Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới

Nguồn: After half a century of success, the Asian tigers must reinvent themselves”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bốn con hổ châu Á – Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan – đã từng mê hoặc thế giới kinh tế. Từ đầu những năm 1960 cho đến những năm 1990, họ thường xuyên đạt mức tăng trưởng hai con số. Một thế hệ lao động cực nhọc trong vai trò nông dân và công nhân đã chứng kiến con cháu họ trở thành những công dân có học thức thuộc loại tốt nhất trên hành tinh. Những con hổ bắt đầu bằng cách sản xuất áo sơ mi, hoa nhựa và tóc giả màu đen. Không lâu sau, họ đã sản xuất chip nhớ, máy tính xách tay và các công cụ tài chính phái sinh. Trong quá trình này họ cũng tạo ra một cuộc tranh luận học thuật sôi nổi về nguồn gốc dẫn tới thành công của họ. Một số cho rằng đó là nhờ sự chỉ đạo của chính phủ; những người khác chỉ ra vai trò của thị trường cạnh tranh. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Thành công đã qua, thách thức đang tới”

Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?

Tác giả: Leo Panitch | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm tắt nội dung bài Marx hoàn toàn hiện đại (Thoroughly Modern Marx) của giáo sư Leo Panitch ở Đại học York tại Toronto, Canada, biên tập viên tập san Socialist Register, đăng trên tạp chí Mỹ Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) số 5-6 năm 2009. Các ghi chú trong ngoặc và các tiêu đề phụ là của người dịch.

Đi trước thời đại

Khủng hoảng kinh tế một lần nữa kích thích mọi người quan tâm đến Karl Marx. Lượng tiêu thụ bộ sách Tư bản (tiếng Đức Das Kapital) tăng vọt; riêng một nhà xuất bản ở Đức năm 2008 bán được trên 10 nghìn cuốn, so với hơn 100 cuốn bán được năm 2007. Đây là một chỉ dấu cho thấy cuộc khủng hoảng có quy mô rộng và ảnh hưởng lớn đến mức khiến chủ nghĩa tư bản toàn cầu và các “vệ sĩ” của nó rơi vào một cuộc khủng hoảng hình thái ý thức. Continue reading “Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?”

Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông

Lời giới thiệu: Trong sự kiện tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu liên quan xâm phạm phi pháp các vùng biển của Việt Nam trong thời gian từ ngày 02/07/2019 đến ngày 24/10/2019, Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam Nguyễn Bá Sơn đã gửi hai thư ngỏ tới Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc Hoàng Tiến (Huang Jin) để phản đối các vi phạm của Trung Quốc cũng như trao đổi về các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Bức thư đầu tiên đề ngày 24/08/2019, bức thư thứ hai đề ngày 29/10/2019, trong đó bức thư thứ hai là nhằm hồi đáp một thư ngỏ phản hồi từ Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc đề ngày 19/09/2019. Nhận thấy đây là một tài liệu hữu ích đối với các nhà nghiên cứu về sự kiện trên cũng như tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ba bức thư trên để bạn đọc tham khảo. Continue reading “Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông”

Hợp tác và cạnh tranh giữa ADB và AIIB

Nguồn: Kearrin Sims, “Cooperation and contestation between the ADB and AIIB”, East Asia Forum, 24/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã phát triển thành một tổ chức 100 thành viên kể từ sau khi được thành lập vào năm 2016, với 45 dự án đang hoạt động tại 18 quốc gia thành viên. AIIB là ngân hàng phát triển đa phương lớn thứ hai nếu tính theo số thành viên, chỉ xếp sau Ngân hàng Thế giới.

Khi số thành viên của AIIB tiếp tục mở rộng, nhiều người đặt câu hỏi liệu nó có giúp củng cố hay thách thức các tiêu chuẩn, chuẩn tắc và thông lệ tài chính đa phương hiện có hay không. Mối quan hệ của AIIB với đối thủ cạnh tranh và đồng thời là đối tác đa phương gần gũi nhất, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nằm ở trung tâm của những câu hỏi này. Continue reading “Hợp tác và cạnh tranh giữa ADB và AIIB”

Mỹ – Trung nên vượt qua chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Dani Rodrik, “How to Get Past the US-China Trade War”, Project Syndicate, 07/11/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đặt ra những thách thức chính trị và chiến lược quan trọng đối với trật tự toàn cầu hiện nay. Sự xuất hiện của một siêu cường mới ở châu Á chắc chắn tạo ra những căng thẳng địa chính trị mà một số người đã cảnh báo cuối cùng có thể dẫn đến xung đột quân sự. Ngay cả khi không xảy ra chiến tranh, sự cứng rắn của chế độ chính trị Trung Quốc, trong bối cảnh có những cáo buộc đáng tin cậy về vô số vi phạm nhân quyền, đã đặt ra những câu hỏi khó cho phương Tây.

Rồi đến khía cạnh kinh tế. Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại hàng đầu thế giới, và các mặt hàng chế tạo xuất khẩu ngày càng tinh vi của nó thống trị thị trường toàn cầu. Mặc dù vai trò kinh tế quốc tế của Trung Quốc khó có khả năng được cách ly khỏi xung đột chính trị, nhưng phương Tây cũng không thể ngừng giao thương với Trung Quốc. Continue reading “Mỹ – Trung nên vượt qua chiến tranh thương mại như thế nào?”

Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The End of Neoliberalism and the Rebirth of History”, Project Syndicate, 04/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã viết một bài tiểu luận nổi tiếng có tên “Sự cáo chung của lịch sử?” Việc chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, ông lập luận, sẽ xóa bỏ trở ngại cuối cùng ngăn chia toàn bộ thế giới khỏi mục tiêu dân chủ tự do và kinh tế thị trường. Nhiều người đồng ý.

Ngày nay, khi chúng ta phải đối mặt với sự rút lui khỏi trật tự toàn cầu tự do dựa trên luật lệ, với các nhà lãnh đạo độc đoán và những kẻ mị dân dẫn dắt các quốc gia hàng đầu, nơi hơn một nửa dân số thế giới sinh sống, ý tưởng của Fukuyama có vẻ kỳ quặc và ngây thơ. Nhưng nó củng cố cho học thuyết kinh tế tân tự do[1] đã tồn tại trong 40 năm qua. Continue reading “Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do”

Mỹ sẽ loại Trung Quốc khỏi hệ thống đô la toàn cầu?

Nguồn: Paola Subacchi, “Locking China Out of the Dollar System”, Project Syndicate, 21/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thỏa thuận “giai đoạn một” được công bố gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được ca ngợi là một bước tiến quan trọng hướng tới một thỏa thuận toàn diện nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn một năm. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sẵn sàng từ bỏ chính sách đối đầu với Trung Quốc của mình thì hãy nghĩ lại. Trên thực tế, chính quyền Trump đã sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến khác, liên quan chặt chẽ tới cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, lần này là về dòng chảy tài chính.

Trong một nền kinh tế thế giới hội nhập cao, thương mại và tài chính là hai mặt của cùng một đồng xu. Các giao dịch thương mại xuyên biên giới phụ thuộc vào hệ thống thanh toán quốc tế hoạt động tốt và một mạng lưới mạnh mẽ các tổ chức tài chính sẵn sàng và có thể phát hành tín dụng. Cơ sở hạ tầng tài chính này đã được xây dựng xung quanh đồng đô la Mỹ – loại tiền tệ quốc tế có tính thanh khoản và khả năng trao đổi cao nhất. Continue reading “Mỹ sẽ loại Trung Quốc khỏi hệ thống đô la toàn cầu?”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày ấy và bây giờ

Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Có một điều là hệ tư tưởng của Liên Xô về bản chất không tương thích với sự chung sống lâu dài với Mỹ. Từ Lenin về sau, các lãnh đạo Liên Xô nhìn thế giới bằng lăng kính có tổng bằng không: dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản phải thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Có thể tồn tại những liên minh vì tình thế và cả các giai đoạn hòa dịu (détente), song cuối cùng, thể chế cộng sản phải thắng lợi ở mọi nơi để Liên Xô được an toàn. Nhưng ĐCSTQ thì không nghĩ vậy. Tổ chức này mang tính dân tộc nhiều hơn là tính quốc tế. Đảng nhìn nhận Washington như một trở ngại ngăn họ duy trì chế độ và thống trị khu vực, nhưng họ không cho rằng nước Mỹ hay mô hình chính phủ Mỹ phải bị đánh bại để đạt được các mục tiêu ấy. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

Tác động của bầu cử tổng thống Mỹ tới môi trường đầu tư

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Kinh tế và chính trị luôn là hai yếu tố móc xích và ảnh hưởng lẫn nhau. Những thay đổi lớn trong môi trường chính trị do vậy sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế và môi trường đầu tư. Điều này đặt ra một mối bận tâm cho các nhà đầu tư khi cuối năm sau (2020) thế giới sẽ chứng kiến một sự kiện chính trị quan trọng: Bầu cử tổng thống Mỹ. Vậy bầu cử tổng thống Mỹ sẽ tác động thế nào đến môi trường đầu tư tại Mỹ và Việt Nam?

Dựa trên các nghiên cứu về chu kỳ bầu cử tại Mỹ, tác động của nó đối với môi trường đầu tư có thể được chia làm 2 giai đoạn là trước và sau kỳ bầu cử. Continue reading “Tác động của bầu cử tổng thống Mỹ tới môi trường đầu tư”

Chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc

Tác giả: Lưu Phi Đào | Giới thiệu: Hà Lực

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn là vấn đề được giới chiến lược, học thuật ở Trung Quốc và nước ngoài tập trung thảo luận và nghiên cứu. Nhưng những phân tích thực nghiệm cụ thể lại khá ít, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực chính trị và an ninh. Bài viết sẽ tập trung vào sách lược cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, phân tích mục tiêu, lộ trình và triển vọng phát triển của chiến lược này, đưa ra đánh giá mang tính thử nghiệm về tác động có thể có của chiến lược này đối với hợp tác “Vành đai và Con đường”.

Từ khi Chính quyền Trump đưa ra khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và không lâu trước khi công bố Báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn là vấn đề được giới chiến lược, học thuật ở Trung Quốc và nước ngoài tập trung thảo luận và nghiên cứu, như bối cảnh và ý đồ của việc Mỹ đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nội hàm địa chính trị và triển vọng của chiến lược này…, nhưng những phân tích thực nghiệm cụ thể lại khá ít, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực chính trị và an ninh. Là trụ cột kinh tế quan trọng trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng sách lược cạnh tranh đầu tư vào cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ vẫn thiếu những nghiên cứu sâu cần có. Continue reading “Chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc”

Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?

Nguồn: James Riedel & Markus Taussig, “Vietnam’s vulnerability to the US–China trade war, East Asia Forum, 08/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ lan sang Việt Nam. Một cách hợp lý để tiếp cận vấn đề là nghiên cứu logic đằng sau thương chiến Mỹ -Trung, sau đó đánh giá liệu logic tương tự có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Việt Nam hay không. Tuy nhiên, vấn đề với cách tiếp cận này là thương chiến Mỹ – Trung không tuân theo logic kinh tế.

Lý thuyết kinh tế và bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng thương mại quốc tế tự do nói chung là một trò chơi có tổng dương mà trong đó cả hai bên đều được lợi từ thương mại. Chúng cũng chỉ ra rằng các cuộc chiến thương mại nói chung là một trò chơi có tổng âm, nghĩa là cả hai bên đều thua. Chắc chắn là ở mỗi nước sẽ có người được và người mất khi tham gia vào thương mại tự do hoặc chiến tranh thương mại, nhưng từ góc độ quốc gia, thương mại tự do đem đến lợi ích còn chiến tranh thương mại gây ra tổn thất. Continue reading “Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?”

Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?

Nguồn: Ligang Song, “Why the United States and China need to end the trade war”, East Asia Forum, 04/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài hơn một năm nay khiến nhiều người cho rằng hai nước đã dấn mình vào một cuộc chiến dai dẳng và tốn kém. Thế nhưng, có những lý do thuyết phục khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc cần chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt.

Chiến lược áp thuế với Trung Quốc của Hoa Kỳ không phải là công cụ hữu hiệu để đối phó với sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại song phương Mỹ – Trung, điều bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố mang tính cấu trúc trong nước: tiết kiệm quá mức so với đầu tư và tiêu dùng ở nước có thặng dư mậu dịch, và đầu tư và tiêu dùng quá mức ở nước bị thâm hụt. Để giảm sự mất cân bằng, các quốc gia buộc phải có những điều chỉnh lớn về mặt cấu trúc. Với Trung Quốc, đó sẽ là việc mở rộng nhập khẩu và tăng tiêu dùng nội địa, trong khi với Hoa Kỳ là giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm. Continue reading “Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?”

Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ

Nguồn: Martin Wolf, “The Narrow Corridor — the fine line between despotism and anarchy”, Financial Times, 26/09/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Daron Acemoglu và James A Robinson đặt câu hỏi: Làm thế nào cân bằng giữa sự bảo vệ và nền tự do?

“Đến Đan Mạch” là cách nói ẩn dụ phổ biến về công cuộc biến các quốc gia trở thành những xã hội thịnh vượng, ổn định, được quản trị tốt, thượng tôn luật pháp, dân chủ và tự do. Trong cuốn sách mới nhất, Daron Acemoglu của MIT và James Robinson của Đại học Chicago, đồng tác giả của cuốn “Tại sao các Quốc gia Thất bại” nổi tiếng, tiếp tục đề ra khuôn khổ giải đáp câu hỏi làm thế nào đạt được sự biến đổi trên. Theo họ, câu trả lời đơn giản là: khó. Câu trả lời sâu hơn là: “nền tự do xuất phát từ sự cân bằng tinh tế giữa quyền lực nhà nước và xã hội”.

Nền tự do không phải do nhà nước ban phát, cũng không phải giành được từ sự cưỡng ép của nhà nước. Nó là sản phẩm của sự tranh đua và hợp tác giữa nhà nước và xã hội. Nói theo nhà văn Lewis Carroll (tác giả cuốn Alice ở Xứ thần tiên), các tác giả mô tả mối quan hệ này như là cuộc đua “Nữ hoàng Đỏ”, trong đó, nhà nước và xã hội phải chạy cùng tốc độ nếu muốn duy trì vị trí của mình. Continue reading “Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ”

Hậu quả kinh tế của tự động hóa

Nguồn: Robert Skidelski,The Economic Consequences of Automation”, Project Syndicate, 18/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong khi Brexit chiếm tiêu đề của báo chí ở Vương quốc Anh và các nơi khác, cuộc diễu hành trong im lặng của quá trình tự động hóa vẫn tiếp tục. Hầu hết các nhà kinh tế xem xu hướng này là có ích: công nghệ, theo họ, có thể phá hủy việc làm trong ngắn hạn, nhưng sẽ tạo ra những việc làm mới và tốt hơn trong dài hạn.

Sự phá hủy việc làm là rất rõ ràng và trực tiếp: một công ty tự động hóa băng chuyền, hệ thống thanh toán tại siêu thị hoặc hệ thống giao hàng, sẽ chỉ giữ lại một phần mười lực lượng lao động làm giám sát viên, và sa thải phần còn lại. Nhưng những gì xảy ra sau đó lại ít rõ ràng hơn. Continue reading “Hậu quả kinh tế của tự động hóa”

Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?

Nguồn: Bejamin Studebaker, “The real stakes of Trump’s trade war with China,” The New Republic, 27/08/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc sẽ leo thang một lần nữa vào ngày 1/9, khi chính quyền Trump dự kiến áp đặt mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế 25% đã được áp cho một số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD khác. Nhiều động thái mới sẽ còn tiếp diễn vào mùa thu này khi hai quốc gia vẫn kiên trì cuộc chơi ăn miếng trả miếng của họ với nhau.

Theo ông Trump, chiến tranh thương mại là nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo ra việc làm ở Mỹ, hay buộc Trung Quốc phải giao thương với Hoa Kỳ theo những điều khoản có lợi hơn. Các đảng viên Dân chủ lập luận rằng không kết quả nào kể trên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu Trump có thể “thắng” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không đang khá mơ hồ về chính định nghĩa thế nào gọi là “thắng”. Continue reading “Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?”

Tại sao Huawei muốn chuyển giao công nghệ 5G cho phương Tây?

Nguồn:Huawei may sell its 5G technology to a Western buyer”, The Economist, 11/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một sân giữa tòa nhà được thiết kế theo phong cách Hy Lạp cổ đại, bao quanh là các cột đá cao kiểu tượng phụ nữ, sẽ thật phù hợp nếu Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), giám đốc điều hành của Huawei, chìa ra cho phương Tây một nhành ô liu: một phần trong công ty của ông. Tòa nhà rộng lớn trong khuôn viên mênh mông của Huawei ở Thâm Quyến có một phòng triển lãm tự hào trưng bày các công nghệ “thế hệ thứ năm” (5G) của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Mạng điện thoại di động cực nhanh và cực kỳ được thèm muốn này sẽ sớm kết nối mọi thứ từ ô tô đến robot công nghiệp .

Chính công nghệ 5G đóng vai trò trung tâm đối với tăng trưởng doanh thu trong tương lai này của Huawei là thứ mà ông Nhậm nói rằng ông sẵn sàng chia sẻ, trong một cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ với The Economist vào ngày 10 tháng 9. Chỉ với một khoản phí trả một lần, giao dịch sẽ cung cấp cho người mua quyền tiếp cận vĩnh viễn đối với các bằng sáng chế, giấy phép, mã nguồn, thiết kế kỹ thuật và bí quyết chế tạo 5G hiện có của Huawei. Continue reading “Tại sao Huawei muốn chuyển giao công nghệ 5G cho phương Tây?”

Một thế giới, hai hệ thống

Nguồn: Joschka Fischer,  “Two Systems, One World”, Project Syndicate, 30/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ đang đến gần, vấn đề tự do đã nổi lên trở lại hàng đầu ở Moskva và Hồng Kông, mặc dù trong những hoàn cảnh lịch sử và chính trị rất khác nhau. Chúng ta được nhắc nhở rằng kỷ nguyên hiện đại được xây dựng trên sự tự do, và trên sự thừa nhận rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Ý tưởng Khai sáng cấp tiến này, một khi bén rễ, sẽ tạo thành một sự khác biệt so với toàn bộ lịch sử trước đó. Nhưng thời thế đã thay đổi. Trong thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: Liệu một hình thức chuyên chế hiện đại hóa có thể đại diện cho một sự thay thế đối với nền dân chủ tự do và nhà nước pháp quyền hay không? Continue reading “Một thế giới, hai hệ thống”

Triển vọng khai thác chung Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông

Tác giả: Hoàng Việt

Giới thiệu

Truyền thông thế giới cho biết, trong chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines gần đây, hai bên đã ký kết 29 thỏa thuận, trong đó có một bản ghi nhớ (MOU) về khai thác chung trên khu vực biển Đông.[1] Biển Đông vốn là khu vực có nhiều tranh chấp phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Chính vì vậy, khai thác chung luôn là vấn đề mà nhiều quốc gia trong khu vực cùng quan tâm, vì có thể dẫn tới những thay đổi nhất định trên khu vực biển Đông.

Bài báo này nhằm giới thiệu những vấn đề pháp lý về khai thác chung và thông qua các quy định của luật pháp liên quan, nhằm tìm kiếm những đánh giá về triển vọng khai thác chung giữa Trung Quốc – Philippines trong thời gian sắp tới. Continue reading “Triển vọng khai thác chung Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông”

Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?

Nguồn: What comes after Bretton Woods II?”, The Economist, 13/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Hoa Kỳ không còn cần phải cạnh tranh với một tay bị trói sau lưng”, Richard Nixon, lúc đó là tổng thống Mỹ, nói với người dân của mình như vậy vào tháng 8 năm 1971. Với bài phát biểu đó, ông đã báo trước sự kết thúc của trật tự kinh tế hậu Thế chiến II, chấm dứt việc chuyển đổi đồng đô la Mỹ sang vàng và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu. Sự tồn tại của trật tự ngày hôm nay, vốn xuất hiện sau những hỗn loạn xảy ra sau đó, giờ đây trông ngày càng mong manh hơn. Trong các trường hợp khác, sự sụp đổ của nó có thể không làm người ta thương tiếc. Nhưng với mỗi ngày tháng 8 này trôi qua, triển vọng cho một sự thay đổi tốt đẹp từ một chế độ tiền tệ toàn cầu này sang một chế độ khác trông ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?”