Thế giới hôm nay: 01/09/2020

 

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ vượt mốc 6 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức. Tuy nhiên, tin tốt là số ca mới trong ngày đã giảm ở các bang miền nam và miền tây. Con số trung bình một tuần, vốn xuống dưới mức 42.000 ca trong sáu ngày liên tiếp, hồi cuối tuần giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng Sáu.

Kinh tế Ấn Độ giảm 23,9% theo năm trong quý hai. Quý này chứng kiến đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhằm hạn chế covid-19 lây lan. Nhưng phong tỏa đã không hiệu quả, dù làm mất tới 140 triệu việc làm. Ấn Độ hiện đang ghi nhận nhiều ca nhiễm mới hơn bất kỳ nước nào khác. Gần 80.000 ca nhiễm mới đã được xác nhận trong 24 giờ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/09/2020”

Thế giới hôm nay: 31/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ lập kỷ lục thế giới mới về số ca nhiễm covid-19 mới trong ngày được xác nhận bằng xét nghiệm. Cả nước đã ghi nhận 78.761 ca mới vào thứ Bảy, vượt kỷ lục trong ngày trước đó của Mỹ hồi giữa tháng 7. Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm chính thức trên toàn cầu hiện đã vượt quá 25 triệu.

Biểu tình bùng nổ ở một số thủ đô châu Âu phản đối các hạn chế do chính phủ áp đặt nhằm kiểm soát covid-19. Tại Berlin, hơn 38.000 người đã biểu tình. Một số người biểu tình cực hữu đã cố gắng đột nhập vào tòa nhà quốc hội. Các biện pháp chống coronavirus đang được áp dụng trở lại ở nhiều nước khi châu Âu chứng kiến làn sóng ca nhiễm mới thứ hai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2020”

Thế giới hôm nay: 28/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bão Laura tạo ra sức gió 150 dặm/giờ, lũ lụt và thiệt hại trên diện rộng tại khu vực Bờ Vịnh Mexico của Mỹ. Nửa triệu người bị mất điện ở Louisiana và Texas, và một cô gái 14 tuổi tử vong vì cây đổ đè lên nhà, một trong số ít nhất bốn nạn nhân đã thiệt mạng ở Louisiana. Cơn bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi di chuyển vào đất liền.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ báo hiệu một sự thay đổi chính sách nhằm khôi phục việc làm và trợ giúp nền kinh tế bị tàn phá bởi coronavirus. Chủ tịch Fed Jerome Powell thông báo ngân hàng trung ương đang áp dụng chính sách “nhắm mục tiêu lạm phát trung bình”, cho phép lạm phát ở mức hơn 2% trong một thời gian nếu điều đó là cần thiết để giữ cho nền kinh tế phát triển. Sự thay đổi này khẳng định Fed có thể sẽ giữ lãi suất thấp trong một thời gian tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/06/2020”

Thế giới hôm nay: 25/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biểu tình nổ ra ở Wisconsin sau khi cảnh sát bắn nhiều phát vào lưng một người đàn ông da đen, Jacob Blake, 29 tuổi, khi phản ứng lại cái họ cho là một vụ việc bạo lực gia đình. Các quan chức thành phố Kenosha đã tuyên bố lệnh giới nghiêm ban đêm vì bất ổn bùng phát sau vụ việc. Blake đang ở phòng săn sóc đặc biệt sau phẫu thuật. Căng thẳng giữa cảnh sát và cộng đồng người Mỹ gốc Phi gia tăng kể từ sau vụ giết George Floyd bởi các sĩ quan ở bang láng giềng Minnesota.

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc lần đầu tiên đưa ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở cả không gian công cộng trong nhà và ngoài trời. Quốc gia này ban đầu đã làm tốt trong việc ngăn chặn covid-19 lây lan, nhưng giờ đây đối mặt với một làn sóng ca nhiễm mới. Chính phủ cũng áp đặt các quy định giãn cách xã hội chặt chẽ hơn ở các khu vực khác của đất nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/08/2020”

Thế giới hôm nay: 24/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 800.000 người trên thế giới hiện đã được xác nhận chết vì covid-19. Mỹ là nước có số người chết cao nhất, khoảng 176.000, theo sau là Brazil với 114.000 người, Mexico 60.000 người và Ấn Độ 56.000 người. Nỗi lo ngại về làn sóng dịch thứ hai ở châu Âu đang gia tăng, với Pháp, Ý và Tây Ban Nha ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ ít nhất là đầu tháng 5.

Hàng nghìn người Belarus đã tràn ngập thủ đô Minsk của nước này để phản đối sự cầm quyền kéo dài của Alexander Lukashenko, người đã đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống cách đây hai tuần. Đám đông tuần hành về phía dinh tổng thống kêu gọi ông rời bỏ quyền lực và tiến hành một cuộc bỏ phiếu mới. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cáo buộc các thành viên đối lập Belarus, những người đã rời bỏ đất nước vì lo sợ ông Lukashenko đàn áp, là đi tìm cách gây “đổ máu”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/08/2020”

Thế giới hôm nay: 21/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Steve Bannon, cựu giám đốc điều hành chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump và sau đó là cố vấn chiến lược của Nhà Trắng, đã bị các công tố viên liên bang truy tố tội gian lận. Ông Bannon và ba người khác đã quyên góp hơn 25 triệu đô la thông qua chiến dịch gây quỹ cộng đồng để hỗ trợ xây bức tường biên giới Mexico do ông Trump đề xuất. Các công tố viên cáo buộc họ hưởng lợi cá nhân, che đậy hành động của mình bằng cách chuyển tiền qua một công ty vỏ bọc và một tổ chức phi lợi nhuận do ông Bannon kiểm soát.

Trong khi đó, một tòa án liên bang phán quyết cuộc điều tra về tài chính của ông Trump có thể được tiến hành. Chưởng lý quận Manhattan đang tìm kiếm thông tin về các khoản tiền bịt miệng. Vào tháng Bảy, Tòa án Tối cao đã bác bỏ lập luận cho rằng tổng thống có quyền miễn trừ tuyệt đối với những cuộc điều tra như vậy. Phán quyết mới bác bỏ lập luận mới nhất của ông Trump, với luận điểm trát đòi hầu tòa là “quá mức” và cấu thành hành vi “quấy rối”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/08/2020”

Thế giới hôm nay: 20/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ủy ban thượng viện đã trình bày chi tiết các liên hệ sâu rộng giữa chiến dịch tranh cử của Donald TrumpNga hồi năm 2016. Konstantin Kilimnik, một mối quan hệ lâu năm của Paul Manafort, giám đốc chiến dịch, được xác định rõ là một điệp viên Nga, và báo cáo cũng lưu ý ông ta có thể đã tham gia vào một vụ hack Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ. Ủy ban Tình báo Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã đi sâu hơn cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt, mà ông Trump từng bác bỏ là “cuộc săn phù thủy”.

Đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD chỉ hơn hai năm trước, giờ đây Apple lại đạt mức 2 nghìn tỷ USD. Đây là công ty Mỹ đầu tiên có được thành tích cao như vậy. Việc định giá này phản ánh thành công của công ty trong việc tăng cường tập trung vào các thiết bị ngoài điện thoại thông minh, như đồng hồ thông minh và tai nghe không dây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2020”

Thế giới hôm nay: 19/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàn Quốc thông báo các cuộc tụ tập đông người ở nơi công cộng sẽ bị cấm và các địa điểm “nguy cơ cao” như nhà thờ và hộp đêm bị đóng cửa trong và xung quanh thủ đô Seoul, sau một đợt bùng dịch covid-19 mới. Sau thành công ban đầu trong việc kiểm soát virus, gần 1.000 trường hợp đã được ghi nhận từ ngày 13 đến 17 tháng 8. Các biện pháp có hiệu lực từ hôm nay.

Chỉ số thị trường chứng khoán S&P 500 của Mỹ đã tăng lên cao hơn mức trước đại dịch, đạt kỷ lục trong ngày là 3.395 điểm. Chỉ số này đã tăng hơn 50% kể từ đáy hôm 23 tháng 3, xuất phát từ đà tăng của các gã khổng lồ công nghệ. Trong khi đó, đồng đô la giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua so với các đồng tiền hàng đầu khác, khi các nhà lập pháp vẫn chưa đạt được đồng thuận về các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/08/2020”

Thế giới hôm nay: 18/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái 7,8% trong quý hai, con số tệ nhất từng được ghi nhận. Quý thứ ba liên tiếp suy thoái cũng khiến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thu nhỏ xuống thấp hơn cả quy mô của nó hồi năm 2011, trước khi bắt đầu cải cách “Abenomics” của Thủ tướng Abe Shinzo. Phục hồi bắt đầu từ cuối tháng 5, nhưng chậm.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã hoãn cuộc tổng tuyển cử của đất nước, theo dự kiến ​​là ngày 19 tháng 9, thêm bốn tuần. Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand, đã quay lại phong tỏa sau khi số ca nhiễm covid-19 tăng nhẹ. Sau ba tháng không có ca mới, gần đây nước này ghi nhận 78 trường hợp. Bà Ardern cho biết bà không có ý định trì hoãn thêm nữa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/08/2020”

Thế giới hôm nay: 17/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói với hàng nghìn người ủng hộ ở thủ đô Minsk rằng cuộc bầu cử của đất nước sẽ không được tổ chức lại, và gọi các đối thủ là “lũ chuột”. Đám đông của ông kém xa cuộc tuần hành được tổ chức ở trung tâm thành phố để phản đối cuộc bầu cử gian lận và bạo lực sau đó của chính phủ. Nga đề nghị hỗ trợ quân sự cho ông Luskashenko nếu cần thiết.

Hàn Quốc ghi nhận 279 ca nhiễm covid-19 mới vào thứ Bảy, con số trong ngày cao nhất kể từ tháng 3. Phần lớn các trường hợp là ở Seoul, bên cạnh Busan và Daegu. Dù thành công ban đầu trong việc ngăn chặn virus lây lan, Hàn Quốc giờ đã vượt mốc 15.000 ca nhiễm chính thức, với hơn 300 trường hợp tử vong. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/08/2020”

Thế giới hôm nay: 14/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

IsraelUAE vừa đạt một thỏa thuận, một phần  nhờ Tổng thống Donald Trump làm trung gian, người gọi đây là một “bước đột phá lớn”. Israel sẽ tạm thời từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của mình đối với các phần đất Bờ Tây mà họ từng tuyên bố sáp nhập. Đổi lại, UAE cam kết “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ”. Trước đây Israel không có quan hệ ngoại giao chính thức với bất kỳ quốc gia vùng Vịnh nào.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo “các hành động khiêu khích” của nước ngoài sau khi Pháp, một thành viên NATO, triển khai máy bay chiến đấu và hai tàu hải quân tới đông Địa Trung Hải. Nước này làm vậy để ủng hộ Hy Lạp, quốc gia cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ thăm dò dầu và khí đốt ở các vùng biển tranh chấp bằng cách điều một tàu thăm dò vào khu vực ngoài khơi đảo Síp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/08/2020”

Thế giới hôm nay: 13/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số liệu GDP quý hai của Anh không sáng sủa lắm. Nền kinh tế giảm 20,4% so với quý trước, xác nhận Anh đã bước vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ ít nhất là những năm 1920. Từ cuối năm 2019, Anh có thành tích tệ nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Âu (chỉ Tây Ban Nha là tệ hơn). Nhưng một số dữ liệu cho thấy cải thiện khiêm tốn xuất hiện từ tháng 6.

Uber có thể phải đóng cửa tạm thời ở California, theo lời giám đốc điều hành của hãng với MSNBC. Dara Khosrowshahi cho biết công ty dịch vụ gọi xe không kịp tái phân loại tài xế của mình là nhân viên toàn thời gian để tuân thủ phán quyết của tòa án tiểu bang gần đây yêu cầu hãng (và cả đối thủ Lyft) phải làm như vậy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/08/2020”

Thế giới hôm nay: 12/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép cho một loại vắc xin covid-19. Với chỉ chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người, một số chuyên gia đặt nghi vấn về tốc độ của quá trình này. Tổng thống Vladimir Putin, người có con gái đã được tiêm chủng, cho biết vắc-xin “vượt qua tất cả các thử nghiệm cần thiết”. Tiêm chủng hàng loạt có thể bắt đầu trong tháng này.

Sau 102 ngày không có ca  nhiễm covid-19 trong cộng đồng ở New Zealand, bốn người trong cùng một gia đình vừa xét nghiệm dương tính với virus này ở nam Auckland. Hôm nay Auckland bước vào “hạn chế cấp độ 3”. Cư dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài vì lý do thiết yếu, chẳng hạn như mua thực phẩm. Phần còn lại của New Zealand bước vào “Cấp độ 2”, thực hiện giãn cách xã hội và giới hạn quy mô tụ tập. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/08/2020”

Thế giới hôm nay: 10/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã vượt mốc 5 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức. Brazil, quốc gia xếp sau, có hơn 3 triệu ca và Ấn Độ, xếp thứ ba, gần 2,2 triệu ca. Vì một tỷ lệ lớn các ca nhiễm được cho là không triệu chứng, con số thực có thể cao hơn nhiều. Cho đến nay Ít nhất 162.000 người đã chết vì coronavirus ở Mỹ.

Với việc các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội còn lâu mới đạt thỏa thuận về dự luật kích thích kinh tế bổ sung, Tổng thống Donald Trump đã tự mình giải quyết các vấn đề. Ông vừa ký một sắc lệnh hành pháp mở rộng lệnh cấm liên bang đối với việc trục xuất người thuê nhà, cho phép hoãn trả các khoản vay sinh viên và cấp 400 đô la một tuần tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung. Nhưng chính quyền các bang sẽ phải đóng góp 100 đô la cho những khoản này, điều nhiều bang không thể đáp ứng được. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/08/2020”

Thế giới hôm nay: 07/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm Beirut sau vụ nổ khiến ít nhất 135 người thiệt mạng. Ông cam kết viện trợ quốc tế nhưng cảnh báo rằng Lebanon sẽ “tiếp tục chìm” nếu không tiến hành các cải cách chính trị và kinh tế. Khi lớp bụi đã lắng xuống, nhiều người Lebanon đổ lỗi cho chính phủ vì đã để mặc 2.750 tấn amoni nitrat nằm ở cảng Beirut nhiều năm trời.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “các biện pháp đáp trả mạnh mẽ” trước viễn cảnh chuyến thăm Đài Loan của Alex Azar, Bộ trưởng Y tế Mỹ. Chủ nhật này, ông Azar sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ kể từ năm 1979 tới thăm hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Người phát ngôn này cảnh cáo bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại nguyên tắc “một Trung Quốc” vốn coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/08/2020”

Thế giới hôm nay: 05/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ford bổ nhiệm Jim Farley làm giám đốc điều hành mới. Vị giám đốc tiếp thị lâu năm có nhiệm vụ tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu trong bối cảnh công ty  phải đối mặt với hậu quả của đại dịch covid-19 và các công nghệ ô tô mới. Ông Farley sẽ thay thế Jim Hackett, người đã tiếp quản hồi năm 2017 và sẽ nghỉ hưu vào tháng Mười.

Một vụ nổ lớn ở Beirut đã giết chết ít nhất 50 người và có thể làm bị thương thêm 2.750 người, Bộ trưởng Y tế Lebanon cho biết. Vụ nổ làm rung chuyển khu cảng của thủ đô, phá hủy các tòa nhà, làm vỡ cửa sổ và tạo ra một làn khói đỏ. Các quan chức nhà nước cho biết chính phủ có lưu trữ “các vật liệu nổ rất mạnh” tại một nhà kho gần bờ sông, nhưng nguyên nhân chính xác của vụ nổ vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/08/2020”

Thế giới hôm nay: 04/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, vừa báo cáo lợi nhuận trước thuế đạt 4,3 tỷ đô la trong nửa đầu năm nay, giảm 65% so với cùng kỳ 2019. Con số này tệ hơn nhiều so với dự báo. Ngân hàng đổ lỗi cho chi phí dự phòng  các khoản nợ xấu trong đại dịch coronavirus, cũng như căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; trong những năm gần đây, ngân hàng này chủ yếu kiếm lời ở châu Á.

Sau khi dọa cấm TikTok, Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoan nghênh việc  Microsoft hoặc bất kỳ công ty Mỹ nào khác mua lại ứng dụng này. Ông nói rằng nó vẫn sẽ bị cấm nếu việc bán lại chưa hoàn thành trước ngày 15 tháng 9, thêm rằng Bộ Tài chính Mỹ cũng cần “có phần” vì đã tạo điều kiện cho thương vụ  “trở nên khả thi”, song ông không giải thích cụ thể. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/08/2020”

Thế giới hôm nay: 03/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nam Phi hiện đã ghi nhận hơn 500.000 ca nhiễm covid-19. Nước này giờ có số ca nhiễm cao thứ năm trên thế giới và chiếm hơn một nửa số trường hợp được xác nhận ở Châu Phi. Trong khi đó, hơn 50.000 ca mới cũng được báo cáo ở Ấn Độ trong năm ngày liên tiếp, đưa tổng số ca ở nước này lên tới hơn 1,75 triệu, trong khi Philippines hiện có hơn 100.000 ca.

Sự tăng đột biến số ca nhiễm covid-19 đã khiến bang Victoria của Úc áp dụng các biện pháp phong tỏa mới, bao gồm cả lệnh giới nghiêm. Mặc dù Úc đã thành công bước đầu trong việc kiểm soát căn bệnh này, Victoria, tiểu bang đông dân thứ hai, vừa chứng kiến ​​ca nhiễm tăng trở lại trong những tuần gần đây. Bang này báo cáo 671 trường hợp mới vào Chủ nhật. Các hạn chế sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 13 tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/08/2020”

Thế giới hôm nay: 31/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

GDP của Mỹ giảm 32,9% trong quý hai so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số tăng trưởng GDP tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới cũng tăng lên 1,43 triệu  vào tuần trước. Hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết số ca nhiễm covid-19 tăng đang bắt đầu đè nặng lên hoạt động kinh tế một lần nữa.

Lý Đăng Huy, tổng thống Đài Loan giai đoạn 1988-2000, đã qua đời ở tuổi 97. Lớn lên dưới thời kỳ cai trị của Nhật Bản, ông là nhà lãnh đạo sinh tại Đài Loan đầu tiên của hòn đảo và là người đầu tiên được bầu trực tiếp. Ông được ca ngợi ở Đài Loan vì đã kết thúc một chế độ độc tài và giữ gìn nền độc lập trên thực tế, trong khi Bắc Kinh sỉ vả ông là một kẻ ly khai. Dù vậy, dưới thời ông thương mại và các mối quan hệ khác giữa Đài Loan và đại lục đã nở rộ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/07/2020”

Thế giới hôm nay: 30/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Báo cáo một khoản lỗ lớn hơn dự kiến ​​trong quý hai, Boeing tuyên bố chiếc máy bay phản lực thân rộng 747 cuối cùng sẽ xuất xưởng trong khoảng hai năm nữa. Nhà sản xuất máy bay Mỹ cũng đã cắt giảm việc sản xuất máy bay 777 và 787, và trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng 737 MAX, vốn bị cấm bay từ năm ngoái sau hai vụ rơi máy bay làm 346 người thiệt mạng.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cảnh báo triển vọng kinh tế của nước này còn phải phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch coronavirus. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói “tốc độ phục hồi dường như đã chậm lại” kể từ khi số ca nhiễm bắt đầu tăng trở lại vào tháng 6. Fed cam kết giữ lãi suất gần bằng 0 và duy trì hỗ trợ kinh tế khẩn cấp. Tin này làm thị trường tăng nhẹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/07/2020”