Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)

Người dịch: Việt Xuân

ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐÁNH HƠI ĐƯỢC SỰ THÀNH CÔNG

Dee Scarano bảo chúng tôi để giày ở phía ngoài và đưa cho chúng tôi dép đi trong nhà có thêu logo của công ty. Nhưng thời tiết quá nóng bức khiến đồng nghiệp của cô cũng chỉ đi chân trần.

Hiện trạng này khiến ta có cảm giác đây là một căn hộ sang trọng chứ không phải là một văn phòng làm việc. Một tấm thảm yoga được quấn lại để bên ghế salon. Trên tường treo bức ảnh chụp diễn viên Pierce Brosnan trong chiếc quần lót có hình con báo.

Scarano đến từ Australia, song cô đã sống ở Berlin năm năm nay. Scarano dự định cung cấp các dịch vụ số và các sản phẩm khác cho các công ty theo đơn đặt hàng. Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P2)”

Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Why There Is No “Beijing Concensus””, Project Syndicate, 27/2/2018.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn thập niên trôi qua dường như là đủ để nhận ra logic ẩn sau mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhưng 40 năm sau khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng “cải cách và mở cửa”, “Đồng thuận Bắc Kinh”, tức mô hình phát triển đối lập với “Đồng thuận Washington”, vẫn chưa được định ra rõ ràng.

Qua nhiều năm, Trung Quốc đã chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy đóng cửa sang một nền kinh tế với độ mở lớn hơn dựa trên cơ chế thị trường. Công nghiệp và dịch vụ dần thay thế nông nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính và Trung Quốc chuyển từ quốc gia bắt chước phương Tây về công nghệ thành quốc gia sáng tạo toàn cầu. Trong thời gian này, Trung Quốc giải quyết được nhiều thách thức lớn từ nợ quá mức, dư thừa công suất tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tham nhũng. Continue reading “Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?”

Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Tháng 9/2017, báo chí quốc tế đưa tin về lập luận có tên gọi “Tứ Sa” do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ. Theo đó, Tứ Sa được thông báo là một trong các chủ đề của cuộc đối thoại song phương về luật biển giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 8/2017. Quan chức Mỹ tham dự phiên đối thoại bày tỏ sự ngạc nhiên về chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông và cho rằng nội dung này không được thảo luận trong đối thoại. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao và nhắc lại lập trường lâu năm của Mỹ rằng nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Continue reading “Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)

Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không? Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)”

Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?

Nguồn: Minxin Pei & Kishore Mahbubani, “Should the West worry about the threat to liberal values posed by China’s rise?”, The Economist, 06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Minxin Pei: Trung Quốc là một mối đe dọa đối với hệ tư tưởng tự do

Có thể khó thuyết phục độc giả của tờ The Economist rằng họ nên lo lắng về mối đe dọa đối với ý thức hệ tự do xuất phát từ sự trỗi dậy của Trung Quốc khi mà mối đe dọa sống còn đối với ý thức hệ đó, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, lại đến từ sự pha trộn độc hại của phân cực chính trị, rối loạn thể chế và chủ nghĩa dân túy đang hoành hành ở các nền dân chủ phương Tây. Thật vậy, không nhiều người sẽ phản bác lập luận rằng hệ tư tưởng tự do, theo nghĩa là một tập hợp các tư  tưởng coi trọng quyền cá nhân, tự do và pháp quyền, sẽ khó lấy lại được ánh hào quang của mình trừ khi hệ thống chính trị thể hiện nó – nền dân chủ tự do – được phục hồi sau sự suy giảm hiện nay. Continue reading “Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?”

Hình hài của xung đột Mỹ – Trung

Nguồn: Min Xinpei, “The Shape of Sino-American Conflict”, Project Syndicate, 06/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với hầu hết những người quan sát cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nguyên nhân gây ra cuộc chiến là sự hội tụ giữa các thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc với xu hướng bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump. Nhưng cách hiểu này bỏ qua một diễn tiến quan trọng: sự sụp đổ của chính sách can dự kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tranh chấp thương mại không có gì là mới. Khi các đồng minh tham gia vào các tranh chấp đó – như Mỹ và Nhật Bản đã từng làm cuối những năm 1980 – chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng vấn đề thực sự liên quan đến khía cạnh kinh tế. Nhưng khi chúng xảy ra giữa các đối thủ chiến lược – chẳng hạn như giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay – có thể sẽ có nhiều điều khác nữa đằng sau câu chuyện đó. Continue reading “Hình hài của xung đột Mỹ – Trung”

Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Richard N. Haass, “A North Korean Opportunity for America and China”, Project Syndicate, 01/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”

Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992. Continue reading “Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên”

Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc

Tác giả: Gordon Chang | Biên dịch: Trần Quang

Khi giới thiệu Chiến lược an ninh quốc gia mới của mình, Nhà Trắng của Tổng thống Trump đã xác định Trung Quốc là một cường quốc “theo chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh”. Trong suốt 68 trang, Chiến lược an ninh quốc gia liệt kê hành vi thù địch của Bắc Kinh và cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ và những nơi khác là “độc hại”. Làm như vậy là hợp lý.

May mắn thay cho Mỹ và đối lập với lẽ phải thông thường của Washington, nhà nước Trung Quốc nhìn có vẻ hùng mạnh trên thực tế lại đặc biệt dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Thứ nhất, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, chủ yếu do tầm nhìn bành trướng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Các hành động khiêu khích của Trung Quốc đang khiến các nước khác xa lánh, củng cố một liên minh đang phát triển nhằm chống lại Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát tuyệt đối tại quê nhà đã làm suy yếu các thể chế của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang bồn chồn. Continue reading “Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc”

Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?

Tác giả: Ngô Đại Huy (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới thiệu của người dịch: Việc Trung Quốc (TQ) nhanh chóng trỗi dậy đã gây ra ở người Nga những tâm lý trái ngược. Mối quan hệ Nga- TQ hiện đang phát triển ổn định. Nga chủ trương vừa hợp tác vừa đề phòng, vừa nhờ vả vừa nghi ngại. Đồng thời ở Nga cũng xuất hiện luận điệu “TQ đe doạ” và “TQ sụp đổ”.  Bài viết rất công phu dưới đây của tiến sĩ Ngô Đại Huy, công tác tại Viện Nghiên cứu Nga-Đông Âu-Trung Á đăng trên tạp chí “Ngoại giao TQ” số 2/2006 phân tích kỹ thái độ của Nga đối với TQ. Bài rất dài, khi dịch đã rút gọn. 

Mối quan hệ Nga-TQ phát triển tốt kể từ năm 1992, khi hai nước coi nhau là quốc gia hữu hảo, năm 1994 xác lập quan hệ bạn bè có tính xây dựng, năm 1996 nâng lên quan hệ hợp tác chiến lược, năm 2001 ký “Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giềng” và năm 2004 nguyên thủ hai nước giải quyết vấn đề biên giới cuối cùng. Continue reading “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?”

Kế hoạch khai thác chung TQ-Philippines gặp nhiều thách thức

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Joint Philippines-China plan rife with challenges“, The Straits Times, 19/04/2018.

Biên dịch: Mỹ Anh

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển, Trung Quốc và Philippines mới đây đã củng cố thêm bằng một thỏa thuận chia sẻ tài nguyên tại Biển Đông. Chủ đề này được ông Tập và Tổng thống Duterte thảo luận tại cuộc gặp song phương, bên lề Diễn đàn Bác Ngao.

Thông qua đàm phán về một thỏa thuận phát triển chung (JDA), hai nước láng giềng hy vọng sẽ dập tắt các tranh chấp biển và rộng hơn là đặt ra nền tảng cho khuôn khổ chia sẻ tài nguyên trên toàn bộ khu vực Biển Đông rộng lớn. Continue reading “Kế hoạch khai thác chung TQ-Philippines gặp nhiều thách thức”

Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?

Biên dịch: Nguyên Hải

Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số 8 năm 2011 có đăng bài của ông Cao Khải, nguyên Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc, viết về nội dung liên quan trong Hiến pháp 1982, giúp mọi người hiểu rõ lý lẽ tại sao Hiến pháp 1982 không giữ lại điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ].

Đầu tiên bài báo giúp bạn đọc nhận thức một vấn đề là phải làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Trước đây người Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề đó, vì thế cách đặt vấn đề trong Hiến pháp 1982 khác hẳn trong Hiến pháp cũ. Cho tới nay [năm 2010], nhiều người cũng vẫn còn chưa hiểu rõ tính chất quan trọng của sự khác biệt này. Ngược lại, một số người có tác phong chuyên chế độc đoán sau khi giành được quyền lực trong các phong trào chính trị, qua đó trở thành cán bộ lãnh đạo thì vẫn chưa chịu tiếp thu cách đặt vấn đề [về sự lãnh đạo của Đảng] trong Hiến pháp 1982, thậm chí còn sử dụng và truyền bá những từ ngữ sai lầm trong Hiến pháp cũ để cho các “âm hồn tư tưởng cực tả” thời xưa tiếp tục lan truyền. Continue reading “Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?”

Triển vọng quan hệ Malaysia – Trung Quốc sau bầu cử

Nguồn: Ian Storey, “Whither Malaysia’s China Policy Under Prime Minister Mahathir?“, ISEAS Commentary, 11/05/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Malaysia, Trung Quốc rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước này. Tuy nhiên, mặc dù Mahathir Mohamad là kiến ​​trúc sư của chính sách thân thiện với Trung Quốc vào đầu những năm 1990, ông cũng đã phê phán rất nhiều mối quan hệ của cựu Thủ tướng Najib Razak với Bắc Kinh, cho rằng Malaysia đã trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mahathir đã đặt câu hỏi về lợi ích của một số dự án lớn do Trung Quốc tài trợ ở Malaysia và tố cáo Najib đã đặt lợi ích riêng của mình trước lợi ích quốc gia. Ông gọi việc bán các tài sản ngành năng lượng cho Trung Quốc để lấy  tiền cứu vãn quỹ đầu tư quốc gia 1MDB đầy tai tiếng là “ngu xuẩn”. Continue reading “Triển vọng quan hệ Malaysia – Trung Quốc sau bầu cử”

Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, Vietnam facing China’s renewed assertiveness in South China Sea”, VnExpress, 08/05/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 2 tháng 5 năm 2018, hãng CNBC của Hoa Kỳ đưa tin rằng Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống tàu và tên lửa đất đối không trên ba hòn đảo nhân tạo tại Quần đảo Trường Sa, bao gồm Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Báo cáo này góp phần khẳng định mối quan ngại của các nhà quan sát khu vực rằng Trung Quốc có thể sẽ sớm bắt đầu một vòng leo thang mới tại Biển Đông sau một thời gian tương đối lắng dịu.

Kể từ khi ban hành phán quyết của tòa trọng tài đối với vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc vào tháng 7 năm 2016 cho đến đầu năm nay, Trung Quốc giữ trạng thái tương đối ôn hòa về vấn đề Biển Đông bằng cách lặng lẽ hoàn thành bảy hòn đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa và cố gắng kiềm chế không thực hiện các hành động hung hăng quy mô lớn. Bắc Kinh thậm chí còn thể hiện thiện chí và nỗ lực thúc đẩy các cuộc thảo luận với ASEAN về việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử dành cho vùng biển này.

Continue reading “Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc

Nguồn: 郑永年, “美朝峰会很可能以牺牲中国为筹码“, Institute of Public Policy, 09/03/2018.

Biên dịch: Hoàng Lan

Sáng ngày 9/3, Nhà Trắng đưa ra tin quan trọng và bất ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới. Mặc dù thời gian và địa điểm của cuộc gặp vẫn phải chờ xác định, nhưng cuộc gặp này chắc chắn sẽ trở thành một trong những sự kiện địa chính trị gây bất ngờ nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể làm cho Triều Tiên trở thành nước chư hầu của Mỹ, nhưng nhất định khiến Triều Tiên trở thành phương tiện mới để Mỹ ứng phó với Trung Quốc. Một trong những quân bài mà Triều Tiên đàm phán với Mỹ có thể là hy sinh Trung Quốc, hy sinh Trung Quốc hiện tại trở thành xem xét ưu tiên nhất của Mỹ. Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc, những gì còn lại đều là vấn đề thứ yếu. Triều Tiên làm gì, thực ra không phải do họ quyết định mà đã trở thành một chiến binh của Mỹ. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc”

‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng

Tác giả: Sơ Nguyên, Việt Phương, Khang Vũ

Các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa hội tụ, cả thế giới hồi hộp theo dõi thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp diễn ra với hy vọng về một nền hòa bình mong manh.

Những tháng vừa qua là giai đoạn khủng hoảng tâm lý đối với những ai nghiên cứu lâu năm về Triều Tiên. Sự giảm nhiệt nhanh chóng của cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo này đang diễn ra với những logic rất khó lý giải.

Câu chuyện bán đảo Triều Tiên hiện nay là tiêu biểu cho hiện tượng “thiên nga đen” – sự kiện với xác suất rất nhỏ, nhưng có tác động rất lớn và phá vỡ những nhận thức cố hữu trước đó. Sau hàng thập kỷ thà chịu đói nghèo chứ không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân và sau bao nhiêu lời lẽ đanh thép đe dọa chiến tranh, không ai nghĩ rằng Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ xuống nước. Continue reading “‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng”

Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18/04/2018, Bloomberg, trích dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), báo cáo rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, “cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực như thế nào”. Cụ thể hơn, dữ liệu của IMF cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Hoa Kỳ trong năm 2017 lần lượt là 50,6 tỷ USD và 46,5 tỷ USD.

Nếu đúng, đây là một diễn tiến đáng kể đối với mối quan hệ tam giác giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, từ lâu là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam, sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với Hà Nội nếu Việt Nam cũng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vì ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể làm hạn chế khả năng xoay sở chiến lược của Hà Nội. Continue reading “Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”

Vì sao văn học TQ đương đại không có tác phẩm sám hối?

 

Tác giả: Sái Ích Hoài[1] (Trung Quốc) | Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Tôi thường nghĩ về một vấn đề: đất nước ta từng trải qua thảm họa “Cách mạng Văn hóa”, dân tộc ta có nhiều hành vi xấu xa,[2] thế nhưng vì sao trong văn học của chúng ta lại chưa thấy có một tác phẩm sám hối đủ sức thức tỉnh người đời?

Tôi luôn luôn cảm thấy dân tộc ta quá ư giả dối, thiếu một tình cảm buồn thương và ý thức sám hối. Các nhà văn chúng ta có mỹ đức “nêu cao tính thiện” nhưng cũng có thói xấu “giấu giếm cái ác”. Không dám cúi đầu tự vấn linh hồn mình, không dám bày tỏ linh hồn mình cho người khác xem, đây là điểm thất bại nhất của nhà văn chúng ta. Continue reading “Vì sao văn học TQ đương đại không có tác phẩm sám hối?”

Thảm họa phát triển đang hình thành trên dòng Mekong

Nguồn: Tom Fawthrop, “The Unfolding Mekong Development Disaster“, The Diplomat, 01/04/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Đại chiến lược của Trung Quốc đối với sông Mekong ảnh hưởng như thế nào tới dòng sông và các quốc gia hạ nguồn?

Sông Mekong từ lâu đã có một sức hấp dẫn huyền bí đối với các nhà thám hiểm, chuyên gia về động vật hoang dã và nhà khoa học. Họ bị những thác ghềnh hùng vĩ, cùng với các loài cá heo, cá đuối khổng lồ và cá sấu Xiêm có nguy cơ bị tuyệt chủng của con sông này bỏ bùa mê. Sự đa dạng sinh học của dòng sông chỉ đứng sau sông Amazon.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con sông lớn tầm cỡ quốc tế này, chảy qua 6 quốc gia, đã ngày càng thu hút sự chú ý của các kỹ sư, nhà kỹ trị và cố vấn năng lượng trong một nhiệm vụ hoàn toàn khác: tận dụng dòng chảy cuồn cuộn của con sông để theo đuổi thủy điện. Continue reading “Thảm họa phát triển đang hình thành trên dòng Mekong”

Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Potholes lie ahead for China’s Belt and Road Initiative in Vietnam”, VnExpress, 12/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam, vốn nằm trong phạm vi địa lý của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc và có nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, có thể được hưởng lợi từ sáng kiến ​​này. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu xuất bản năm 2017 bởi Trung tâm Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là 605 tỷ đô la. Đáng chú ý, khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và xu hướng đầu tư hiện tại là con số khổng lồ 102 tỷ đô la Mỹ, có nghĩa là Việt Nam sẽ phải tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí khác nhau để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Do đó, Việt Nam đã ủng hộ BRI vì đây có thể trở thành một nguồn vốn quan trọng mà Hà Nội muốn khai thác trong tương lai. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng”

Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng

Nguồn: Robert Daly & Matthew Rojansky, “China’s Global Dreams Give Its Neighbors Nightmares“, Foreign Affairs, 12/03/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Từ Nga đến Trung Á, Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh gợi lên những kỉ niệm xấu về chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc. 

Năm 1904, Halford MacKinder đã đưa ra lý thuyết ai làm chủ Lục địa Á-Phi-Âu sẽ “điều khiển thế giới”. 109 năm sau, ở Astana của Kazakhstan, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã hành động, tuyên bố mình là người đề xướng và Trung Quốc là động cơ của sự hội nhập Á-Phi-Âu. Kỷ nguyên ngoại giao Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đã bắt đầu.  Continue reading “Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng”