Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?

Nguồn: Richard Heydarian, “Why Biden has been a disappointment to Southeast Asia so far, South China Morning Post, 08/07/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

“Họ đã chẳng học được gì và cũng chẳng quên gì”, nhà ngoại giao Pháp Charles Maurice de Talleyrand-Périgord từng than thở như vậy trước việc Nhà Bourbon không có khả năng rút ra các bài học từ lịch sử. Chẳng bao lâu sau, nước Pháp đã bị cuốn vào một cuộc cách mạng khác, do cháu trai của Napoléon Bonaparte lãnh đạo, cuộc cách mạng này đã quét sạch hoàn toàn nền tảng chế độ cũ.

Hai thế kỷ sau, siêu cường số một thế giới đã thể hiện sự bất lực tương tự trong việc rút ra bài học, thậm chí từ những gì họ ghi nhớ một cách hoàn hảo. Và chính Đông Nam Á là nơi mà tình trạng hờ hững và quên lãng này được phô bày trọn vẹn. Continue reading “Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?”

Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba tuần sau khi lên kế nhiệm Donald Trump, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng thứ Năm (11/02/2021) theo giờ Bắc Kinh.

Cuộc gọi trùng ngay Tết Nguyên đán, dịp lễ quan trọng nhất để dành thời gian cho gia đình ở Trung Quốc. Ngoài ra thứ Năm cũng là ngày đầu tiên trong chuỗi ngày lễ năm mới kéo dài một tuần.

Bên nào đã mời trước? Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/02/21): Ẩn ý từ cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tập và Biden”

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Nguồn: VOA Chinese| Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCSTQ tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCSTQ đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. Continue reading “Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông”

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng & Phan Văn Tìm

Khu vực xung quanh eo biển Đài Loan đang là điểm nóng an ninh tại châu Á do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt và Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự. Trong bài phát biểu đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất Đài Loan là sứ mệnh lịch sử và Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết để đánh bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm khiến Đài Loan trở nên độc lập.

Nhân tố Đài Loan

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2021 (sau đây gọi là Sách trắng) phát hành vào ngày 13/7 đã thể hiện lập trường của quốc gia này về an ninh khu vực. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử công bố sách trắng quốc phòng, Nhật Bản công khai đề cập về tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Continue reading “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài”

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. Continue reading “Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?”

Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trong bài Học thuyết Biden có gì mới? tôi đã đề cập đến Học thuyết Biden đang định hình. Trong bài này, tôi đề cập đến chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á, qua diễn ngôn của Kurt Campbell (điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), và quan hệ Mỹ – Việt, qua báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Quan điểm của Kurt Campbell

Kurt Campbell từng làm trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương dưới thời Obama. Ông chính là kiến trúc sư của chủ trương “Chuyển trục sang Châu Á”. Nay trong team Biden, ông là điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Phát biểu tại Asia Society (ngày 6/7/2021), Campbell nói rằng Chính quyền Biden đã nhận thấy “muốn có một chính sách Châu Á hiệu quả, và muốn chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiệu quả, chúng ta phải làm việc nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á”. Continue reading “Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  “

Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông

Tác giả: Hoàng Lan

Việc chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo phương tiện tự hành cũng như những thành công bước đầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ khiến cho cục diện Biển Đông càng trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh quy định của luật pháp quốc tế vẫn còn nhiều “lỗ hổng” quanh khái niệm này.

Tàu tự hành (“tàu không người lái”) không phải là một khái niệm mới xuất hiện, song ở khu vực Biển Đông, ứng dụng công nghệ này mới chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển. Trong đó, Trung Quốc hiện là nước tập trung cao độ vào việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ không người lái vào các hoạt động quân sự và dân sự trên biển. Continue reading “Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông”

Donald Trump: Tại sao tôi lại kiện các công ty công nghệ lớn?

Nguồn: Donald J. Trump, “Donald J. Trump: Why I’m Suing Big Tech”, Wall Street Journal, 08/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu Facebook, Twitter và YouTube có thể kiểm duyệt tôi, họ có thể kiểm duyệt bạn — và tin tôi đi, họ đang làm như vậy.

Một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền dân chủ của chúng ta ngày nay là một nhóm các tập đoàn công nghệ lớn hùng mạnh đã hợp tác với chính phủ để kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người dân Mỹ. Điều này không chỉ sai, nó còn vi hiến. Để khôi phục quyền tự do ngôn luận cho bản thân tôi và cho mọi người Mỹ, tôi đang kiện các công ty Big Tech để ngăn chặn điều này.

Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành trung tâm của tự do ngôn luận như các hội trường thành phố, báo chí và truyền hình trong các thế hệ trước. Internet là một quảng trường công cộng mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nền tảng Big Tech ngày càng trở nên trơ trẽn và vô liêm sỉ trong việc kiểm duyệt và phân biệt đối xử với các ý tưởng, thông tin và người dân trên mạng xã hội — cấm người dùng, loại các tổ chức ra khỏi nền tảng của họ, và mạnh tay ngăn chặn luồng thông tin tự do mà nền dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào. Continue reading “Donald Trump: Tại sao tôi lại kiện các công ty công nghệ lớn?”

Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á

Nguồn: Lami Kim, “The Case for a US-South Korea Digital Alliance in Southeast Asia”, The Diplomat, 21/5/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Hàn Quốc đã nổi lên như là một đối tác lý tưởng của Mỹ trong nỗ lực kìm hãm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đông Nam Á đang trong quá trình đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong đại dịch COVID-19, khu vực này đã chứng kiến một sự tăng trưởng chưa từng có trong việc sử dụng các dịch vụ số, như truy vết tiếp xúc trên điện thoại, khám chữa bệnh từ xa, gọi video trực tuyến và thương mại điện tử. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thống trị trong quá trình chuyển đổi số tại Đông Nam Á, khiến các quốc gia tại khu vực này lệ thuộc nhiều hơn về kinh tế và công nghệ vào Trung Quốc, cũng như khiến họ dễ bị tổn tương trước các thủ đoạn theo dõi và gián điệp mạng của nước này. Những biện pháp này có thể giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, thông qua việc hợp tác với Hàn Quốc, đồng minh lâu đời của Washington và là nhà cung cấp thiết bị công nghệ cao, hai quốc gia có thể chống lại sự thống trị kỹ thuật số của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Continue reading “Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á”

Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại

Nguồn: Hal Brands, “The Emerging Biden Doctrine”, Foreign Affairs, 29/06/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong chuyến thăm châu Âu gần đây trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh chủ đề chính trong chính sách ngoại giao của mình. Theo ông, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một phần của cuộc đấu quy mô lớn chống lại các “nhà độc tài” để chứng minh “tính cạnh tranh của các nền dân chủ trong thế kỷ 21 đầy biến động.” Nó không chỉ là lời nói suông. Biden đã liên tục lập luận rằng thế giới đã đi đến “bước ngoặt” phân định việc thế kỷ này sẽ là thế kỷ mà dân chủ sẽ thống trị hay là thời đại mà các nền chuyên chế trỗi dậy. Biden dự báo rằng các nhà sử học tương lai sẽ “viết luận án tiến sĩ phân tích ai thành công, các nền độc tài chuyên chế hay các nền dân chủ?” Continue reading “Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại”

Học thuyết Biden có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Các tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều muốn có dấu ấn riêng của mình bằng một học thuyết nào đó. Joe Biden không phải ngoại lệ. Với kinh nghiệm hoạt động hơn năm thập kỷ trong chính trường Mỹ, bao gồm tám năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Joe Biden càng hiểu rõ phải làm thế nào. Sau hơn nửa năm cầm quyền, học thuyết Biden đã hình thành.

Bối cảnh mới

Donald Trump lên cầm quyền trong một bối cảnh đặc biệt khi nước Mỹ bị phân hóa. Là một doanh nhân, Trump đã nhạy bén nắm bắt được tâm trạng bất bình của cử tri Mỹ, nên đã đưa ra đúng lúc các khẩu hiệu dân túy: “Tát cạn đầm lầy Washington”, và “Nước Mỹ trên hết” theo xu hướng biệt lập. Nhưng Trump bị đứt gánh giữa đường, phải rời Nhà Trắng sau bốn năm cầm quyền đầy tranh cãi. Continue reading “Học thuyết Biden có gì mới?”

Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD

Tác giả: Mỹ Châu*

 Tóm tắt: Xu thế phân tách Mỹ – Trung ngày càng được giới chuyên gia, học giả đề cập nhiều trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày một quyết liệt hơn. Đây là một xu thế tất yếu, tuy mới ở giai đoạn đầu, song đã diễn ra khá mạnh mẽ trong một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư, tài chính, và dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng thời gian tới. Tiến trình phân tách giữa hai  cường quốc hàng đầu thế giới có tác động trực tiếp, đa chiều, lâu dài và sâu sắc không chỉ đến các quốc gia mà cả đến hệ thống thể chế, luật chơi và chuẩn mực toàn cầu, trong đó mặt thách thức lớn hơn mặt cơ hội. Mặc dù phân tách giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra áp lực “chọn bên” đối với các nước vừa và nhỏ, song chưa có dấu hiệu cho thấy triển vọng xảy ra phân tách toàn diện, hay hình thành trở lại cục diện hai cực và phân tuyến rõ nét như thời Chiến tranh Lạnh trong ngắn hạn. Continue reading “Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD”

Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’

Tác giả: Bạch Đồng Đông | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 29-30 tháng 5 năm 2021, Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải đăng cai tổ chức thành công “100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hội nghị chuyên đề về Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói toàn cầu” với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đến từ các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc. Dưới đây là bài phát biểu của ông Bạch Đồng Đông – Giáo sư khoa Triết học thuộc Đại học Phúc Đán – tại diễn đàn phụ có tên “Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói ngoại giao” trong khuôn khổ hội nghị này.

Luồng tư tưởng chủ đạo trong gần 100 năm trở lại đây cho rằng tiêu chí quan trọng nhất của một nhà nước hiện đại chính là hình thái quốc gia dân tộc. Khi Trung Quốc bại dưới tay phương Tây vào cuối thời nhà Thanh, Lương Khải Siêu nói rằng, Trung Quốc bị đánh bại bởi vì người Trung Quốc không có tinh thần ái quốc, người Trung Quốc tuy có khái niệm gia đình và thiên hạ nhưng không có khái niệm quốc gia. Điều này là do chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy bại của Trung Quốc. Continue reading “Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’”

Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Nguồn: America and Russia return to traditional great-power diplomacy”, The Economist, 17/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joe Biden mới 12 tuổi vào năm 1955 khi Dwight Eisenhower tham dự cuộc họp với Nikita Khrushchev tại Geneva, cuộc họp thượng định song phương lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ hiện tại cũng mới là một thượng nghị sĩ 42 tuổi làm việc về vấn đề kiểm soát vũ khí khi Ronald Reagan lần đầu tiên ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa với Mikhail Gorbachev cũng tại thành phố này, trong sự kiện hóa ra là bước đi đầu tiên để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 16 tháng 6, đến lượt Biden chạm trán với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, người đã làm xói mòn nhiều thành tựu của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và làm sống lại một số hoạt động tồi tệ nhất thời Liên Xô. Nhưng dù địa điểm họp giống nhau, cốt truyện lại khác nhau. Đây không phải là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai siêu cường đang nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay. Đó cũng không phải là một nỗ lực để thiết lập lại mối quan hệ, như Barack Obama đã từng làm. Đúng hơn, đó là một câu chuyện âm u hơn một chút. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?”

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc

Nguồn: The graveyard of empires calls to China”, Financial Times, 16/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Quốc, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình.

Khi cuộc chiến dài nhất của Mỹ dần kết thúc trước ngày mang tính biểu tượng là 11 tháng 9 năm 2021, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang phải vật lộn với những suy nghĩ mâu thuẫn nhau. Một mặt, Bắc Kinh luôn cảm thấy các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan là một phần của “Âm mưu vĩ đại” mới nhằm bao vây, kiềm chế và có khả năng gây bất ổn cho Trung Quốc, quốc gia có chung một dải biên giới nhỏ với nước này. Vì vậy, sự rút lui nhục nhã cuối cùng của Mỹ và khả năng tái lập quyền kiểm soát của Taliban ở nước này được Trung Quốc hoan nghênh trên khía cạnh đó. Continue reading “Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc”

Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?

Nguồn: Minxin Pei, “Putin’s Russia is a trap China should avoid”, Nikkei Asia, 13/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự hào về việc học được các bài học từ sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt hàng các nghiên cứu của giới hàn lâm và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu xem chế độ Liên Xô hùng mạnh một thời đã sụp đổ như thế nào.

Đây hoàn toàn không phải là một việc làm vô ích. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô, chẳng hạn như sự dàn trải sức mạnh quá đà, chạy đua vũ trang tốn kém và kinh tế trì trệ, đã giúp ĐCSTQ hình thành chiến lược tồn tại của mình trong thời kỳ hậu khủng hoảng Thiên An Môn. Nhìn chung, đảng đã được hưởng lợi từ những bài học này – cho đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng một chiến lược hoàn toàn mới sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Continue reading “Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?”

Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay

Giới thiệu: Việt Hải

Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Nội dung cụ thể của tọa đàm được đăng tải trên website Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung – Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh 3 thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục lãnh đạo thế giới. Thứ hai, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế đang suy giảm. Thứ ba, cán cân quyền lực thế giới thay đổi lớn do sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây.

Nội dung bài phát biểu của ông Giả Khánh Quốc như sau: Continue reading “Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay”

Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Why Biden should pursue “Minilateralsim” with ASEAN, Asia Maritime Transparency Initiative, 26/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Joseph Biden đã tiến hành phục hồi cam kết ngoại giao đa phương của Mỹ. Trong tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, ban lãnh đạo mới của Mỹ đã bắt tay vào một cuộc “tấn công quyến rũ” toàn cầu nhằm khôi phục các mối quan hệ quốc tế đã rạn nứt sau bốn năm theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương của Trump.

Trong vòng một tuần, Tổng thống Biden đã tổ chức các cuộc hội đàm quan trọng với những người đồng cấp tại hội nghị thượng đỉnh G7 gồm các nhà lãnh đạo thế giới, trong khi đó Ngoại trưởng Antony Blinken đã tổ chức các cuộc gặp trực tuyến với những người đồng cấp thuộc nhóm cường quốc châu Âu “E3” gồm Pháp, Đức và Vương quốc Anh cũng như với các cường quốc thuộc Bộ Tứ (Đối thoại An ninh Tứ giác) gồm cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chưa kể, Tổng thống Biden đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Quad lần đầu tiên chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, ngay sau đó là cuộc họp “hai cộng hai” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ với những người đồng cấp của họ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?”

Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới

Nguồn: Vũ Lê Thái Hoàng & Huy Nguyễn, “The Modern China-Russia-US Triangle“, The Diplomat, 04/06/2021.

Biên dịch: Duy Anh

Từ khi Chiến tranh Lạnh nổ ra giữa thế kỷ 20, cục diện giữa ba nước lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nga (Liên Xô trước đây) luôn đóng vai trò chi phối trật tự quan hệ quốc tế. Từ những năm Xô – Trung hòa thuận, cho tới thời khắc lịch sử Nixon tới Trung Quốc, quan hệ tay ba ấy luôn là hai nước này đi với nhau để chống nước kia.

Quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Moscow và Bắc Kinh lúc này, như một cách ứng phó lại chính sách cạnh tranh chiến lược của Washington, cho thấy xu hướng cũ trong cục diện tay ba đang tiếp tục hiện hữu. Tuy nhiên, những đặc điểm mới ngày càng phức tạp đòi hỏi cần có thêm những đánh giá trước khi có thể đưa ra nhận định về quan hệ Mỹ – Trung – Nga. Continue reading “Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới”

Đã đến lúc thành lập “Bộ Tứ Bán dẫn”

Nguồn: Che-Jen Wang, “Time for a ‘Semi-Quad’ Alliance”, The Diplomat, 28/05/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, vấn đề bán dẫn đã chiếm vị trí nổi bật trong chương trình nghị sự của chính phủ mới. Đây không chỉ liên quan đến vấn đề tạo công ăn việc làm cho những người dân và kế hoạch “Build Back Better”[1] (Xây dựng lại tốt hơn), mà nó còn gắn liền với sự phục hồi vị trí đầu tàu của Mỹ trong ngành sản xuất bán dẫn; và hơn hết là tương lai đối với sự lãnh đạo của Mỹ trong “thời đại châu Á”. Sau hai hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của mình với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào ngày 16/4 và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 21/5, ông Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và tính bền vững của chuỗi cung ứng bán dẫn, cũng như ý định hợp tác về các vấn đề bán dẫn với hai quốc gia này. Tuy nhiên, an ninh và tính bền vững về lâu dài của chuỗi cung ứng chất bán dẫn sẽ gặp rủi ro nếu như sự hợp tác đó không mở rộng sang các quốc gia cùng chí hướng khác. Continue reading “Đã đến lúc thành lập “Bộ Tứ Bán dẫn””