Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giữa tháng 10 năm 2018, nhà nghiên cứu Việt Nam Carlyle A. Thayer đưa tin rằng Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ mười lăm hoạt động giao lưu quốc phòng với Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, bao gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân. Nếu xét sự hợp tác chiến lược mạnh mẽ giữa hai nước trong những năm gần đây, bất chấp những bất định mà chính quyền Trump tạo ra, thì quyết định của Việt Nam đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều gì có thể lý giải cho sự thay đổi thái độ đột ngột này của Việt Nam? Continue reading “Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?”

Hiểu và đánh bại cuộc nổi dậy trên Biển Đông của Trung Quốc

Tác giả: Hunter Stires | Biên dịch: Văn Cường

Trung Quốc đang coi hải phận ở Biển Đông như thể đó là một vùng lãnh thổ đất liền. Mỹ thì sao?

Sự chi phối của một hệ thống quốc tế giúp duy trì nguyên tắc pháp lý và triết lý về “quyền tự do trên biển” là một trong những lợi ích quốc gia quan trọng nhất dù không được biết đến rộng rãi của Mỹ. Việc bảo toàn trật tự trên biển mang tính tự do và cởi mở là nhu cầu cấp thiết đối với một quốc gia mà khả năng kết nối của họ với hơn 80% dân số thế giới phụ thuộc vào vận tải biển. Trong gần 4 thế kỷ, theo nguyên tắc pháp lý (sau đó được hệ thống hóa thành Công ước Liên hợp quốc về Luật biển), các đại dương được coi là một tài sản chung, mà ở đó chủ quyền quốc gia bị giới hạn và hoàn toàn dựa vào tài sản kề gần đất liền. Tuy nhiên, cấu trúc có ý nghĩa sống còn này đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Biển Đông. Continue reading “Hiểu và đánh bại cuộc nổi dậy trên Biển Đông của Trung Quốc”

Tranh chấp Biển Đông: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: James R. Holmes | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The South China Sea Disputes: Past, Present, and Future. Tác giả: Nalanda Roy. Lanham, Maryland: Lexington Books, 2016. Bìa cứng: 161 trang.

Nalanda Roy, một giáo sư về Khoa học Chính trị ở Đại học Armstrong tại Savannah, bang Georgia, đã soạn một cuốn sách về lịch sử tranh chấp Biển Đông. Roy đã đưa được nhiều thông tin vào một cuốn sách mỏng tới mức cuốn sách tạo ra cảm giác căng cứng. Cách tác giả trình bày dữ liệu tạo ấn tượng mạnh cho độc giả, hay ít nhất là với người viết bài điểm sách này. Roy có nhắc qua những sự kiện như chiến dịch bồi đắp và gia cố Đá Vành Khăn của Trung Quốc, cung cấp những chi tiết căn bản nhất. Và rồi cứ thế bà ấy điểm qua hết sự kiện này đến sự kiện khác. Cách viết này đã làm sáng tỏ nhiều điều về tình hình chính trị và chiến lược ở Đông Nam Á. Continue reading “Tranh chấp Biển Đông: Quá khứ, hiện tại và tương lai”

Đại cường, Đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông

Tác giả: Zhang Baohui | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South China Sea. Anders Corr chủ biên. Annapolis, Maryland: The Naval Institute Press, 2018. Bìa cứng: 328 trang.

Biển Đông đã là trọng tâm của địa chính trị Châu Á kể từ khi Trung Quốc xây dựng bảy đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa trong giai đoạn 2013-2016. Quá trình bồi đắp của Trung Quốc đã gây lo lắng cho không chỉ các nước tranh chấp chủ quyền ở đây mà còn cả các cường quốc đối thủ khác. Vì vậy, chúng ta cần hiểu được sự cạnh tranh giữa các cường quốc đang ảnh hưởng đến tranh chấp Biển Đông như thế nào. Thế nên cuốn Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South China Sea [Đại cường, đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông] do Anders Corr chủ biên được xuất bản ở một thời điểm rất hợp lí. Cuốn sách bao gồm các nghiên cứu về đại chiến lược của các cường quốc cũng như các khối quan trọng như ASEAN và Liên minh  Châu Âu. Continue reading “Đại cường, Đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông”

Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn Cầu ngày 27/09/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Máy bay ném bom B-52 lại đến Nam Hải, nên xem xét vấn đề này ra sao?”

Bài báo viết: Báo đài Mỹ dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nói trong tuần này máy bay ném bom B-52 của quân đội Mỹ bay qua vùng gần Nam Hải [Việt Nam gọi là Biển Đông] của Trung Quốc (TQ), tham gia một hành động có phối hợp của phía Mỹ ở gần Nam Hải. Ngoài ra Thứ Ba tuần này B-52 cũng bay qua Đông Hải [biển Hoa Đông].

CNN và Reuters đều cho rằng hành động này sẽ “chọc tức TQ” hoặc làm cho mối quan hệ căng thẳng Trung-Mỹ càng căng thẳng hơn. Continue reading “Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông”

Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông

Nguồn: Vince Beiser, “The Secret Ingredient to China’s Aggression? Sand,  New York Times, 31/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một trong những cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Mỹ với Trung Quốc đang nóng lên. Các biên đội tàu chiến ra khơi, máy bay ném bom cất cánh; hai bên đe dọa lẫn nhau – tất cả những điều đó đều có nguyên nhân là do Trung Quốc ngày càng nắm được nhiều hơn thứ tài nguyên thiên nhiên bị coi thường nhất trên thế giới – cát.

Ở đây, tiêu điểm tranh cãi là Trung Quốc đã xây dựng được một loạt đảo nhân tạo ở các vùng biển bị tranh chấp nhiều nhất và cực kỳ có ý nghĩa chiến lược tại Biển Đông. Nơi đó là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất, và là nơi sở hữu 10% các loài cá trên thế giới. Điều quan trọng hơn là đáy biển vùng này có thể chứa hàng tỷ thùng dầu và hàng nghìn tỷ khối khí đốt. Continue reading “Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông”

Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn

Tác giả: Tara Davenport

Tóm tắt: Tất cả các bên yêu sách tại Biển Đông đều xây đảo với mức độ khác nhau trên các thực thể địa lý ở Quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, như Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông đã kết luận, hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại các thực thể mà nước này chiếm đóng – được bắt đầu sau khi Philippines đệ đơn kiện vào năm 2013 – ở quy mô chưa từng có. Mặc dù Phán quyết của Toà tập trung chủ yếu vào việc làm rõ phạm vi các quyền lợi biển của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, tuy nhiên phần về hoạt động cải tạo và xây đảo của Trung Quốc cũng rất đáng chú ý. Với mục đích này, bài viết sẽ kiểm chứng những kết luận của Tòa về tính pháp lý trong hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng như những quy định pháp lý về những hoạt động này (nếu có). Cuối cùng, bài viết sẽ đánh giá tác động của những kết luận này đối với các bên có yêu sách ở Đông Nam Á, cũng như với hoạt động xây đảo và gia cố các thực thể mà họ chiếm đóng. Continue reading “Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn”

Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Diệp | Hiệu đính: Trần Quang

Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines được nhiều người xem là người bạn thân mới của Trung Quốc. Suy cho cùng, lãnh đạo của Philippines đã phá bỏ vai trò lâu nay của quốc gia này như là một nhân tố luôn phản đối mạnh mẽ sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng giảm thiểu hợp tác an ninh với đồng minh  hiệp ước của mình là Hoa Kỳ.

Duterte đã cho dừng tất cả những chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino, “đặt sang một bên” phán quyết của tòa trọng tài chống lại Trung Quốc ở Biển Đông để theo đuổi mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh. Không giống như bất kỳ nhà lãnh đạo Philippines nào trong quá khứ, ông Duterte đã tung hô Trung Quốc hết lời, công khai thể hiện tình cảm quý mến của mình đối với Tập Cận Bình, mô tả họ như là người bảo vệ của Philippines, và còn trơ tráo kêu gọi những nước nhỏ hơn hãy “ngoan ngoãn” và “khiêm nhường” để đổi lấy lòng “nhân từ” của Trung Quốc. Continue reading “Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines”

Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Nghiên cứu những quan điểm, học thuyết để xây dựng hay hoạch định chính sách biển là vấn đề khó nhưng rất căn bản. Bởi vì chính sách biển của mỗi quốc gia dân tộc ven biển được hoạch định và triển khai thực hiện như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Nhận thức về biển đảo của chúng ta đúng sẽ có một chính sách biển phù hợp và mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bài viết giới thiệu về khung lý thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại và phân tích các yếu tố hợp thành sức mạnh trên biển của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những yêu cầu để xây dựng chính sách biển hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng-an ninh trên biển, phát triển kinh tế biển, hợp tác quốc tế về biển, phân định biển, bảo vệ môi trường biển, phát huy giá trị văn hóa biển của dân tộc Việt Nam. Continue reading “Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích 03 câu hỏi, chủ yếu có tính thủ tục và sơ khởi, mà các nhà đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ gặp phải trong thời gian tới. Câu hỏi thứ nhất là về tính chất của COC, cụ thể đây sẽ là văn bản pháp lý có giá trị ràng buộc hay một văn kiện chính trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đến việc COC sẽ được đàm phán giữa một bên là ASEAN và bên kia là Trung Quốc hay là cuộc đàm phán giữa 11 nước? Câu hỏi cuối cùng liên quan đến mối quan hệ giữa Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002 và COC dự định ký kết trong thời gian tới. Mục đích của bài viết không cố gắng đưa ra câu trả cho những vấn đề này. Thay vào đó, bài viết phân tích những điểm hợp lý, bất hợp lý hoặc hệ luỵ của mỗi phương án trả lời cho từng câu hỏi. Trong quá trình phân tích, thực tiễn quốc tế về COC cũng như những vấn đề của luật điều ước cũng được phân tích. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Điều chỉnh chính sách Biển Đông của TQ sau Phán quyết của Tòa trọng tài

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Tóm tắt: Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển (UNCLOS) ở Biển Đông. Sự hội tụ của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố chỗ đứng chân ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai. Continue reading “Điều chỉnh chính sách Biển Đông của TQ sau Phán quyết của Tòa trọng tài”

Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Tháng 9/2017, báo chí quốc tế đưa tin về lập luận có tên gọi “Tứ Sa” do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ. Theo đó, Tứ Sa được thông báo là một trong các chủ đề của cuộc đối thoại song phương về luật biển giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 8/2017. Quan chức Mỹ tham dự phiên đối thoại bày tỏ sự ngạc nhiên về chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông và cho rằng nội dung này không được thảo luận trong đối thoại. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao và nhắc lại lập trường lâu năm của Mỹ rằng nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Continue reading “Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông”

Kế hoạch khai thác chung TQ-Philippines gặp nhiều thách thức

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Joint Philippines-China plan rife with challenges“, The Straits Times, 19/04/2018.

Biên dịch: Mỹ Anh

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển, Trung Quốc và Philippines mới đây đã củng cố thêm bằng một thỏa thuận chia sẻ tài nguyên tại Biển Đông. Chủ đề này được ông Tập và Tổng thống Duterte thảo luận tại cuộc gặp song phương, bên lề Diễn đàn Bác Ngao.

Thông qua đàm phán về một thỏa thuận phát triển chung (JDA), hai nước láng giềng hy vọng sẽ dập tắt các tranh chấp biển và rộng hơn là đặt ra nền tảng cho khuôn khổ chia sẻ tài nguyên trên toàn bộ khu vực Biển Đông rộng lớn. Continue reading “Kế hoạch khai thác chung TQ-Philippines gặp nhiều thách thức”

Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, Vietnam facing China’s renewed assertiveness in South China Sea”, VnExpress, 08/05/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 2 tháng 5 năm 2018, hãng CNBC của Hoa Kỳ đưa tin rằng Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống tàu và tên lửa đất đối không trên ba hòn đảo nhân tạo tại Quần đảo Trường Sa, bao gồm Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Báo cáo này góp phần khẳng định mối quan ngại của các nhà quan sát khu vực rằng Trung Quốc có thể sẽ sớm bắt đầu một vòng leo thang mới tại Biển Đông sau một thời gian tương đối lắng dịu.

Kể từ khi ban hành phán quyết của tòa trọng tài đối với vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc vào tháng 7 năm 2016 cho đến đầu năm nay, Trung Quốc giữ trạng thái tương đối ôn hòa về vấn đề Biển Đông bằng cách lặng lẽ hoàn thành bảy hòn đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa và cố gắng kiềm chế không thực hiện các hành động hung hăng quy mô lớn. Bắc Kinh thậm chí còn thể hiện thiện chí và nỗ lực thúc đẩy các cuộc thảo luận với ASEAN về việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử dành cho vùng biển này.

Continue reading “Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông”

Ngoại giao nước lớn Trung Quốc: Màn ảnh, hậu trường và ‘ảo ảnh’ chiến lược

 Tác giả: Lương Thanh Quang (ANU) 

Cuối tháng 08/2017, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) công bố bộ phim tư liệu có tựa đề “Ngoại giao Nước lớn của Trung Quốc” bao gồm 6 tập, được chia làm hai phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh, có tổng thời lượng dài 270 phút. Bộ phim do ba cơ quan của Trung Quốc là Vụ Tuyên truyền thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Trung Quốc, Tân Hoa Xã, và Truyền hình Trung ương Trung Quốc liên kết hợp tác sản xuất.

Bộ phim quảng bá cho các thành tích đối ngoại nổi bật kể từ sau Đại hội 18, nhấn mạnh ba thành tố lớn: (i) chủ động thực hành chính sách “ngoại giao nước lớn” để xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; (ii) tích cực thúc đẩy xây dựng “khuôn khổ quan hệ quốc tế kiểu mới” và “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” nhằm nâng tầm uy tín quốc tế của cường quốc mới nổi; và (iii) nỗ lực triển khai Sáng kiến “Vành đai và Con đường” để tạo tăng trưởng bền vững, hiện thực hóa phương châm “hợp tác cùng thắng”, hoàn thành hai “mục tiêu trăm năm” và giấc mộng “phục hưng dân tộc Trung Hoa”. Continue reading “Ngoại giao nước lớn Trung Quốc: Màn ảnh, hậu trường và ‘ảo ảnh’ chiến lược”

Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông đã nguội đi ít nhiều kể từ sau khủng hoảng giàn khoa HD-981 năm 2014 nhưng một số nguồn tin cho rằng trong hai năm gần đây phía Trung Quốc đã nhiều lần gây áp lực quân sự để buộc Việt Nam phải dừng các dự án hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông với công ty Repsol. Do đó bất chấp những tuyên bố của Bắc Kinh, chúng ta vẫn không thể loại trừ nguy cơ Trung Quốc chủ động sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Một khi Trung Quốc đủ tự tin, rất có thể Tập Cận Bình và các tướng lĩnh của mình sẽ quyết định dùng vũ lực để chiếm thêm đảo và mở rộng quyền kiểm soát của mình ở Biển Đông. Giống như năm 1974 và 1988, họ sẽ cố gắng tạo ra “sự đã rồi” (fait accompli) một cách chớp nhoáng, đẩy các nước láng giềng vào thế phải chọn giữa việc chấp nhận mất đất hoặc leo thang xung đột để chiếm lại vùng lãnh thổ đã mất. Để tránh lâm vào tình huống này các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines phải gửi đi tín hiệu răn đe rõ ràng và đáng tin đến Trung Quốc. Để có thể răn đe hữu hiệu ở Biển Đông các nước này buộc phải cho thấy họ có khả năng kiểm soát leo thang xung đột (conflict escalation) và rất có thể các máy bay không người lái (drones) sẽ là công cụ hữu hiệu nhất cho nhiệm vụ này. Continue reading “Máy bay không người lái và bài toán răn đe ở Biển Đông”

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?

Tác giả: Hồng Thủy

30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.

Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.

Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: “Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?”

Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’

Nguồn: USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail”, Global Times, 06/03/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Tối ngày 6/3/2018, trang tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu đăng xã luận về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson với tựa đề “USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail” (Chuyến thăm Việt Nam của tàu USS Carl Vinson chẳng tác dụng gì). Nội dung bài viết như sau:

Tàu sân bay USS Carl Vinson đã tới Đà Nẵng vào hôm thứ Hai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, tượng trưng cho sự nâng cấp trong hợp tác quân sự giữa Washington và Hà Nội. Các phương tiện truyền thông phương Tây đang suy đoán rằng chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn Trung Quốc. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’”

Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc

Tác giả: Ngô Di Lân

Làm sao để ngăn cản bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông? Đây có lẽ là một trong những bài toán hóc búa nhất đối với giới hoạch định chính sách ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trong khoảng mười năm trở lại đây. Theo GS. Michael Beckley – một trong những học giả trẻ hàng đầu về quan hệ Mỹ-Trung thì Mỹ nên tập trung giúp các nước láng giềng của Trung Quốc cải thiện khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để ngăn không cho Trung Quốc chiếm Đài Loan hay kiểm soát các vùng biển ở khu vực Đông Á. Tuy nâng cao năng lực A2/AD là một cách tiếp cận không tồi nhưng chiến lược này sẽ rất dễ bị hoá giải nếu Trung Quốc vận dụng chiến thuật “cắt lát salami” để từng bước mở rộng sự kiểm soát của mình ở Đông Á. Continue reading “Chống tiếp cận/chống xâm nhập: Chưa đủ để cản bước Trung Quốc”

Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ

Nguồn: Euan Graham,What the Philippines and Australia can learn from Vietnam about living with China”, The Interpreter, 05/10/2016.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù còn quá sớm để nhận định, nhưng Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ rõ ý định đảo ngược chính sách Biển Đông mạnh bạo và xu hướng thân Mỹ của người tiền nhiệm để  nghiêng về phía Trung Quốc.

Khuynh hướng quay ngoắt 180 độ trong lập trường của Philippines trong mối quan hệ với các cường quốc cho thấy nhiều yếu tố. Một là sự vắng mặt của một truyền thống chiến lược. Điều này thể hiện rõ ràng trong ưu tiên của ông Duterte đối với những thách thức trong nước so với an ninh bên ngoài, thậm chí kể cả khi đó là vấn đề liên quan tới sự xâm lấn chiến lược của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một hành động vi phạm pháp luật đã bị phán quyết trọng tài The Hague cảnh báo rõ ràng. Hai là sự quan tâm quá mức của Philippines dành cho Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Việc này có hiệu ứng “bóp méo” thực tế, dù đó là theo lập trường ủng hộ hay phản đối liên minh. Continue reading “Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ”