“Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh

Ngày 21/9/2017, trang mạng FreeBeacon (Mỹ) đưa tin Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về yêu sách chủ quyền đối với “Tứ Sa” thông qua một số lập luận pháp lý thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn” trong một đối thoại kín giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ về luật pháp quốc tế cuối tháng 8/2017.[1] Mặc dù những nội dung trên không được phía Mỹ xác nhận, cách lập luận mới này được đánh giá là một bước chuyển chiến thuật mới thông qua công cụ pháp lý nhằm phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Continue reading ““Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?”

Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc

Nguồn: Ian Storey, “Assessing the ASEAN-China Framework for the Code of Conduct for the South China Sea“, ISEAS Perspective, no. 62, 08/08/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Mở đầu

Ngày 6/8/2017 ở Manila, Ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Dự thảo khung này trước đó đã được thông qua trong Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) ở Quý Dương, Trung Quốc ngày 19/5/2017.

Dự thảo khung được các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc chào đón rộng rãi. Trong tuyên bố chung của họ – vốn bị trì hoãn gần 24 giờ do những khác biệt giữa các thành viên ASEAN về cách mô tả tranh chấp – Ngoại trưởng các nước ASEAN nói họ “được khích lệ” bởi việc thông qua dự thảo khung mà sẽ “thúc đẩy công tác ký kết một COC hiệu quả trong một khung thời gian các bên cùng nhất trí”. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói ông hy vọng dự thảo khung sẽ “mở đường cho các đàm phán có ý nghĩa và đáng kể tiến tới ký kết COC”, nhưng nói thêm rằng nếu bộ quy tắc này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và quản lý vụ việc ở Biển Đông, thì nó sẽ phải có tính ràng buộc về pháp lý – một cụm từ dường như không xuất hiện trong dự thảo khung. Continue reading “Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc”

Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông

Nguồn: Walter Lohman, “China hasn’t won yet in the South China Sea”GIS Reports Online 06/06/2017.

Biên dịch: Bùi Ngọc Hà | Hiệu đính: Huệ Việt

Trung Quốc đã thực hiện được nhiều hoạt động trên Biển Đông – xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo, trang bị vững chắc về kinh tế và yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Những diễn biến đó đã khiến nhiều người tin rằng quốc gia này đang nắm được lợi thế trong cuộc chiến địa chính trị cam go. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy Trung Quốc còn rất xa mới có thể hoàn thành được những mục tiêu của mình – thậm chí Trung Quốc còn có một số thất bại nghiêm trọng.

Để biết liệu Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu của mình hay chưa, trước hết ta phải hiểu những mục tiêu đó là gì. Có ba điều Bắc Kinh muốn đảm bảo ở Biển Đông. Đó là: chủ quyền, ưu thế chiến lược và lợi ích kinh tế. Continue reading “Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông”

Thỏa thuận khung về COC có ý nghĩa như thế nào?

Nguồn:What a new agreement means for the South China Sea”, The Economist, 30/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc và ASEAN đồng ý về một “bộ khung” cho một bộ quy tắc ứng xử.

Tranh chấp lâu dài giữa Trung Quốc và các đối thủ ở Biển Đông xoay quanh một xung đột dường như không thể hòa giải: các yêu sách lãnh hải của Trung Quốc chồng lấn với yêu sách của các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Không quốc gia nào muốn chiến tranh; nhưng cũng không ai muốn nhượng bộ. Để giảm nguy cơ xung đột vũ trang và để cho tất cả các bên yêu sách có cơ hội giữ thể diện, bề ngoài dường như các quốc gia này đang đàm phán một bộ quy tắc được thiết kế để điều chỉnh cách ứng xử và quản lý các căng thẳng trong nhiều thập kỷ. Ý tưởng này đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra vào cuối những năm 1990, sau khi vào năm 1995 Trung Quốc chiếm giữ một rạn san hô mà Philippines đã tuyên bố chủ quyền. Kể từ đó, các cuộc đàm phán đã diễn ra một cách chậm chạp. Nhưng vào ngày 18/05/2017, hai bên đã đồng ý về một thỏa thuận khung cho “bộ quy tắc ứng xử”. Nó sẽ được trình lên các bộ trưởng ngoại giao vào tháng 8, và sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Cả hai bên đều bày tỏ sự vui mừng về bước tiến này. Nhưng liệu thỏa thuận khung này sẽ có thể dẫn tới bất kỳ điều gì không? Continue reading “Thỏa thuận khung về COC có ý nghĩa như thế nào?”

Tình hình an ninh Biển Đông: Vấn đề và cơ chế hợp tác

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

An ninh biển là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia ven biển, quốc gia đảo và quốc gia quần đảo trên thế giới, ở phạm vi rộng hơn nó còn là bộ phận cấu thành an ninh khu vực và thế giới, có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh lục địa. Hiện nay, có 70% dân số thế giới sống ven biển đảo, quần đảo, đặc biệt hầu hết các trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của các quốc gia và quốc tế đều nằm sát biển. Chính vì vậy, an ninh biển ngày càng có ảnh hưởng lớn đến an ninh đất liền của các quốc gia ven biển đảo, quần đảo. An ninh biển được hiểu là trạng thái ổn định, an toàn, không có các mối đe dọa xuất phát từ biển và các vùng đất đối với các hoạt động bình thường của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên biển hoặc các mối đe dọa từ biển đối với của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên đất liền. Như vậy, cũng giống như an ninh trên đất liền, an ninh biển bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Continue reading “Tình hình an ninh Biển Đông: Vấn đề và cơ chế hợp tác”

Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Changlong) đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến này 19 tháng 6 năm 2017. Ông cũng có kế hoạch cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch chủ trì các hoạt động giao lưu biên giới giữa quân đội hai nước được tổ chức ở hai tỉnh Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 6. Tuy nhiên, Tướng Phạm đã cắt ngắn chuyến thăm và bất ngờ rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân. Quyết định bất ngờ của ông có thể là chỉ dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung?”

Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?

Nguồn: Nicholas Lyall, Will the South China Sea Become the New Crimea?“, The National Interest, 07/05/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Tập Cận Bình đã tránh được thành công hành động quá đà trên biển – nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. 

Tình bạn đang nảy nở giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thời gian gần đây đã phản ánh những nét tương đồng trong phong cách lãnh đạo cá nhân của họ. Cả hai quốc gia đều được xác định bằng việc chú trọng vào người lãnh đạo cá nhân, ngược lại với thể chế, do đó tiêu biểu cho mô hình “thuyết nhân cách” trong đó các nhà lãnh đạo tự mô tả mình là những nhà cầm quyền mạnh mẽ và độc nhất mà số phận của toàn dân tộc phụ thuộc vào. Mô hình lãnh đạo này, vốn thường thúc đẩy các nhà lãnh đạo theo thuyết nhân cách tìm kiếm uy tín quốc gia cho đất nước của mình nhằm duy trì tiếng tăm trong nước, và cũng có thể dẫn đến sự quá đà về chính sách đối ngoại. Trong khi những nỗ lực nhằm đạt được uy tín quốc gia có thể dẫn đến việc các chế độ theo thuyết nhân cách giành được quyền lực ở bên ngoài, chúng cũng thường cũng dẫn đến việc hình thành các liên minh giữa các nước bị ảnh hưởng để chống lại chế độ theo chủ nghĩa phiêu lưu. Putin hiện đang gánh chịu những tác động của cái bẫy hành động quá đà này sau khi Nga sáp nhập Crimea. Continue reading “Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?”

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Strategic Significance of Vietnam – Japan Ties”, ISEAS Perspective, No. 23/2017, 11/04/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Mở đầu

Chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 2017 là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong quan hệ song phương, vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Nhật hoàng đến Việt Nam. Quan trọng hơn, chuyến thăm này diễn ra chỉ sáu tuần sau khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Hà Nội vào tháng 1/2017. Trong khi chuyến thăm của ông Abe tập trung vào việc xây dựng quan hệ song phương về thương mại, chính trị và chiến lược, chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito giúp thúc đẩy “quyền lực mềm” của Nhật ở Việt Nam và góp phần củng cố các mối liên kết xã hội và văn hóa giữa nhân dân hai nước. Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp của các chuyến thăm, với việc các quan chức Việt Nam gọi mối quan hệ song phương là “chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.” Continue reading “Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Nhật”

ASEAN dịu giọng về Biển Đông và trách nhiệm của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 tại Philippines cuối tháng 4 vừa qua, tuyên bố chung của tổ chức này đã không đề cập đến“các hoạt động cải tạo đất và quân sự hóa”, vốn là những từ ngữ đã được sử dụng trong một vài tuyên bố chung gần đây của khối nhằm thể hiện sự quan ngại của các nước thành viên về các hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chỉ trích nhanh chóng tập trung chủ yếu vào Philippines và Tổng thống Rodrigo Duterte, cho rằng Philippines đang cố tình giảm nhẹ vấn đề Biển Đông để lấy lòng Trung Quốc. Continue reading “ASEAN dịu giọng về Biển Đông và trách nhiệm của Việt Nam”

Vì sao Mỹ thất bại ở Biển Đông?

Tác giả: Ngô Di Lân

Cuộc chiến giành ngôi vương ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn còn chưa ngã ngũ nhưng rõ ràng Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc chưa trở thành một bá quyền thực thụ ở Châu Á, song họ đã thành công trong việc đơn phương thay đổi nguyên trạng lãnh thổ ở Biển Đông mà không bị trừng phạt. Từ các nước láng giềng Châu Á cho đến Mỹ đều phải ngầm chấp nhận rằng những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây nên một cách trái phép ở Biển Đông là “sự đã rồi”. Trong thời gian trước mắt sẽ không có bất kì thế lực nào sẵn sàng thách thức sự kiểm soát của Trung Quốc đối với những hòn đảo này. Bước đầu trong đại kế hoạch “chấn hưng phục quốc” của người Trung Hoa đã thành công. Continue reading “Vì sao Mỹ thất bại ở Biển Đông?”

Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông

Biên dịch: Hoàng Lan

Là một quốc gia nhỏ bé, khan hiếm tài nguyên, Singapre luôn nhận thực không thể dựa vào sức mạnh bản thân để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Đây chính là đặc trưng “văn hóa khủng hoảng” nước nhỏ của Singapre. Và đó chính là nguyên nhân khiến Singapre rất lo sợ cục diện cân bằng nước lớn ở Biển Đông bị phá vỡ.

Hiện nay, tranh chấp Biển Đông đang dần nguội đi, thái độ của Philippines – nước thúc đẩy đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế, đã có sự chuyển biến mang tính mâu thuẫn, Tổng thống Duterte đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, bày tỏ rõ ràng việc gác lại tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, điều này đã khiến vấn đề Biển Đông phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tại thời điểm này, Singapore lại khiến người ta bất ngờ khi quan tâm sâu sắc vấn đề Biển Đông trong các hội nghị quốc tế. Continue reading “Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông”

Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Đặt vấn đề

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi, dựa trên các yếu tố cấu thành chủ quyền của một quốc gia về lãnh thổ đó là khẳng định chủ quyền về mặt nhà nước và sự đương nhiên thừa nhận trong tập quán quốc tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Đó là một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước, tức là nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước. Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt nhà nước theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế. Continue reading “Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)”

Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?

Tác giả: Ngô Di Lân

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng vị tổng thống này dù thiếu nhạy bén về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ. Do đó, tuy Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP  và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về Châu Á” mà Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở Châu Á vẫn chưa hề thay đổi. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?”

Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “How America Can Take Control in the South China Sea”, Foreign Policy, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rex Tillerson, tân Ngoại trưởng Mỹ kiêm cựu Tổng giám đốc ExxonMobil, có thể không gây sóng toàn cầu bằng của sếp ông, Tổng thống Donald Trump. Nhưng trong phiên điều trần phê chuẩn vị trí của ông ở Thượng viện vào ngày 11/01/2017, ông đã gây chấn động cộng đồng theo dõi Trung Quốc khi hứa rằng: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước tiên, việc bồi đắp đảo phải ngừng lại, và thứ hai, họ không được tiếp cận các hòn đảo này”.

Những phát ngôn này ngay lập tức tạo nên một sự đồng thuận toàn cầu bao gồm những nhân vật diều hâu ở Trung Quốc đến những người ủng hộ giải pháp hòa bình ở phương Tây. Một bài xã luận trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một tờ báo quan trọng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, cảnh báo rằng: “Trừ khi Washington lên kế hoạch cho một cuộc chiến quy mô lớn ở Biển Đông, thì bất kỳ cách tiếp cận nào khác nhằm cản trở Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo này sẽ là điều ngu xuẩn.” Continue reading “Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông”

Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng

vietnam-mar-del-2

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Bài viết phân tích và luận giải quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong khu vực biển Đông giai đoạn 1982 – 2015. Trên cơ sở đó, để nhìn nhận lại những thành tựu và những mặt chưa đạt được trong quá trình đàm phán phân định biển, từ đó đúc rút những bài kinh nghiệm bổ ích để vận dụng vào các giai đoạn phân định biển tiếp theo được tốt hơn. Continue reading “Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng”

Cách vượt qua ‘lưỡng nan đồng thuận’ của ASEAN ở Biển Đông

asean-shutterstock-20131122

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Can ASEAN Overcome the ‘Consensus Dilemma’ over the South China Sea?“, ISEAS Perspective, No 58, 24/10/2016.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập vào năm tới. Vì vậy, có thể đã đến lúc tổ chức này nên suy ngẫm về tương lai của mình. Một câu hỏi đặc biệt quan trọng là làm thế nào để ASEAN trở nên hiệu quả hơn trong việc giải quyết những thách thức an ninh đang nổi lên. Đáng lo ngại hàng đầu chính là việc hiện tại ASEAN không thể hình thành được một lập trường chung về vấn đề tranh chấp Biển Đông, mà nguyên nhân chủ yếu chính là vì nguyên tắc đồng thuận của Hiệp hội này.

Bài viết này tập trung phân tích việc nguyên tắc đồng thuận đang làm xói mòn vai trò và tính hiệu quả của ASEAN như thế nào, đặc biệt là trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông. Bài viết đề xuất rằng nhằm giải quyết vấn đề này, ASEAN cần cân nhắc các cải cách về mặt quy trình ra quyết định cũng như các cải tiến về mặt thể chế. Continue reading “Cách vượt qua ‘lưỡng nan đồng thuận’ của ASEAN ở Biển Đông”

Cần giải cứu ASEAN khỏi tay Trung Quốc

asean

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đã từng được ca ngợi như một thành công chủ chốt của tổ chức khu vực này. Nhưng giờ đây điều đó đang dần trở thành một “huyền thoại” bị nghi ngờ. Đằng sau thực tế đáng lo ngại này có bàn tay của một số thế lực bên ngoài.

Từ sự cố tại hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết

Tại hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 17 được tổ chức vừa qua tại Venezuela, có một sự cố đã gây chú ý cho cộng đồng quốc tế. Cụ thể, sau hội nghị, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã cáo buộc Singapore cố tình “khuấy động” vấn đề tranh chấp Biển Đông tại diễn đàn này. Đại sứ của Singapore tại Bắc Kinh đã ngay lập tức bác bỏ điều này và cho rằng các cáo buộc của Hoàn Cầu Thời Báo là vô căn cứ và không đúng với thực tế diễn ra tại hội nghị. Continue reading “Cần giải cứu ASEAN khỏi tay Trung Quốc”

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

scsdoc

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Nhằm đối phó với việc Trung Quốc thi hành chính sách gặm nhấm Biển Đông thể hiện qua việc nước này mở rộng phạm vi chiếm đóng xuống các đảo và bãi đá ở Quần đảo Trường Sa từ năm 1988, tháng 7 năm 1992, ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về Biển Đông (ASEAN Declaration on the South China Sea) tại thủ đô Manila, Philippines. Đây được coi là lần đầu tiên ASEAN thể hiện lập trường chung của mình về Biển Đông, mặc dù tuyên bố Manila không giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà chỉ cố gắng đưa ra bộ ứng xử không chính thức dựa trên nguyên tắc tự kiềm chế, không dùng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Tuyên bố này hầu hết dựa vào các nguyên tắc được giới thiệu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á (TAC) năm 1976. Continue reading “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”

Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’

aseancs

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam, ASEAN and the ‘Consensus Dilemma’”, ISEAS – Yusof Ishak Instititute, 31/08/ 2016

Trong Bài giảng Singapore thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) chủ trì ngày 30/08/2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình các phản ứng của khu vực đối với các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, tuyên bố rằng việc duy trì một “cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc, trong đó ASEAN đóng một vai trò trung tâm” là điều hết sức quan trọng.

Đáng chú ý là trong khi ca ngợi vai trò của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, ông Quang cũng ngầm thể hiện sự thất vọng của Việt Nam đối với sự bất lực của ASEAN trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp, một vấn đề chủ yếu do nguyên tắc đồng thuận của khối gây ra. Continue reading “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’”

Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông

Philippines-vs-China

Nguồn: Nguyễn Bá Sơn, “A New Legal Landscape in the South China Sea“, The Diplomat, 26/08/2016

Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã ra phán quyết cuối cùng trong vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Với phán quyết này, Philippines được đông đảo dư luận cho là đã giành thắng lợi hoàn toàn trước Trung Quốc liên quan đến những yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc miêu tả vụ kiện trọng tài này như một cuộc chiến trong đó có bên thắng bên thua làm giảm ý nghĩa của hệ thống giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Một quan điểm như vậy cũng không phản ánh đúng tầm quan trọng của phán quyết đối với các tranh chấp ở Biển Đông, càng không hiểu được sự đóng góp của phán quyết đối với sự hợp tác trong tương lai vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới. Continue reading “Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông”