Khía cạnh chính trị của thuật toán máy học

Nguồn: Mark MacCarthy, “The Politics of Machine Learning Algorithms”, Project Syndicate, 12/05/2018

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai & Phạm Nguyễn Anh Thư

Khoảng năm 1200 TCN, triều Thương ở Trung Hoa đã phát triển được một hệ thống nhà máy cho phép xây dựng hàng nghìn chiếc bình bằng đồng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và các nghi lễ. Trong ví dụ về sản xuất hàng loạt từ thời xa xưa này, quá trình đúc đồng đòi hỏi kế hoạch tỉ mỉ và sự hợp tác của một đội ngũ lớn, với mỗi người phụ trách một phần công việc khác nhau theo đúng trình tự.

Một quá trình phức tạp tương tự diễn ra với đội quân đất nung nổi tiếng mà Tần Thuỷ Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, hoàn thành 1000 năm sau đó. Theo Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á (Asian Arts Museum) ở San Francisco, những bức tượng “được sản xuất theo dây chuyền, mở đường cho những đột phá trong sản xuất hàng loạt và thương mại”. Continue reading “Khía cạnh chính trị của thuật toán máy học”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ

Nguồn: Euan Graham,What the Philippines and Australia can learn from Vietnam about living with China”, The Interpreter, 05/10/2016.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù còn quá sớm để nhận định, nhưng Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ rõ ý định đảo ngược chính sách Biển Đông mạnh bạo và xu hướng thân Mỹ của người tiền nhiệm để  nghiêng về phía Trung Quốc.

Khuynh hướng quay ngoắt 180 độ trong lập trường của Philippines trong mối quan hệ với các cường quốc cho thấy nhiều yếu tố. Một là sự vắng mặt của một truyền thống chiến lược. Điều này thể hiện rõ ràng trong ưu tiên của ông Duterte đối với những thách thức trong nước so với an ninh bên ngoài, thậm chí kể cả khi đó là vấn đề liên quan tới sự xâm lấn chiến lược của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một hành động vi phạm pháp luật đã bị phán quyết trọng tài The Hague cảnh báo rõ ràng. Hai là sự quan tâm quá mức của Philippines dành cho Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Việc này có hiệu ứng “bóp méo” thực tế, dù đó là theo lập trường ủng hộ hay phản đối liên minh. Continue reading “Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ”

Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?

Nguồn: Hannah Rider, “The Imperialist People’s Republic of Africa?“, Project Syndicate, 13/07/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một vài tháng trước, tạp chí New York Times cho đăng trên trang bìa một câu hỏi gây nhiều chú ý “Liệu Trung Quốc có phải cường quốc thực dân mới của thế giới?” Dù ý tưởng cho rằng Trung Quốc là quốc gia thực dân của thế kỷ 21 chẳng mới mẻ gì vì các nhà bình luận đã trao đổi về điều đó cả một thập kỷ nay, nhưng với những người từng trải qua thời kỳ thực dân hay thậm chí nghiên cứu về chủ nghĩa này, tuyên bố này dường như không hợp lý, thậm chí là xúc phạm.

Chủ nghĩa thực dân, như mô tả trong cuốn sách ‘Heart of Darkness’ (Trái tim đen tối) của Joseph Conrad, ‘How Europe Underdeveloped Africa’ (Châu Âu đã hạn chế sự phát triển của châu Phi thế nào) của Walter Rodney và ‘Black Skin, White Masks’ (Da đen, Mặt nạ trắng) của Franz Fanon, rất quỷ quyệt và đầy sức mạnh. Dù tồn tại những mối giao thương và đầu tư mạnh mẽ, thì sự thống trị vẫn hiện diện rõ ràng qua các chương trình giảng dạy, lệnh giới nghiêm và những hạn chế đi lại áp đặt dựa trên màu da. Continue reading “Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?”

Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”