Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 6/5/2022 có đăng toàn văn bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản của Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy (Zhang Han-hui) với Thông tấn xã TASS (Nga). Nội dung như sau:

Hỏi:  Sau khi bắt đầu Hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine, phải chăng phương hướng ưu tiên hợp tác quân sự Nga-Trung Quốc đã có thay đổi? Phải chăng sẽ có sự gia tăng? Có phải là hai bên đang tiến hành đàm phán mua một loại vũ khí nào đó của Nga? Công tác cùng nhau xây dựng hệ thống cảnh báo tên lửa Trung Quốc đã có tiến triển ra sao? Continue reading “Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine”

Ukraine và bóng ma Quốc xã

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of the Nazis,” Financial Times, 09/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi cả hai bên đều cáo buộc kẻ thù là hậu duệ của Hitler, thỏa hiệp dần trở thành điều không tưởng.

Đã không có chiến thắng nào để Vladimir Putin có thể ăn mừng trong Ngày Chiến thắng. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Nga đang sa lầy trong một cuộc chiến tàn khốc, bất phân thắng bại, và ngày càng nhục nhã.

Trước khi có bài phát biểu quan trọng tại Quảng trường Đỏ, kỷ niệm chiến thắng trong Thế chiến II, Tổng thống Nga có ba lựa chọn – nhưng không có lựa chọn nào trong số đó là tốt cả. Ông có thể bắt đầu xuống thang trong cuộc chiến ở Ukraine, điều có nghĩa là thừa nhận rằng Nga đã không đạt được hầu hết các mục tiêu của mình. Ông có thể cố gắng thúc đẩy tinh thần quân đội và quốc gia, nhưng không thông báo về một thay đổi lớn trong chính sách. Hoặc ông có thể leo thang, bằng lời nói hoặc hành động – chẳng hạn như tuyên bố lệnh động viên quân sự, hoặc ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Continue reading “Ukraine và bóng ma Quốc xã”

Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức

Nguồn: Tschechischer Premier: „Wir liefern Waffen, weil wir etwas Entscheidendes verstanden haben“, WELT, 07/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

“Tên lửa, thậm chí cả xe tăng, tất cả những gì mà chúng tôi có thể cung cấp” thì Séc đều gửi cho Ukraine. Trong một bài phỏng vấn, thủ tướng Petr Fiala giải thích vì sao nước ông không thể làm khác. Trong chuyến viếng thăm của ông tới Berlin, thủ tướng Séc đã đưa ra một đề nghị với thủ tướng Scholz.

Hỏi: Thưa ngài Thủ tướng, Séc là một nước ủng hộ quan trọng đối với Ukraine, cả về quân sự. Các chuyến giao hàng tiếp theo đã được lên kế hoạch chưa? Continue reading “Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức”

Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Russians at War,” Foreign Affairs, 18/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hung hăng của Putin đã khiến một quốc gia tự chống lại chính mình.

Đầu tháng 4, quan tài chứa thi thể của Vladimir Zhirinovsky, 75 tuổi – một nhà dân túy cực đoan, người từng là trụ cột quan trọng của nhà nước Nga suốt hai thập niên – đã được đưa đến Sảnh Cột (Hall of Columns) ở trung tâm Moscow để mọi người có thể đến viếng. Cách đây 69 năm, thi hài Stalin cũng được quàn tại đây, và vì thế dẫn đến cái chết của hàng loạt người Nga, những người đã bị giẫm đạp đến chết trong đám đông khổng lồ tụ tập để tiễn biệt nhà độc tài Liên Xô.

Đã không có đợt giẫm đạp nào ở đám tang Zhirinovsky, nhưng nó gợi lại một khoảnh khắc khác trong thời kỳ Liên Xô. Thi thể của ông đã được đưa đến Sảnh Cột trong một chiếc Aurus Lafet – dòng xe tang đen phiên bản siêu giới hạn, được sản xuất bởi Aurus Motors, nhà sản xuất xe hơi hạng sang mới nổi của Nga. Trong tiếng Nga, lafet có nghĩa là “xe tang”, và đối với những người Nga như tôi, những người đủ lớn tuổi để nhớ được giai đoạn đầu thập niên 1980, tên của chiếc xe gợi lên một câu chuyện đùa tăm tối: khi các nhà lãnh đạo cao tuổi của Liên Xô, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, và Konstantin Chernenko liên tiếp qua đời, sự kiện đó đã được gọi là Cuộc đua của những chiếc xe tang (Race of the Lafets). Continue reading “Thái độ của người dân Nga đối với Chiến tranh Ukraine”

Vụ chìm tàu Moskva: Phép thử đối với thông tin sai sự thật của Nga

Nguồn: Neil MacFarquhar & Alina Lobzina, “With sunken warship, Russian disinformation faces a test”, New York Times, 21/4/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một tuần sau vụ soái hạm Moskva của hạm đội Nga bị chìm ở Biển Đen, ngày càng có nhiều gia đình các binh sĩ mất tích đặt câu hỏi về số phận con em của họ, trong khi Bộ Quốc phòng và các quan chức cấp cao trong chính phủ Nga vẫn im lặng.

Thông qua mạng xã hội hoặc các cơ quan truyền thông, ít nhất đã có 10 gia đình công khai bày tỏ sự bất bình của họ. Nhiều người, kể cả các quan chức, đã đưa ra những câu trả lời khác nhau, nói rằng con em các gia đình kể trên vẫn còn sống, hoặc đã mất tích hay đã chết. Tuy nhiên, Nhà nước không thay đổi nội dung bản thông báo ban đầu, trong đó nói toàn bộ hơn 500 thành viên thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moskva đã được cứu thoát. Continue reading “Vụ chìm tàu Moskva: Phép thử đối với thông tin sai sự thật của Nga”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Doesn’t End?,” Foreign Affairs, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?

Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?”

Phỏng vấn Oleksiy Arestovych, cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine

Nguồn:An interview with Oleksiy Arestovych, military adviser to Ukraine’s presidency,” The Economist, 25/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn dự đoán tình hình sẽ bế tắc kéo dài.

Chúng ta luôn nhìn thấy vệ sĩ của ông trước tiên, nhưng đối với một người giữ vai trò trung tâm trong nỗ lực chiến tranh của Ukraine, thật ra Oleksiy Arestovych được bảo vệ ít đến mức đáng ngạc nhiên. “Người khác thấy sợ hãi,” ông nói, “nhưng tôi lại phấn khích trước cơ hội này. Điều đó thật tuyệt.” Hai tháng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, người đàn ông 46 tuổi này đã trở thành người nổi tiếng trong bất kỳ ngôi nhà Ukraine nào có TV. Các thông báo tình hình chiến sự hàng ngày có chút trào phúng của ông đã giúp xoa dịu một đất nước đang ở vào một trong những thời khắc đen tối nhất, và thậm chí còn tạo ra những tiếng cười. Vài người mô tả ông như một loại ‘thuốc chống trầm cảm’ quốc gia; số khác xem ông là một biểu tượng tình dục; trong khi những người thích phê bình gọi ông tay chơi ăn may, hay thậm chí là một kẻ mạo danh. Continue reading “Phỏng vấn Oleksiy Arestovych, cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine”

Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cuộc chiến tại Ukraine đặt Hà Nội vào thế khó trong quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Tranh cãi đã dấy lên liên quan đến phản ứng của Việt Nam sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2. Hà Nội chọn cách không gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông Putin tại Ukraine là “xâm lược”, bỏ phiếu trắng trong nghị quyết đầu tiên của Liên Hợp Quốc hôm 2/3 nhằm lên án Moscow tấn công quân sự Kiev, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tiếp tục bỏ phiếu chống đối với nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 7/4. Continue reading “Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam”

Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

I. TỔNG QUAN

Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome năm 1998, nhằm hướng đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 nhóm tội phạm: tội xâm lược, tội phạm chiến tranh, tội ác chống loài người và tội phạm diệt chủng. Về mặt nguyên tắc, các hành vi phạm tội do các cá nhân (hoặc tổ chức) tiến hành trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia nhất định, do đó nó thuộc thẩm quyền truy cứu của quốc gia đó. Tuy nhiên, do những đặc điểm đặc trưng của 4 nhóm tội phạm này (có liên quan mật thiết với chính quyền và những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước) cho nên trong nhiều trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hình sự gặp phải những rào cản và khó khăn nhất định. Do đó, việc thành lập ICC nhằm mục đích bổ trợ cho hệ thống tư pháp quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và tránh bỏ lọt người phạm tội. Hay nói cách khác, hoạt động của ICC không nhằm ‘tranh giành’ thẩm quyền xét xử các tội phạm hình sự của các tòa án quốc gia, mà nó chỉ tham gia khi các quốc gia ‘không thể’ hoặc ‘không muốn’ xét xử các tội thuộc 4 nhóm tội phạm nói trên. Trên cơ sở các hoạt động quân sự hiện tại mà Nga tiến hành nhằm chống lại Ukraine, một quốc gia có độc lập và chủ quyền, và dựa vào các quy định của pháp luật quốc tế, bài viết này hướng tới làm rõ các hành vi cấu thành tội phạm xâm lược và tội phạm chiến tranh chứa đựng trong chiến dịch quân sự này. Continue reading “Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế”

Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?

Nguồn: “How did Ukraine destroy the Moskva, a large Russian warship?” The Economist, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.

Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các tổ hợp tên lửa S-300F và OSA-MA để bắn hạ mối đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, dường như lại xác nhận tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. Làm thế nào mà một bên được coi là yếu thế lại có thể gây ra tổn thất hải quân đáng kể như vậy? Continue reading “Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?”

Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!

Nguồn: Stephen M. Walt, The Ukraine War Doesn’t Change Everything, Foreign Policy, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga đã chính thức chấm dứt thời kỳ đơn cực của Mỹ và đưa thế giới quay trở lại trạng thái sẽ được giải thích tốt nhất theo chủ nghĩa hiện thực.

Không sớm thì muộn, giao tranh ở Ukraine sẽ dừng lại. Chẳng ai biết được nó sẽ kết thúc thế nào, và giải pháp cuối cùng trông sẽ ra sao. Có thể lực lượng Nga sẽ sụp đổ và rút lui hoàn toàn (khó xảy ra). Có thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bị loại khỏi chiếc ghế quyền lực và (những) người kế nhiệm ông sẽ chấp nhận một thỏa thuận hào phóng với hy vọng quay ngược thời gian (cũng khó xảy ra). Có thể các lực lượng Ukraine sẽ mất ý chí chiến đấu (rất khó xảy ra). Có thể cuộc chiến sẽ rơi vào bế tắc bất phân thắng bại, cho đến khi các bên kiệt sức và một thỏa thuận hòa bình được thương lượng (đây là dự đoán của tôi). Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản đó, thật khó để biết các điều khoản cuối cùng sẽ là gì hoặc chúng sẽ tồn tại trong bao lâu. Continue reading “Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!”

Vụ chìm soái hạm Moskva cho thấy sự yếu kém của Hải quân Nga

Nguồn: Ken Moriyasu, “Moskva flagship sinking exposes Russian Navy frailty, experts say,” Nikkei Asia, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thất bại trong việc phòng thủ và phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa cho thấy những sai sót lớn trong chiến dịch quân sự của Nga.

Khi bị chìm vào ngày 14/04, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moskva của Nga, chiếc soái hạm của Hạm đội Biển Đen, được cho là có mang theo một mảnh gỗ từ Thánh giá Chúa Jesus – cây thập tự mà những tín đồ Thiên Chúa giáo tin rằng Chúa đã bị đóng đinh trên đó.

Một bản tin hồi tháng 02/2020 từ hãng thông tấn Tass của Nga đã dẫn lời người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo Quận Sevastopol, cho biết rằng một mảnh gỗ từ Thánh giá Chúa, chỉ dài vài millimet, đã được gắn vào một cây thánh giá làm bằng kim loại chế tác từ thế kỷ 19, và sẽ được lưu giữ trong nhà nguyện trên tàu Moskva. Continue reading “Vụ chìm soái hạm Moskva cho thấy sự yếu kém của Hải quân Nga”

Chân dung Vladimir Putin (P3)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

Một nhà lãnh đạo ngày càng táo bạo

Chặng đường 22 năm cầm quyền của Putin, trên nhiều phương diện, phản ánh sự táo bạo ngày càng gia tăng. Ban đầu, ý định của ông là khôi phục trật tự ở Nga và giành được sự tôn trọng của quốc tế – đặc biệt là ở phương Tây – ông tin rằng chỉ có một nước Nga giàu mạnh nhờ nguồn thu từ dầu mỏ và vũ khí công nghệ cao mới có thể đứng vững trên thế giới, có thể triển khai lực lượng quân sự, và chỉ gặp phải sự phản kháng yếu ớt.

“Quyền lực, đối với người Nga, là vũ khí. Chứ không phải là nền kinh tế,” Bermann, cựu Đại sứ Pháp, người đã theo sát quá trình Putin quân sự hóa xã hội Nga trong thời gian bà ở Moscow. Bà đặc biệt bị ấn tượng bởi các video hoành tráng về vũ khí hạt nhân và vũ khí siêu thanh tiên tiến được trình chiếu trong lúc Tổng thống phát biểu trước cả nước vào tháng 03/2018. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P3)”

Chân dung Vladimir Putin (P2)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Cuộc đụng độ với phương Tây

Từ năm 2004 trở đi, ngày càng có thể thấy rõ nước Nga của Putin đã trở nên cứng rắn hơn – điều mà cựu Ngoại trưởng Rice gọi là “một cuộc đàn áp, nơi người ta bắt đầu thêu dệt những câu chuyện về tính dễ bị tổn thương và sự lây lan của căn bệnh dân chủ.”

Tổng thống Nga đã loại bỏ các cuộc bầu cử thống đốc khu vực vào cuối năm 2004, biến chức vụ này trở thành một chức vụ được bổ nhiệm bởi Điện Kremlin. Truyền hình Nga ngày càng trở nên giống với truyền hình Liên Xô, vì nội dung tuyên truyền ‘không pha loãng’ của nó. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P2)”

Chân dung Vladimir Putin (P1)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hãy cùng điểm lại hành trình 22 năm của Putin, từ một chính khách trở thành bạo chúa.

Sử dụng loại ngôn ngữ mà ông gọi là “ngôn ngữ của Goethe, Schiller, và Kant,” được rèn luyện trong thời gian là sĩ quan KGB ở Dresden, Tổng thống Vladimir V. Putin đã phát biểu trước Quốc hội Đức vào ngày 25/09/2001. “Nước Nga là một quốc gia châu Âu thân thiện,” ông tuyên bố. “Hòa bình ổn định tại lục địa là mục tiêu tối quan trọng đối với chúng tôi.”

Nhà lãnh đạo Nga – người đã đắc cử tổng thống một năm trước đó, ở tuổi 47, sau khi thăng tiến như vũ bão – tiếp tục mô tả “các quyền tự do và dân chủ” là “mục tiêu chính trong chính sách đối nội của Nga.” Các thành viên của Hạ viện Đức đứng dậy hoan nghênh nhiệt liệt, xúc động trước sự hòa giải mà Putin dường như đang là hiện thân, giữa thành phố Berlin, vốn là biểu tượng cho sự chia rẽ lâu đời giữa phương Tây và thế giới Xô-viết độc tài. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P1)”

Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga

Nguồn:Giving Ukraine heavy weapons does not mean NATO is at war with Russia,” The Economist, 17/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tương tự như trường hợp Liên Xô ở Việt Nam, cung cấp vũ khí không giống với việc tham chiến.

Một tỉ euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng. Anh đang gửi các xe tuần tra bọc thép và tên lửa chống hạm, trong khi Cộng hòa Séc đã chuyển giao các bệ phóng tên lửa di động và xe tăng T-72 từ kho vũ khí thời Liên Xô cũ của mình. Slovakia, quốc gia đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không S-300, cho biết họ cũng có thể cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29, một mẫu máy bay của Liên Xô mà các phi công Ukraine biết sử dụng. Continue reading “Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga”

Mỹ cần nhắm các biện pháp trừng phạt tài chính vào chính Putin

Nguồn: David Asher, “The US needs to aim its financial punishment at Putin himself”, Financial Times, 08/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để chiến lược chiến tranh kinh tế đạt hiệu quả, Washington phải sửa đổi các quy tắc hạn chế của mình.

Vào tháng trước, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã có chuyến công du châu Âu nhằm củng cố các biện pháp trừng phạt của EU và thúc đẩy các biện pháp phong tỏa tài sản đối với Vladimir Putin cũng như các quan chức trong chính quyền của ông. Thông điệp của vị thứ trưởng đối với những người ủng hộ Moscow rất rõ ràng: “gửi đến bất kỳ ai có ý định giúp Nga tận dụng lợi thế và né tránh các lệnh trừng phạt … chúng tôi sẽ săn tìm các vị,” ông cảnh báo. Nhưng ngay cả khi phải đối mặt với áp lực kinh tế chưa từng có, phần lớn mạng lưới tài chính của Putin vẫn hoạt động bình thường. Continue reading “Mỹ cần nhắm các biện pháp trừng phạt tài chính vào chính Putin”

Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?

Nguồn: Peter Coy, “The Ruble Has Bounced Back. What Does That Mean?”, New York Times, 04/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/03, Tổng thống Biden đã khoe trên Twitter rằng “do kết quả của các lệnh trừng phạt chưa từng có của chúng ta, đồng rúp (ruble) đã gần như ngay lập tức biến thành đống đổ nát (rubble)”. Đó là một dòng tweet đăng không đúng lúc. Đồng tiền của Nga đúng là đã sụt giảm vào tháng 2, sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt, nhưng vào thời điểm Biden mừng vui, nó đã lấy lại vị thế đã mất. Đồng rúp hiện trị giá khoảng 1,2 xu Mỹ, thấp hơn mức 1,3 xu trước chiến tranh, nhưng cao hơn nhiều so với mức thấp nhất từ khi chiến sự nổ ra, dưới 0,8 xu. Continue reading “Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?”

Tại sao khủng hoảng Ukraine không hẳn là lỗi của phương Tây?

Nguồn: Adam Roberts, “Sir Adam Roberts Rebuffs the View that the West is Principally Responsible for the Crisis in Ukraine”, The Economist, 26/03/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại sao John Mearsheimer, một giáo sư quan hệ quốc tế nổi tiếng của Mỹ, lại tổng kết một cách khác người như vậy về “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine? Nó quả nhiên là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” – khi bị lên án vi phạm các quy tắc và chuẩn tắc cơ bản nhất [về luật pháp quốc tế]. Song Mearsheimer lại lập luận rằng “phương Tây, đặc biệt là Mỹ, phải chịu trách nhiệm chính cho cuộc khủng hoảng bắt đầu vào tháng 2 năm 2014.”

Xem thêm: John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Giáo sư Mearsheimer không hề có ý ủng hộ Vladimir Putin: “Rõ ràng là Vladimir Putin khai màn khủng hoảng và chịu trách nhiệm về cách thức nó được tiến hành,” ông viết. Nhưng lập luận chủ đạo của Giáo sư Mearsheimer là cuộc khủng hoảng thật sự khai màn từ hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest hồi tháng 4 năm 2008, khi Tổng thống George W. Bush, cùng với các nước thành viên NATO, cam kết sẽ kết nạp Ukraine và Gruzia làm thành viên trong tương lai. Giới lãnh đạo Nga kịch liệt phản đối NATO mở rộng đến sát lãnh thổ nước này. Continue reading “Tại sao khủng hoảng Ukraine không hẳn là lỗi của phương Tây?”

Đằng sau việc điệp viên Nga bị châu Âu trục xuất hàng loạt

Nguồn:Russian spooks are being kicked out of Europe en masse,” The Economist, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành tình báo của Nga có thể bị thụt lùi nhiều năm.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến quân đội nước này bị tổn thương và nền kinh tế bị tàn phá. Giờ đây, các điệp viên của Nga bắt đầu bị ảnh hưởng. Ngày 07/04, Áo, sau nhiều năm là trung tâm hoạt động gián điệp của Nga, đã trở thành quốc gia mới nhất trục xuất những người bị nghi là tình báo Nga, nâng tổng số quan chức Nga bị trục xuất khỏi Mỹ và châu Âu kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên hơn 400. Vụ trục xuất hàng loạt, lớn nhất trong lịch sử này có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến lực lượng tình báo của Vladimir Putin, cũng như khả năng do thám – và lật đổ – ở châu Âu. Continue reading “Đằng sau việc điệp viên Nga bị châu Âu trục xuất hàng loạt”