Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á

363585_Iran-CICA

Tác giả: Timothy R. Heath | Biên dịch: Anh Thư

Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý, qua đó muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh Trung Quốc.

Trong khi bài phát biểu của các diễn giả từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La thu hút được đông đảo sự chú ý thì người ta ít quan tâm hơn đến những bình luận ủng hộ “khái niệm an ninh mới ở Châu Á” của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung. Ông Vương nhắc lại quan điểm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý tại Hội nghị lần thứ 4 về Phối hợp Hành động và Các Biện pháp Xây dựng Lòng tin (CICA) hôm 20-21/5 ở Thượng Hải, Trung Quốc (Xinhua, 21/5/2014). Continue reading “Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á”

Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?

Tác giả: Julian Ku | Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung

Hiến chương Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm các nước tham gia phòng vệ giúp Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược hòn đảo này.

Dạo này tôi đang ngập đầu trong các dự án và hoạt động khác nhau tại Đài Loan (hầu hết là liên quan đến chuyện ăn uống), để đến tận hôm nay tôi mới để ý đến một bài báo thú vị thu hút đến 110 bình luận của Zachary Keck về việc Nhật Bản mới đây quyết định diễn giải lại Hiến pháp để cho phép các hoạt động quân sự mở rộng ở nước ngoài sẽ giúp Nhật Bản hỗ trợ phòng vệ cho Đài Loan chống lại một cuộc tấn công từ Trung Quốc như thế nào. Đó là một bài báo hay, nhưng nó cũng khiến tôi nghĩ đến một điểm yếu thú vị chống lại lập luận của tác giả. Hầu như chắc chắn là luật pháp quốc tế nghiêm cấm bất cứ hành động quân sự nào của Nhật Bản (hoặc Hoa Kỳ) nhằm bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?”

Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm

Tác giả: Rory Medcalf | Biên dịch: Phạm Duy

post-116-0-05757100-1388425030

Trung Quốc phô diễn sức mạnh và thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực quá sớm tạo ra rủi ro đối với trật tự an ninh ở khu vực. Giới hoạch định chính sách các nước, đặc biệt là Mỹ, cần phải theo sát các hành động của Trung Quốc và có đối sách kịp thời.

Giữa năm 2014, cuộc cạnh tranh chiến lược ở Châu Á diễn ra rất gay gắt. Trên thực địa, tàu Trung Quốc tấn công, đâm va các tàu Việt Nam xung quanh khu vực giàn khoan HD981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn phong tỏa, ngăn chặn Philippines tiếp tế cho đơn vị đồn trú của nước này ở bãi cạn tranh chấp (bãi Cỏ Mây) ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc cũng bác bỏ việc Philippines kiện ra tòa trọng tài. Trên phía bắc, máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản suýt chút nữa thì đâm nhau. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc và Nga thì tập trận ngay gần đó (ngoài khơi Thượng Hải trên biển Hoa Đông). Continue reading “Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm”

Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á

Tác giả: Kurt M. Campbell & Ely Ratner | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

china-seeks-to-counterbalance-the-us-pivot-to-asia

Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn đầu của một đề án quốc gia quan trọng: tái định hướng chính sách đối ngoại của mình để dồn thêm quan tâm và nguồn lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc trình bày lại một cách có hệ thống các ưu tiên của Mỹ đang diễn ra trong một giai đoạn mà Mỹ khẩn thiết đánh giá lại các vấn đề chiến lược, sau hơn một thập kỷ lún sâu vào khu vực Nam Á và Trung Đông. Việc này đặt cơ sở trên quan niệm cho rằng lịch sử của thế kỷ 21 phần lớn sẽ được viết tại châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực sẵn sàng đón chào sự lãnh đạo của Mỹ và sẽ tưởng thưởng cho sự tham gia của Mỹ bằng một lợi nhuận tích cực trên các đầu tư chính trị, kinh tế, và quân sự. Continue reading “Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á”

Locating Vietnam-Japan strategic partnership in the changing East Asian political landscape

vietnam-japan-leaders-reuters-180314

Author: Do Thi Thuy

Source: Japan Institute of International Affairs Working Paper series

Abstract: Unlike the other complicated bilateral relationships in East Asia, Vietnam and Japan are the two generally ‘problem-free’ neighbours. Despite having been ‘strategic partners’ since 2006, due to domestic and external constraints, until recently this strategic partnership was mainly confined to the economic domain. However, with the changing regional political landscape stemming from China’s growing unilateralism and assertiveness in territorial disputes, the ambiguity of U.S. commitment to Asia, Continue reading “Locating Vietnam-Japan strategic partnership in the changing East Asian political landscape”

#185 – Tranh chấp biển ở Đông Á: Đánh cá trên vùng biển động

Running from the law: Chinese fishing boats tied themselves together to try and evade capture from South Korea

Nguồn: Alan Dupont & Christopher G. Baker[1] (2014). “East Asia’s Maritime Disputes: Fishing in Troubled Waters”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No.1, pp. 79–98.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khó ai có thể phủ nhận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là động lực chính dẫn đến thay đổi chiến lược của kỷ nguyên hiện nay, cũng giống như Hoa Kỳ với uy thế ảnh hưởng tương tự đã định hình cuộc chuyển đổi ở kỷ nguyên trước. Nhưng những lạc quan ban đầu tin rằng Vương quốc Trung tâm sẽ khôi phục vị trí cường quốc lớn của mình trong hòa bình giờ đây đang dần phai nhạt, khi mà ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh quyết tâm đẩy mạnh những tuyên bố đối với chủ quyền và tài nguyên trên biển của mình tại những khu vực biển có tầm quan trọng sống còn ở Tây Thái Bình Dương. Continue reading “#185 – Tranh chấp biển ở Đông Á: Đánh cá trên vùng biển động”

Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

japan-navy-w-620x349

Sự kiện Liên minh cầm quyền Nhật Bản diễn dịch lại Hiến pháp Hòa bình vào đầu tháng 7 đã dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nổi bật trong số đó là những người ủng hộ một vị trí độc lập và chủ động hơn cho Nhật Bản. Số khác lại lo sợ một nguy cơ xung đột đang leo thang tại Đông Á. Thế nhưng, quyết định của Nhật là hoàn toàn có cơ sở. Tham vọng độc chiếm Biển Đông và quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã buộc Nhật Bản phải quyết đoán hơn. Continue reading “Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động”

Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á

Tác giả: Michael Raska | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

333615_Varshavyanka-submarine

Một khía cạnh quan trọng của cuộc “cạnh tranh vũ trang” ở khu vực Đông Á là sự xuất hiện của các lớp tàu ngầm diesel-điện thông thường thế hệ mới (SSKs), vốn đang ngày càng trở thành một lựa chọn vũ khí phổ biến – được xem là một tác nhân nhằm tăng cường sức mạnh quân sự với khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ đa dạng đồng thời giúp chống lại những lực lượng hùng mạnh hơn.

Bất chấp tốc độ phát triển kinh tế tại Đông Á cũng như quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của khu vực này vào nền kinh tế toàn cầu, thực tế chiến lược của khu vực đã phản ánh những xu hướng cạnh tranh nhau.

Continue reading “Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á”

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?

Tác giả: Barry Desker | Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền

China'Russia

Đối thoại thường niên Shangri-La được tổ chức tại Singapore vào cuối tháng Năm vừa qua đã chứng kiến những cuộc tranh luận sắc bén giữa các đại biểu đến từ Hoa Kỳ và Nhật Bản với các đại biểu đến từ Trung Quốc về các yêu sách đối địch nhau của Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Những đại diện tham dự của Việt Nam, Philippines và Mỹ cũng đã chỉ trích các yêu sách thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông. Continue reading “Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?”

Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines

Tác giả: Hà Văn Long & Huỳnh Tâm Sáng

240614_pnoy01

Việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách tại biển Đông đang thách thức an ninh của khu vực nói chung và an ninh hàng hải nói riêng. Các nước nhỏ đang bị “Trung Quốc bắt nạt”, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hiểu rằng để đối phó với một “con rồng hung hăng” thì ngoài tăng cường sức mạnh nội tại của quốc gia, việc hợp tác với những nước đang có “chung vấn đề” với nhau sẽ giúp họ có thêm những sức mạnh cần thiết và kịp thời để đối phó với những thách thức an ninh chung của khu vực. Và một nước lớn đang cùng có “chung vấn đề” đó không ai khác chính là Nhật Bản. Continue reading “Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines”

Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?

VN_PLP

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cùng với những hành động hiếu chiến đi kèm đã làm biến đổi quan hệ Việt – Trung nói riêng và môi trường chiến lược của Việt Nam nói chung. Theo đó, đã đến lúc Việt Nam cần đánh giá lại bản chất quan hệ Việt- Trung cũng như định hướng chính sách đối ngoại để ứng phó với những thay đổi trong quan hệ song phương cũng như môi trường chiến lược. Continue reading “Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?”

Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?

Tác giả: Lê Tuấn Huy*

Japan_Philippines_Vietnam

Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh. Continue reading “Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?”

Các vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á

Tác giả: Jennifer Lind | Biên dịch: Trần Anh Phúc

img-obamashinzoabe090513_113027343217.jpg_item_large

Những lời hứa bảo vệ đồng minh ở Đông Á của Hoa Kỳ là nền tảng của an ninh khu vực. Tuy nhiên, những lời bàn tán về độ tin cậy của những lời hứa đó đang ngày càng tăng. Trong khi đó, Trung Quốc lại tiếp tục khẳng định các yêu sách của mình đối với các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Hoa Nam (Biển Đông) thông qua cái gọi là chiến thuật “cắt từng lát” (chiến thuật salami): lần lượt tiến hành các động thái khiêu khích nối tiếp, giống như cắt từng lát salami. Mỗi hành động khiêu khích góp phần nâng cao lập trường của Trung Quốc nhưng lại là quá nhỏ để phải nhận một phản ứng mạnh mẽ. Nhiều nhà bình luận cho rằng Hoa Kỳ phải tăng cường răn đe bằng cách đưa ra những cam kết rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với các đồng minh của mình. Continue reading “Các vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á”

#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey Reeves (2013). “China’s Unraveling Engagement Strategy”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 4, pp. 139–149.>>PDF

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ở cả Trung Quốc và phương Tây, rằng các yếu tố của chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại,[1] là quan trọng nhưng lại hạn chế theo hai hướng nổi bật như sau. Thứ nhất, ý kiến này chỉ tập trung vào các lập trường chính sách mang tính chia rẽ nhất của Trung Quốc, Continue reading “#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”

“New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?

Author: Đỗ Thị Thủy*

Introduction

China and Japan have undergone a long history of bilateral relations fraught with traumas and bitterness. The memory of Japanese aggression in China during the World War II is still haunting many hearts and minds in both countries. The unresolved history issue thus ranks very high in their bilateral agenda. Taking a retrospective look at the evolution of the history issue, it seems that the management of this issue represents the patterns of cooperation and struggle between the two East Asian powers. While many former enemies have become true friends in international relations today, this is not the case of China and Japan. The Cold War period elapsed without Sino-Japanese reconciliation as the way France and Germany did although there had been time China and Japan were ‘de facto allies’ against Soviet hegemony in East Asia. The post-Cold War period witnesses the rapid rise of China, Japan’s strive to become a “normal country”, and a tensed dispute between the two countries over the history issue. It is against this context that this study aims to examine what stays behind the history issue in China-Japan relations. Continue reading ““New thinking” about the history issue: Japan’s lost chance in China?”

Tóm tắt báo cáo “Quyền lực và Trật tự tại châu Á” (CSIS)

Biên dịch & tóm tắt: Thụy Điển | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời dẫn: Châu Á hiện là một khu vực hết sức năng động. Nơi đây hội tụ cả các mâu thuẫn và xu hướng hợp tác. Trong khi Hoa Kỳ đang thực hiện chính sách tái cân bằng thì việc tìm ra các vấn đề then chốt sẽ giúp quốc gia này thành công. Báo cáo tháng 6, năm 2014 mang tên “Quyền lực và Trật tự châu Á – Cuộc khảo sát về kỳ vọng khu vực” của Chương trình nghiên cứu châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) do hai học giả Michael J. Green và Nicholas Szecheyi thực hiện đã khảo sát quan điểm của 402 chuyên gia chính sách đối ngoại tại  11 quốc gia châu Á. Phần dưới đây dịch và giới thiệu tóm tắt 9 luận điểm chính của báo cáo và những khuyến nghị chính sách cho chính phủ Mỹ. Toàn văn báo cáo có thể tham khảo tại ĐÂY. Continue reading “Tóm tắt báo cáo “Quyền lực và Trật tự tại châu Á” (CSIS)”

Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Các hành động xác lập chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt qua vụ giàn khoan 981, đã làm chocác nước trong khu vực quan ngại, kéo theo đó là nhiều tiếng nói yêu cầu sự hiện diện mạnh mẻ hơn của Mỹ. Tuy vậy, từ năm 2011, khi chính phủ ông Obama công bố chính sách xoay trục (sau đó là tái cân bằng) luôn có những luồng đánh giá khác nhau. Một mặt, có ý kiến cho rằng chính sách này đang đi đúng hướng và tạo ra sự đồng thuận lớn với các nước trong vùng, từ đó tạo điều kiện cho Mỹ tái khẳng định lại vai trò lãnh đạo của mình tại khu vực Thái Bình Dương. Continue reading “Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông”

Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama

eng-smartpower

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng[1]

Tóm tắt

Một loạt các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương dồn dập, mang tính biểu tượng cao tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hai tháng cuối năm 2011 vừa qua có thể được xem là “cú ra đòn” quyết định trong nỗ lực chuẩn bị liên tục gần ba năm qua của Chính quyền Obama nhằm xây dựng, thử nghiệm và công bố Học thuyết đối ngoại Obama được gói gọn trong hai luận điểm cơ bản, nổi bật nhất: sức mạnh thông minh (smart power) và thế kỷ Thái Bình Dương (Pacific Century, hay nói cách khác là sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương). Sự thông minh, khôn ngoan của Mỹ trong việc sử dụng sức mạnh hiện có được thể hiện qua 7 phương diện chính là lựa chọn thông điệp, cân bằng thể chế, lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, lựa chọn công cụ, phương thức và địa bàn triển khai. Sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương thực chất là sự lựa chọn địa bàn khôn ngoan của chính quyền Obama nhưng vẫn phản ánh đầy đủ 7 phương diện của “sức mạnh thông minh” nói trên qua thực tiễn triển khai chính sách đối với mạng lưới quan hệ song phương và cấu trúc khu vực. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2012 sẽ góp phần trả lời câu hỏi về tương lai của học thuyết này. Continue reading “Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama”

Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

us_china_relations_onpage_c4

Thời gian qua, một số học giả, trong đó nổi bật là GS. Hugh White, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc và hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, đã lập luận rằng do Trung Quốc nổi lên trở thành một siêu cường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã đến lúc nước này được đóng một vai trò lớn hơn trong trật tự khu vực, tới một mức độ mà theo đó Mỹ nên từ bỏ vị thế bá chủ để chia sẻ vai trò lãnh đạo khu vực của mình với Trung Quốc. Continue reading “Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?”