Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hạ tuần tháng 3 năm nay, cả thế giới nín thở theo dõi tiến trình giải quyết vụ khủng hoảng do tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez gây ra. Con kênh này hàng năm mang lại cho Ai Cập một nguồn thu đáng kể bình quân 6 tỷ USD (năm 2020 là 5,61 tỷ USD). Việc nó dừng hoạt động một tuần đã gây thiệt hại cho Ai Cập cũng như các chủ hàng có tàu nằm chờ qua kênh. Hàng năm có khoảng 19.000 tàu biển chở lượng hàng hoá giá trị tương đương chừng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu đi qua con kênh này. Cuộc khủng hoảng Suez đã làm rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu, và cho thấy hệ thống này thật mong manh, dễ gặp trở ngại vào bất cứ lúc nào.

Tuần san The Arab Weekly ngày 30/3/2021 nói sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez đã làm cho cuộc thảo luận về các giải pháp thay thế kênh Suez — trong đó có dự án kênh đào Ben Gurion của Israel nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải  (còn gọi là kênh đào Israel) — trở nên sôi động. Người Israel coi tuyến đường này là đối thủ cạnh tranh của kênh Suez. Tel Aviv dự kiến biến kênh Israel thành một dự án nhiều mặt, như xây dựng các thị trấn nhỏ, khách sạn, nhà hàng và câu lạc bộ đêm xung quanh con đường thủy này. Continue reading “Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?”

Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?

Nguồn: Why the Suez Canal and other choke-points face growing pressure”, The Economist, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tuần này, Shoei Kisen Kaisha, một công ty Nhật Bản, đã phải đưa ra thông cáo báo chí xin lỗi sau khi con tàu của họ, Ever Given, bị mắc kẹt trên kênh đào Suez. Gió lớn được cho là đã làm con tàu chệch hướng vào thứ Ba, ngăn các tàu khác đi qua con kênh. Việc Ever Given bị mắc kẹt kéo dài đã dẫn tới sự hình thành hàng nghìn tranh ảnh biếm họa, nhưng thiệt hại về kinh tế không phải chuyện đùa. Kênh đào này chuyên chở 12% khối lượng thương mại toàn cầu và chỉ có một tuyến đường thay thế giữa châu Á và châu Âu là đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, vốn làm hành trình kéo dài thêm hơn một tuần. Kênh đào Suez là một trong nhiều tuyến đường biển hẹp mà giao thương hàng hải quốc tế phải dựa vào. Các tuyến khác còn có Kênh đào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và eo biển Hormuz nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman. Ngay cả khi không có tàu nào dài cỡ Tòa nhà Empire State chắn ngang, những tuyến đường biển này cũng đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Continue reading “Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?”

Tuyến đường biển phía Bắc là gì?

Nguồn: What is the Northern Sea Route?, The Economist, 24/09/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23 tháng 08 năm 2018, tàu Venta Maersk rời cảng Vladivostok ở Viễn Đông của Nga trong một hành trình rất quan trọng. Đi qua Biển Đông Siberia và Biển Laptev, dự kiến đến St Petersburg vào ngày 27 tháng 09, Venta đang đi theo một hải trình đánh dấu sự phát triển mới nhất trong giao thông hàng hải ở các vùng biển phía bắc này. Con tàu được gia cố đặc biệt này là tàu container đầu tiên trên thế giới thực hiện hành trình xuyên qua khu vực Bắc Cực của Nga. Chuyến đi chỉ là một thử nghiệm. Mục đích của nó là thu thập dữ liệu và xác định xem liệu tuyến đường này có khả thi hay không, chứ không nhằm thực sự tìm kiếm một giải pháp thương mại thay thế cho các tuyến đường vận tải biển hiện tại của Maersk. Nhưng các chuyên gia cũng xem xét chuyến thám hiểm này từ góc độ sự quan tâm quốc tế ngày càng tăng đối với Bắc Cực. Continue reading “Tuyến đường biển phía Bắc là gì?”

08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez

Nguồn: Egypt opens the Suez Canal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau khi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng của Ai Cập, kênh đào Suez được mở cửa trở lại cho giao thương quốc tế. Tuy nhiên, có rất nhiều những đống đổ nát từ Khủng hoảng Kênh đào Suez trên khắp con kênh, và các công nhân Ai Cập và Liên Hiệp Quốc đã phải mất nhiều tuần dọn dẹp trước khi các tàu lớn có thể đi qua.

Kênh đào Suez, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ bằng lối qua Ai Cập, đã được các kỹ sư người Pháp hoàn thành vào năm 1869. Suốt 88 năm sau đó, con kênh hầu như chỉ thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào nó như là một tuyến đường ít tốn kém để vận chuyển dầu từ Trung Đông. Continue reading “08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez”

29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu

29-10-1956-israel-invades-egypt-suez-crisis-begins

Nguồn: Israel invades Egypt; Suez Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, lực lượng vũ trang Israel đã tiến vào Ai Cập và hướng tới kênh đào Suez, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng. Không lâu sau đó, quân Pháp và Anh cũng nhập cuộc, gây nên “Chiến tranh Lạnh” nghiêm trọng ở Trung Đông.

Chất xúc tác giúp hình thành liên minh Israel-Anh-Pháp chính là quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez của Tổng thống Ai Cập – Gamal Abdel Nasser – vào tháng 7/1956. Căng thẳng đã kéo dài suốt một thời gian. Hai năm trước, quân đội Ai Cập đã bắt đầu gây sức ép buộc người Anh chấm dứt sự hiện diện quân sự ở kênh đào Suez (dù Hiệp ước Anh-Ai Cập 1936 lại cho phép điều đó). Lực lượng của Nasser cũng tham gia vào các trận đánh lẻ tẻ với binh sĩ Israel dọc biên giới hai nước. Còn bản thân nhà lãnh đạo Ai Cập thì chẳng hề che giấu ác cảm của mình đối với quốc gia Do Thái. Continue reading “29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu”

17/11/1869: Khánh thành Kênh đào Suez

Suez

Nguồn:Suez Canal opens,” History.com (truy cập ngày 16/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1869, kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải với biển Đỏ được khánh thành trong một buổi lễ công phu có sự tham dự của Hoàng hậu Pháp Eugénie, vợ của Napoléon III.

Năm 1854, cựu lãnh sự Pháp tại Cairo Ferdinand de Lesseps đã đạt được một thỏa thuận với toàn quyền Ottoman tại Ai Cập để xây dựng một kênh đào kéo dài 100 dặm qua eo đất Suez. Một nhóm kỹ sư quốc tế đã lên kế hoạch xây dựng, và đến năm 1856 Công ty Kênh đào Suez được thành lập và được cấp quyền khai thác kênh đào trong 99 năm sau khi hoàn thành công trình. Continue reading “17/11/1869: Khánh thành Kênh đào Suez”

De Lesseps – Tổng công trình sư Kênh đào Suez

PANA.DELESSEPS

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 2/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

De Lesseps (1805-1894) là một nhà ngoại giao và quản lý hành chính người Pháp, người đã chỉ đạo việc xây dựng Kênh đào Suez.

Ferdinand de Lesseps sinh ngày 19 tháng 11 năm 1805 trong một gia đình người Pháp có truyền thống ngoại giao. Ông cũng theo nghiệp ngoại giao, và được bổ nhiệm công tác tại Tunisia và Ai Cập trong những nhiệm kỳ đầu. Tại Ai Cập, ông kết thân với Said Pasha, con trai của phó vương nước này. De Lesseps dần bị mê hoặc bởi nền văn hóa Địa Trung Hải và Trung Đông, cùng với sự lớn mạnh của giao thương ở Tây Âu. Sau nhiệm kỳ công tác tại Tây Ban Nha và Ý, năm 1849 ông từ chức vì một bất đồng với chính phủ Pháp. Năm 1854, Said Pasha trở thành tân phó vương của Ai Cập. De Lesseps lập tức quay trở lại Ai Cập. Tại đây ông được đón tiếp nồng hậu, và không lâu sau đó ông được cấp phép để bắt đầu xây dựng Kênh đào Suez. Cảm hứng của De Lesseps bắt nguồn từ việc Napoleon hủy bỏ các kế hoạch xây một kênh đào cho phép tàu thuyền có thể đi trực tiếp từ Địa Trung Hải đến Biển Đỏ để tới phương Đông, thay vì phải đi một chuyến hải trình dài vòng qua Châu Phi. Continue reading “De Lesseps – Tổng công trình sư Kênh đào Suez”