Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, an ninh lại thắt chặt quanh địa điểm này ở trung tâm Bắc Kinh. Nhưng có một nơi khác chính quyền cũng phải canh gác hàng năm.

Cảnh sát mặc thường phục thường được triển khai đến khu vực xung quanh ngôi nhà cũ của cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Triệu Tử Dương, người đã rơi khỏi trung tâm quyền lực sau khi thể hiện sự đồng cảm với phong trào dân chủ và phản đối việc đàn áp bằng vũ lực. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương”

Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người dân Trung Quốc gọi sự kiện Thiên An Môn là “64”, vì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nghiền nát phong trào dân chủ của sinh viên vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Năm nay, trước thềm kỷ niệm 31 năm sự kiện vào hôm thứ Năm, không khí ở Bắc Kinh có vẻ căng thẳng hơn bình thường.

Quảng trường Thiên An Môn đã bị đóng cửa vì một số lý do nào đó vào chiều thứ Ba. Mặc dù đợt bùng dịch coronavirus đã lắng xuống và du khách đã trở lại từ đầu tháng 5, nhưng quảng trường rộng lớn này vẫn im ắng lạ thường. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump”

Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc đang trên đà tấn công.

Thứ Năm tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng ông sẽ có các biện pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc xoay quanh luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông. Hôm sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngay lập tức đáp trả.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc,” ông nói. Ông thậm chí thêm nhạc nền hùng hồn vào video buổi họp báo đăng trên Twitter, như thể để thổi bùng lòng tự tôn dân tộc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’”

Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?

Nguồn: Would a Biden administration be softer than Trump on China?”, The Economist, 29/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 2018, những nhân vật diều hâu với Trung Quốc trong chính quyền Trump đã thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt trong động thái mà theo một cuốn sách mới của Bob Davis và Lingling Wei, được một số người gọi trong nội bộ là “Tuần Đập chết Trung Quốc” (F*ck China Week). Nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì xảy ra trong tháng Bảy năm 2020. Continue reading “Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?”

VN cần mạnh mẽ chống lại sự quấy rối của TQ tại khu vực Tư Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam gần đây đã hủy một số thỏa thuận với các đối tác nước ngoài về các hoạt động thăm dò dầu khí trên thềm lục địa gần Bãi Tư Chính ở Biển Đông. Động thái này đã gây nên quan ngại rằng sự khả tín của Việt Nam trong việc bảo vệ các lợi ích biển của mình ở Biển Đông sẽ bị suy yếu, khiến Việt Nam khó thu hút được các nhà đầu tư mới cho các dự án dầu khí trong tương lai.

Tháng trước, Việt Nam đã hủy các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) dầu khí với Repsol, một công ty năng lượng quốc tế có trụ sở tại Tây Ban Nha, đối với các lô 135-136/03 và 07/03. Theo dàn xếp mới, Repsol sẽ chuyển giao lại toàn bộ lợi ích của mình trong các lô này cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), đối tác địa phương của Repsol trong các PSC này. Đầu tháng này, PVN cũng đã hủy một hợp đồng khoan với Tập đoàn Noble, một nhà thầu khoan ngoài khơi có trụ sở tại London. Theo đó, giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã không được triển khai tại lô 06-01 gần đó để tiến hành một hoạt động khoan thăm như dự kiến ​​ban đầu. Trong cả hai trường hợp, PVN đều phải chịu tổn thất tài chính đáng kể vì phải bồi thường cho Repsol và Noble. Continue reading “VN cần mạnh mẽ chống lại sự quấy rối của TQ tại khu vực Tư Chính”

Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ và tác động tới thương mại toàn cầu

Nguồn: China v America: Trade without trust”, The Economist, 18/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Mười chín năm trước, một công ty vô danh Trung Quốc khai trương vài văn phòng đầu tiên tại châu Âu ở vùng ngoại ô Frankfurt và một thị trấn ở Anh, bắt đầu tham gia đấu giá xây dựng các hệ thống viễn thông. Ngày nay, Huawei tượng trưng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc đi kèm nhiều mối lo – và một hệ thống thương mại toàn cầu nơi lòng tin đã sụp đổ. Với doanh thu 123 tỉ đô la Mỹ, Huawei nổi tiếng với giá cả cực kỳ cạnh tranh và sự tận tuỵ đối với các mục tiêu phát triển công nghiệp của giới lãnh đạo Trung Quốc. Từ năm 2018, Mỹ đã đưa Huawei vào cuộc tấn công pháp lý, biến nó trở thành tâm điểm trong thương chiến. Nay thì Anh cũng tuyên bố sẽ cấm cửa Huawei trong các hệ thống 5G của mình. Các quốc gia châu Âu khác có lẽ sẽ nối gót Anh. Nhưng thay vì cho thấy sự quyết tâm của phương Tây, chuỗi sự kiện liên quan đến Huawei cho thấy sự thiếu vắng một chiến lược mạch lạc. Nếu các nền dân chủ cởi mở và một Trung Quốc chuyên chế muốn duy trì các mối liên hệ kinh tế và tránh rơi vào tình trạng hỗn mang, thì một cấu trúc thương mại mới cần phải được thiết lập. Continue reading “Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ và tác động tới thương mại toàn cầu”

Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?

Nguồn: Rayhan Asat & Yonah Diamond, “The World’s Most Technologically Sophisticated Genocide Is Happening in Xinjiang”, Foreign Policy, 05/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hai sự việc chấn động gần đây cuối cùng đã làm thế giới thức tỉnh về quy mô và sự kinh hoàng của những tội ác chống lại người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc. Sự việc đầu tiên là một báo cáo đáng tin cậy tiết lộ hành vi triệt sản có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Sự việc còn lại là vụ Hải quan Mỹ thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người, nghi là tóc của những người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các trại tập trung. Cả hai sự việc đều gợi lên mối tương đồng đáng sợ với những tội ác đã từng xảy ra ở những nơi khác trong quá khứ, sự triệt sản cưỡng bức đối với những nhóm người thiểu số, người khuyết tật và người bản địa cũng như hình ảnh những ngọn núi tóc được trưng bày tại Auschwitz. Continue reading “Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?”

Những lựa chọn chiến lược của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s strategic options for dealing with China”, The Strategist, 10/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Sau cuộc đụng độ tháng trước tại cao nguyên Galwan thuộc vùng Ladakh làm 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng (số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng không được công bố), hai nước đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu dai dẳng kéo dài trên tuyến tranh chấp thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngay cả khi có nhiều báo cáo cho rằng hai bên đã rút quân tại khu vực xảy ra đổ máu. Quan trọng hơn, cuộc giao tranh mới đây cho thấy một xu hướng dịch chuyển trên quy mô lớn đối với địa chính trị châu Á.

Nhìn sơ qua, nhận định này có vẻ hơi quá đà. Dù gì thì Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã từng dùng quả đấm để nói chuyện với nhau trong quá khứ. Mặc dù hai nước chưa đạt được một sự dàn xếp căn cơ đối với đường biên giới dài 3.500 km đang tranh chấp, nhưng không bên nào nổ súng qua bên kia Đường kiểm soát thực tế (LAC) trong suốt 45 năm qua. Trong khi đó, thương mại song phương đã tăng lên mức 92,5 tỉ USD trong năm 2019 so với mức 200 triệu USD năm 1990. Continue reading “Những lựa chọn chiến lược của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc”

Những trở ngại cho tham vọng chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Henry Storey, “The brakes on Beijing’s ambition”, The Interpreter, 13/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong khi chúng ta đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, có vô vàn lý do để cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là điều không thể tránh khỏi như người ta thường nghĩ.

Khi thảo luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan niệm phổ biến cho rằng đây là điều tất yếu. Người ta lập luận rằng quy mô dân số khổng lồ cũng như nền tảng kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa nước này trở thành một cường quốc thống trị khu vực hay một dạng bá quyền nào đó. Việc Trung Quốc nhanh chóng mở cửa trở lại sau khi đã khống chế được dịch Covid-19 trong nước càng củng cố thêm lập luận này. Continue reading “Những trở ngại cho tham vọng chiến lược của Trung Quốc”

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

Nguồn: Colm Quinn, “The U.S. Declared China’s South China Sea Claims ‘Unlawful.’ Now What?”, Foreign Policy, 14/07/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa quan điểm của Hoa Kỳ trở nên tương đồng với luật pháp quốc tế, mở ra con đường cho các biện pháp trừng phạt cũng như một phản ứng thống nhất hơn đối với “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai quan điểm thằng thắn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay đối với hành động chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể trên Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền trên biển quá mức của Trung Quốc cũng như việc đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn là bất hợp pháp. Điều nàyđánh dấu sự kết thúc của những phát ngôn ngoại giao thận trọng trong nhiều năm qua và có thể mở đầu cho sự đáp trả cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Trung Quốc. Continue reading “Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?”

Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G

Nguồn: A ban on Huawei further worsens Britain’s relations with China”, The Economist, 11/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 11 năm 2010, khi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, David Cameron đã được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại chủ nghĩa đa nguyên đang nở rộ. “Một tiếng ồ đáng kinh ngạc vang lên khắp khán phòng, một nửa ngưỡng mộ, một nửa sốc”, sau đó  ông nhớ lại. “Khi tôi nhìn quanh các khuôn mặt, tôi nghĩ: hệ thống này có thực sự tồn tại lâu được không? Kết luận của tôi là, nếu trong hình thức hiện tại thì không thể”.

Cameron hy vọng nhiệm kỳ thủ tướng của mình sẽ là buổi bình minh của một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh-Trung. Đằng sau khái niệm này là niềm tin rằng Anh có thể định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thương mại và nhân quyền bằng cách làm ăn với Trung Quốc. Hy vọng đó đã không sống sót được hết thập niên. Thương mại và đầu tư đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài. Continue reading “Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G”

Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan

Nguồn: Kate Sullivan-Walker, “The semiconductor industry is where politics gets real for Taiwan”, The Interpreter, 09/07/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các sản phẩm nhỏ bé nhưng mang vai trò chiến lược này có thể thay đổi mạnh mẽ thế giới khi Mỹ và Trung Quốc đấu đá nhau để giành lấy “bộ não” của ngành điện tử.

Người ta có thể tự hỏi vì sao mà một thứ có kích chỉ cỡ 5 nanomét, bằng chiều rộng của 2 đoạn DNA, lại có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ chính trị phức tạp giữa Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đến vậy.

Chíp bán dẫn là bộ não của tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến xe hơi và máy bay chiến đấu. Và các chíp tiên tiến nhất trên thị trường ngày nay có hàng tỷ các vi mạch cỡ 5 nanomét. Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan”

Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc

Nguồn:South-East Asian tycoons’ high-wire act”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Các đế chế kinh doanh gốc Hoa đang gặp khó trước những đòi hỏi trái ngược đến từ một nơi họ đã xem là nhà và một nơi là quê hương của tổ tiên, một quốc gia ngày càng quyết đoán.

Năm 1919, Chia Ek Chor chuyển nhà đến Bangkok và mở một cửa hàng nhỏ nhập khẩu hạt giống từ quê nhà tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc. Hai thế hệ sau, doanh nghiệp này, Charoen Pokphand (CP), đã trở thành tập đoàn thống trị Thái Lan, kinh doanh mọi mặt hàng từ thịt gà, thịt heo, đến ô tô, điện thoại. Người ông sáng lập công ty, đã mất năm 1983, lấy họ Thái là Chearavanont. Nhưng ông vẫn có tình cảm sâu đậm đối với quê hương mình. Khi nói bằng tiếng Hoa, chữ đầu tiên trong tên của bốn con ông, Zhengmin (Chính Minh), Daimin (Đại Minh), Zhongmin (Trung Minh), Quốc Minh (Goumin), ghép lại sẽ thành “chính đại Trung Quốc”. Continue reading “Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc”

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2020 tuy có nhiều biến động khó lường, nhưng Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19 một cách đầy ấn tượng. Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN Đặc biệt về Covid-19 họp trực tuyến (14/4). Sau hai tháng bị hoãn, Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến (26/6). Dư luận đã đánh giá cao tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông, phản ánh đoàn kết cao hơn của ASEAN cũng như vai trò lớn hơn của Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Lập trường cứng rắn hơn của ASEAN   

Theo báo chí quốc tế, tuyên bố của Chủ tịch ASEAN năm 2020, “đã khẳng định nguyên tắc UNCLOS 1982 là cơ sở duy nhất để phán quyết về quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng tại các vùng biển”. (ASEAN finally pushes back on China’s sea claims, Richard Javad Heydarian, Asia Times, June 30, 2020). Continue reading “Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020”

Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?

Tác giả: Huỳnh Lộc

Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei.

Khoảng 800 tài liệu, gồm các file thuyết trình trước khách hàng, dữ liệu phân tích nguyên nhân sụt giảm doanh thu, thông tin quan trọng liên quan đến kỹ thuật như mã nguồn, mọi dữ liệu nhạy cảm bậc nhất của tập đoàn Nortel đều được gửi đến Trung Quốc vào một ngày thứ 7, tháng 4/2004.

Trong thời kỳ đỉnh cao của Nortel năm 2000, công ty sản xuất thiết bị viễn thông này thuê 90.000 nhân lực và có giá trị vốn hóa 250 tỷ USD theo thời giá hiện nay, chiếm hơn 35% giá trị thị trường chứng khoán Canada. Continue reading “Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?”

Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Hong Kong cannot be another Singapore”, Financial Times, 06/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, tôi có nói chuyện với một bộ trưởng trong chính phủ Singapore. Trong một khoảnh khắc thẳng thắn, ông thừa nhận rằng chính phủ của ông đã cố tình gây khó khăn cho các đối thủ chính trị – và sau đó cười khẽ: “Nhưng ở Singapore, chúng tôi sử dụng dụng cụ nha khoa. Ở Trung Quốc, họ dùng búa tạ”.

Tôi nhớ về cuộc trò chuyện đó khi Bắc Kinh tuần trước áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hồng Kông. Trong giới tinh hoa của lãnh thổ này có nhiều người hy vọng rằng – một khi mọi người đã quen với đạo luật mới – Hồng Kông có thể trở lại vị thế là một trong những thành phố kinh doanh hàng đầu thế giới. Họ cho rằng một năm bất ổn và biểu tình đã khiến Hồng Kông tan nát trên bờ vực vô chính phủ. Lập luận ấy cho rằng bây giờ Bắc Kinh đã hành động để khôi phục trật tự và Hồng Kông có thể quay trở lại làm ăn. Continue reading “Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?”

Hồng Kông: Từ đấu tranh cho người Việt tị nạn đến đấu tranh cho chính mình

Nguồn: Jana Lipman, “Why Hong Kong’s untold history of protecting refugee rights matters now in its struggle with China”, The Conversation, 04/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dự luật an ninh quốc gia mới do chính quyền Trung Quốc đề xuất sẽ làm xói mòn nghiêm trọng nền pháp quyền của Hồng Kông, hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền được xét xử theo trình tự công bằng (due process) và các quyền tự do dân sự cơ bản khác. Những người Hồng Kông đã và đang đấu tranh quyết liệt cho quyền tự trị của đặc khu trước chính quyền trung ương trong nhiều năm qua sẽ phải đối mặt với một rủi ro rất lớn.

Sự tôn trọng đối với quyền con người và nền pháp quyền, thứ được xem là bản sắc của cựu thuộc địa Anh so với Trung Quốc đại lục, bắt nguồn phần nào từ một chương ít được biết đến trong lịch sử Hồng Kông. Continue reading “Hồng Kông: Từ đấu tranh cho người Việt tị nạn đến đấu tranh cho chính mình”

Xung đột Trung – Ấn tại Galwan: Hiểm hoạ từ chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: KB Teo, “China-India Galwan Conflict: The Perils of Nationalism”, RSIS Commentary, 02/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Từ năm 1949, quan hệ Trung – Ấn đã luôn chông gai, trắc trở. Trong những năm 1950, hai nước cùng nhau theo đuổi chính sách ngoại giao không liên kết. Mối quan hệ này trở nên xấu đi với chiến tranh Trung – Ấn vào tháng 10/1962. Mặc dù quan hệ song phương đã được cải thiện với các cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vào năm 2018 và 2019, tranh chấp lãnh thổ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn vẫn chưa được giải quyết.

Vào ngày 16/06/2020, ẩu đả đẩm máu đã nổ ra giữa lực lượng quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại cao nguyên Galwan, Ladakh, trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nơi đây cao 4.300 mét so với mặt nước biển với tuyết phủ trắng xoá các dãy núi.  Khu vực này nằm ngay cạnh Aksai Chin và sát tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Continue reading “Xung đột Trung – Ấn tại Galwan: Hiểm hoạ từ chủ nghĩa dân tộc”

Hồng Kông gồng mình trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ

Nguồn: Hong Kong braces itself for repression by China’s Communist Party”, The Economist, 30/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Hồng Kông vẫn chưa biết chính xác luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên lãnh thổ này có nội dung như thế nào. Hồi tháng 5, Trung Quốc tuyên bố sẽ ban hành một đạo luật về Hồng Kông để xử lý các tội như lật đổ và ly khai mà không nhắc đến vai trò của cơ quan lập pháp thành phố. Được thông qua bởi quốc hội mang tính hình thức của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 6 và được ban hành bởi một lệnh ký bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nội dung của nó chỉ được công bố vào tối hôm đó, khi chính phủ Hồng Kông công bố đạo luật trên công báo (một bản tóm tắt đã được công bố mười ngày trước đó). Nhưng đạo luật này đã ngay lập tức gây nên những tác động sâu sắc lên cả chính trị nội bộ Hồng Kông lẫn các mối quan hệ quốc tế. Continue reading “Hồng Kông gồng mình trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ”

Các thách thức sống còn của Trung Quốc nhìn từ kỳ họp lưỡng hội

Nguồn: Charles Parton, “What the National People’s Congress tells us about the challenges facing China” Sinocism, 25/6/2020.

Lược dịch: Huỳnh Ngọc Lập | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đây là báo cáo thứ 9 liên tiếp về kỳ hợp lưỡng hội mà tôi viết. Không dễ để tóm lược năm bản báo cáo chủ chốt (các báo cáo của chính phủ, Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) – tài liệu giàu thông tin nhất, Bộ tài chính, Toà án nhân dân tối cao (SPC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (SPP)) và hàng loạt các cuộc họp báo cấp bộ trong một vài trang giấy. Thường thì trong các năm trước, các cuộc họp báo cấp bộ hé lộ nhiều mối ưu tiên và vấn đề nhất. Đáng buồn, và cũng có lẽ cũng đáng vui, là tổng số các cuộc họp báo này năm nay ít hơn, kể từ khi Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị chủ trì các cuộc gặp với báo chí.

Thông thường sẽ có rất nhiều ‘cắt và dán’ trong báo cáo từ năm này sang năm khác. Năm nay cũng không ngoại lệ. Để cho ngắn ngọn, tôi bỏ qua các điểm giống nhau. Những vấn đề được phản ánh sau đây, ít nhất là đối với bản thân tôi, là điểm mới, thú vị, đặc biệt cần lưu ý từ ‘lưỡng hội’. Continue reading “Các thách thức sống còn của Trung Quốc nhìn từ kỳ họp lưỡng hội”