiện thực, lãnh đạo hai nước cần thúc đẩy hợp tác song phương chặt chẽ hơn trên một số lĩnh vực chính.

Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, quan hệ Việt Nam – Australia đã phát triển mạnh mẽ. Việc Hà Nội theo đuổi nguyên tắc đối ngoại “thêm bạn, bớt thù” góp phần mở rộng liên kết và làm sâu sắc hơn mức độ tin cậy giữa hai bên. Việt Nam là mục tiêu trọng tâm trong nỗ lực đẩy mạnh chiến lược tiếp cận Đông Nam Á của Australia, nhất là khi nước này khôi phục viện trợ song phương cho Việt Nam từ năm 1991. Continue reading “Đánh giá triển vọng quan hệ Việt Nam – Australia trong năm 2022”

Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Tham vọng của Indonesia nhằm xây dựng một liên minh hàng hải cùng các quốc gia ASEAN là cách phản ứng phù hợp với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã thúc đẩy Indonesia mời các quan chức phụ trách an ninh hàng hải của năm quốc gia ASEAN (Brunei, Philippines, Malaysia, Singapore và Việt Nam) tham dự cuộc họp dự kiến tổ chức vào tháng 2/2022. Đại diện các nước sẽ cùng thảo luận về biện pháp ứng xử phù hợp trước thái độ quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Continue reading “Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?”

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng & Phan Văn Tìm

Khu vực xung quanh eo biển Đài Loan đang là điểm nóng an ninh tại châu Á do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt và Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự. Trong bài phát biểu đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất Đài Loan là sứ mệnh lịch sử và Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết để đánh bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm khiến Đài Loan trở nên độc lập.

Nhân tố Đài Loan

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2021 (sau đây gọi là Sách trắng) phát hành vào ngày 13/7 đã thể hiện lập trường của quốc gia này về an ninh khu vực. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử công bố sách trắng quốc phòng, Nhật Bản công khai đề cập về tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Continue reading “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài”

Joint Development Possibilities in the South China Sea: a Vietnamese Perspective

forage vietnam afp

Author: Truong-Minh Vu & Huynh Tam Sang

Source: East Asia Policy, Volume 6, Number 2, Apr/Jun 2014, 117-123.

Abstract: Southeast Asian countries have refused to accept China’s proposal to set aside disputes and pursue joint development since 2009. Why? This paper argues that China is becoming too powerful and has increasingly possessed more hard power such as economic and military capability. It, however, has not agreed to limit its power by institutional frameworks. Southeast Asian countries have little sympathy for China’s cooperative projects given the lack of “constitutional order”. Continue reading “Joint Development Possibilities in the South China Sea: a Vietnamese Perspective”

Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

japan-navy-w-620x349

Sự kiện Liên minh cầm quyền Nhật Bản diễn dịch lại Hiến pháp Hòa bình vào đầu tháng 7 đã dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nổi bật trong số đó là những người ủng hộ một vị trí độc lập và chủ động hơn cho Nhật Bản. Số khác lại lo sợ một nguy cơ xung đột đang leo thang tại Đông Á. Thế nhưng, quyết định của Nhật là hoàn toàn có cơ sở. Tham vọng độc chiếm Biển Đông và quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã buộc Nhật Bản phải quyết đoán hơn. Continue reading “Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động”

Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines

Tác giả: Hà Văn Long & Huỳnh Tâm Sáng

240614_pnoy01

Việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách tại biển Đông đang thách thức an ninh của khu vực nói chung và an ninh hàng hải nói riêng. Các nước nhỏ đang bị “Trung Quốc bắt nạt”, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hiểu rằng để đối phó với một “con rồng hung hăng” thì ngoài tăng cường sức mạnh nội tại của quốc gia, việc hợp tác với những nước đang có “chung vấn đề” với nhau sẽ giúp họ có thêm những sức mạnh cần thiết và kịp thời để đối phó với những thách thức an ninh chung của khu vực. Và một nước lớn đang cùng có “chung vấn đề” đó không ai khác chính là Nhật Bản. Continue reading “Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines”