Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ

Nguồn: Euan Graham,What the Philippines and Australia can learn from Vietnam about living with China”, The Interpreter, 05/10/2016.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù còn quá sớm để nhận định, nhưng Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ rõ ý định đảo ngược chính sách Biển Đông mạnh bạo và xu hướng thân Mỹ của người tiền nhiệm để  nghiêng về phía Trung Quốc.

Khuynh hướng quay ngoắt 180 độ trong lập trường của Philippines trong mối quan hệ với các cường quốc cho thấy nhiều yếu tố. Một là sự vắng mặt của một truyền thống chiến lược. Điều này thể hiện rõ ràng trong ưu tiên của ông Duterte đối với những thách thức trong nước so với an ninh bên ngoài, thậm chí kể cả khi đó là vấn đề liên quan tới sự xâm lấn chiến lược của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một hành động vi phạm pháp luật đã bị phán quyết trọng tài The Hague cảnh báo rõ ràng. Hai là sự quan tâm quá mức của Philippines dành cho Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Việc này có hiệu ứng “bóp méo” thực tế, dù đó là theo lập trường ủng hộ hay phản đối liên minh. Continue reading “Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ”

Những nghi vấn về triều đại Quang Trung

Tác giả: Nguyễn Duy Chính

Ðầu thế kỷ thứ XX, lịch sử Việt Nam có một bước ngoặt lớn. Lần đầu tiên, một bộ quốc sử với tên là Việt Nam Sử lược [VNSL] của nhà giáo Trần Trọng Kim, được biên soạn tương đối khoa học, tuy ngắn gọn nhưng đến nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn đánh giá là một bộ sách có giá trị “qua thử thách của thời gian và sự mến mộ của độc giả” (1). Ngoài nội dung tuy giản lược nhưng khá đầy đủ, Lệ Thần Trần Trọng Kim lại có thêm những phần nghị luận khúc chiết, đưa ra được những lập trường minh bạch đi ngược hẳn với chủ trương của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, có thể nói là một cuộc cách mạng trong tư tưởng học thuật. Continue reading “Những nghi vấn về triều đại Quang Trung”

Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hà Nội vào ngày 12-13/11/2017 sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Theo một nghĩa nào đó, chuyến thăm là một sự kiện quan trọng vì đó là chuyến thăm thứ hai của ông Tập tới Hà Nội trong vòng 2 năm. Hồi tháng 11/2015, khi ông Tập tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam trong vai trò lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, quan hệ song phương mới chỉ phục hồi sau sự kiện khủng hoảng giàn khoan tháng 5/2014 vốn đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong vòng hai thập niên. Ít nhất là trên bề mặt, chuyến thăm năm 2017 dường như giúp củng cố xu hướng tăng cường quan hệ song phương. Tuy nhiên, bối cảnh chiến lược và các động lực của quan hệ song phương đã có những thay đổi quan trọng trong vòng 2 năm qua khiến cho việc đánh giá tầm quan trọng thực sự của chuyến thăm đối với quan hệ song phương cũng như bối cảnh chiến lược khu vực trở nên khó khăn hơn. Continue reading “Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình”

Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí

Tác giả: Lê Văn Phong

Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân truyền bá chữ Quốc ngữ. Trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ, chính là sự xuất hiện và phát triển của báo chí Quốc ngữ. Tờ báo Quốc ngữ xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam là Gia Định báo, ra đời năm 1865, do Trương Vĩnh Ký điều hành. Trương Vĩnh Ký đã đưa ra ba mục tiêu cho tờ báo là “Truyền bá chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Cổ động tân học trong nước. Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ” (1). Đến cuối thế kỷ XIX, sau tờ Gia Định báo một số tớ báo chữ Quốc ngữ khác cũng được ra đời, như Phan Yên báo, (1868), Nhật Trình Nam kỳ (1883), Nam kỳ địa phận (1883). Continue reading “Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí”

Đánh giá tác động chuyến thăm Việt Nam của TT Trump

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với quan hệ Việt Mỹ. Hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump. Sáu tháng sau, vào ngày 11-12/11, Tổng thống Trump đã tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam sau khi tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Kể từ sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995, tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ đều đã thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình nhưng ông Trump là người đầu tiên làm việc này trong năm đầu tiên sau khi lên nắm quyền. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà ông Trump viếng thăm kể từ khi nhậm chức. Điều này càng có ý nghĩa hơn nếu xét việc Tổng thống Barack Obama đã thăm Hà Nội hồi tháng 5/2016, đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đón tiếp hai tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm trong 2 năm liên tiếp. Continue reading “Đánh giá tác động chuyến thăm Việt Nam của TT Trump”

Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (季羡林Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu. Cụ còn đứng đầu phái chống lại việc cải cách chữ Hán ở TQ và vì thế càng được những người Hoa theo chủ nghĩa dân tộc hết lời ca ngợi. Continue reading “Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?”

Địa lý học lịch sử Việt Nam: Trăm năm một thoáng nhìn

Tác giả: Trần Trọng Dương

Năm 1964, GS Đào Duy Anh xuất bản cuốn sách kinh điển về địa lý học lịch sử “Đất nước Việt Nam qua các đời”. Đào Duy Anh trở thành người được biết/ nhắc đến nhiều nhất bởi ông đã đặt một viên gạch quan trọng cho chuyên ngành khoa học cơ bản, vừa cao sang vừa hẻo lánh và “kén người” ấy. Kể từ sau cuốn chuyên luận, ngành địa lý học lịch sử ở Việt Nam cũng đã đi qua nhiều chặng đường khác nhau, với nhiều ngả rẽ khác nhau. Bài giới thiệu này, thay vì ngợi ca các giá trị của cuốn sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” của cố GS Đào Duy Anh, sẽ trình bày những sở kiến sở độc của người viết về chuyên ngành rộng lớn mà thâm sâu này. Continue reading “Địa lý học lịch sử Việt Nam: Trăm năm một thoáng nhìn”

Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!

Tác giả: Hồ Anh Hải

Bài viết “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế” của một nhà báo Trung Quốc đi thăm Việt Nam về đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 28/11/2017 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong dư luận nước này.

Ở cuối bài báo trên, Thời báo Hoàn Cầu đã cho hiển thị hơn hai chục trong số hơn 2000 bình luận của bạn đọc Trung Quốc nói về bài báo đó. Hầu như toàn bộ các bình luận đều nói xấu, đả kích Việt Nam. Đọc những bình luận ấy, người ta thật khó tin rằng các công dân của một đất nước văn hiến 5.000 năm lại có thể trắng trợn chửi bới Việt Nam bằng những lời lẽ vô văn hóa với tâm địa độc ác khủng khiếp như vậy, chỉ hai tuần sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nói những lời tốt đẹp về tình hữu nghị Trung-Việt trong chuyến thăm Việt Nam hồi giữa tháng. Continue reading “Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!”

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘Quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế”. Nội dung bài báo như sau:

Phòng bị – khi mở bản đồ vùng này, tôi bỗng phát hiện…

Trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán [nguyên văn Hán phong] từng một thời có danh hiệu đẹp là “Trung Hoa nhỏ”, và ở thời nay, việc xây dựng và cải cách chính trị, kinh tế và chế độ xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, thể hiện ở tính chất giống nhau về mô hình. Thế nhưng đất nước núi liền núi sông liền sông với Trung Quốc này lại có tình cảm cực kỳ phức tạp với Trung Quốc: có phòng bị nhưng không thể không ở gần; có ấm ức [ủy khúc] nhưng từ đáy lòng lại có sự hâm mộ và hướng tới [Trung Quốc]. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ”

Tìm hiểu nước Thủy Xá và Hỏa Xá qua mộc bản triều Nguyễn

Tác giả: Nhật Phương

Nói đến nước Thủy Xá 水 舍 và Hỏa Xá 火 舍 chắc không mấy ai biết hai nước này ở đâu, đời sống văn hóa thế nào và có mối quan hệ bang giao ra sao với triều Nguyễn? Qua tìm hiểu Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia – Đà Lạt, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc về hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá, mà thực tế ngày nay chính là vùng đất Tây Nguyên – một phần lãnh thổ của Việt Nam.

 Vị trí của nước Thủy Xá và Hỏa Xá

Theo Mộc bản sách Đại Nam thực lục thì nước Thủy Xá và Hỏa Xá xưa gọi là Nam Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lập cho con cháu vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn, ở phía tây núi Thạch Bi, cắt đất từ núi Thạch Bi trở về phía Tây ban cho. Nước có độ hơn 50 thôn, trong nước có núi Bà Nam rất cao, Thủy vương ở phía Đông núi, Hỏa vương ở phía Tây núi. Bản triều ta thời sơ quốc cho là địa giới giáp Phú Yên, nên 5 năm một lần sai người đến nước đó ban cho các phẩm vật. Continue reading “Tìm hiểu nước Thủy Xá và Hỏa Xá qua mộc bản triều Nguyễn”

Việt Nam: ‘Nước chiến trường’ trên bàn cờ Biển Đông

Tác giả: Ngô Di Lân

Nói đến nước Mỹ, người ta sẽ lập tức nghĩ đến các bang lớn và nổi tiếng như California, Texas hay New York. Thế nhưng về mặt chính trị, đây không phải là những bang chủ chốt. Bằng chứng là số tiền các ứng viên tổng thống rót cho các chiến dịch tranh cử ở những bang lớn này thường thấp hơn nhiều so với số tiền được đổ vào những “bang chiến trường” (battleground state) như Michigan, Ohio, Pennsylvania, v.v… Trong khi đa số các bang còn lại gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng duy nhất thì những bang chiến trường có thể nghiêng về bất kỳ bên nào và do đó cả hai đảng buộc phải cạnh tranh quyết liệt tại những bang này để giành chiến thắng.

Xét trên phương diện này, chính trị quốc tế không khác chính trị Mỹ là bao. Ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới đều có những quốc gia quan trọng hơn và các quốc gia kém quan trọng hơn. Tương tự, ở đâu cũng có những nước nằm chặt trong bán cầu ảnh hưởng của một cường quốc nhất định và có những nước có thể ngả về bất kỳ bên nào tùy thuộc vào hoàn cảnh. Continue reading “Việt Nam: ‘Nước chiến trường’ trên bàn cờ Biển Đông”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 12 đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm VN cấp nhà nước. Đây là sự kiện lớn trong mối quan hệ hai đảng hai nước TQ-VN. Dư luận VN nói chung chú ý tới việc đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tập Cận Bình sau Đại hội XIX ĐCSTQ và cho rằng điều đó thể hiện TQ coi trọng VN.

Vì tại Đà Nẵng vừa có tổ chức hội nghị APEC, rất nhiều nhà lãnh đạo các nước tới dự, Tổng thống Mỹ Trump chính thức thăm VN từ ngày 11 đến ngày 12. Thời gian nguyên thủ TQ và Mỹ thăm VN khéo trùng hợp nhau, sự thực này đã tăng cường quan điểm của nước ngoài cho rằng VN đang triển khai “cân bằng ngoại giao” giữa các nước lớn. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc”

Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình

 

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trước ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đà Nẵng dự Hội nghị lần thứ 25 của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và thăm Việt Nam cấp nhà nước, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân Hoa Xã cho biết: Đây là lần đầu tiên sau khi Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc thắng lợi, nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự hội nghị quốc tế nhiều bên và lần đầu tiên đi thăm nước ngoài, là tác phẩm mở đầu nền ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, sẽ thể hiện cho thế giới thấy nội hàm phong phú của nền ngoại giao đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới. Continue reading “Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình”

Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam

Tác giả: Hà Văn Thùy

Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm là một cống hiến mới đáng trân trọng. Tuy nhiên, ngay ở đây chúng tôi cũng thấy tác giả chưa tiếp cận chân lý bởi lẽ chưa giải quyết được vấn đề căn cốt: chủ nhân của Phù Nam là ai? Có thể là như tác giả nói: người Austranesian từ biển vào kết hợp với người bản địa tạo thành dân cư Phù Nam. Nhưng một khi câu hỏi: người Austranesian có nguồn gốc thế nào và người bản địa là ai chưa được trả lời thì mọi phát biểu về Phù Nam cũng chỉ là xây lâu đài trên cát! Bởi lẽ lịch sử là hoạt động xã hội của cộng đồng người diễn ra trong quá khứ, một khi chưa biết cộng đồng đó là ai, có nguồn gốc ra sao và quá trình hình thành thế nào để hiện diện ở thời điểm khảo cứu thì mọi điều nói về họ đều không có cơ sở. Do vậy, trước khi khảo cứu về Phù Nam phải giải quyết vấn đề tiên quyết: người Phù Nam là ai? Cho đến cuối thế kỷ trước, trả lời những câu hỏi trên là bất khả. Nhưng sang thế kỷ này những khám phá mới của di truyền học cho câu trả lời chính xác. Continue reading “Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam”

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong. Continue reading “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử”

Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây dường như đã “nguội đi” ít nhiều so với những năm trước, việc đạt được một thoả thuận nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp hết sức phức tạp tại thời điểm này vẫn chưa khả thi. Xung đột vũ trang ở điểm nóng này vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến một kết cục “cùng thua” cho tất cả các bên, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị mọi phương án để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.

Đối với các nước nhỏ phải đối mặt với thách thức an ninh lớn như Việt Nam, việc tìm kiếm đồng minh quân sự thường được xem là một lựa chọn hấp dẫn. Nếu thành công, việc thiết lập liên minh quân sự có thể thay đổi cán cân quyền lực một cách đáng kể gần như ngay tức khắc. Vì lẽ đó, với những bước tiến lớn mà quan hệ Việt-Mỹ đã đạt được trong những năm gần đây, một số học giả và chuyên gia đã kêu gọi xây dựng một liên minh Việt-Mỹ để thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực và kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Continue reading “Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ”

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Tác giả: Thụy Khuê

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.

Từ 1959 cho đến nay, hai nguồn tư liệu tương đối đầy đủ về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) vẫn chỉ là: Cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc(THĐNTĐB) của Hoàng Văn Chí, do Mặt Trận Tự Do Văn Hoá, in ở Sài Gòn năm 1959 và cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận (BNVGPTTADL) của Nxb Sự Thật, in ở Hà Nội, cùng năm 1959. Continue reading “Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm”

Tìm hiểu An Nam tứ đại khí

Tác giả: Hồng Liên

Nếu mỗi nền văn hóa lâu đời đều gắn liền với những bảo vật linh thiêng, tựa như Nhật Bản có “Tam Chủng Thần Khí”, Trung Hoa có “Trấn Quốc Chi Bảo”, hay Triều Tiên có “Thiên Phù Tam Ấn”, thì Việt Nam cũng tự hào nhắc đến bốn báu vật thần thánh – “An Nam Tứ Đại Khí”.

An Nam Tứ Đại Khí còn được gọi là Nam Thiên Tứ Bảo Khí, hay Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí, gồm có: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Ngân Thiên (có tài liệu nói là chuông Quy Điền), và vạc Phổ Minh. Đây được coi là 4 kỳ quan, 4 quốc bảo, 4 công trình nghệ thuật dưới thời Lý, Trần. Continue reading “Tìm hiểu An Nam tứ đại khí”

Hà Tiên và sự hình thành nước Việt Nam hiện đại

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Hà Tiên ngày nay là thị xã vùng biên nhỏ nhắn, bình yên, thơ mộng nép mình bên bờ vịnh Thailand. Hà Tiên của hai trăm năm trước là một trong những trung tâm kinh tế sôi động nhất ở Đông Nam Á, nơi diễn ra các tranh chấp chính trị và quân sự không ngừng giữa người Việt, người Thái, người Khmer và các cộng đồng người Hoa. Lịch sử của vùng đất này là minh chứng sống động cho sự đa dạng trong thống nhất của quá trình hình thành nên lãnh thổ và dân tộc Việt Nam.

Vùng đất này nằm giữa các diễn ngôn lịch sử rất khác biệt, nhiều khi bị trùm phủ dưới các huyền thoại tạo ra bởi chủ nghĩa dân tộc. Bài viết này chỉ ra những nhân tố cốt lõi làm nên sự thịnh vượng của Hà Tiên và tìm kiếm sự gắn kết của nó đối với lịch sử Việt Nam, như một phần của công cuộc định hình nên không gian của nước Việt Nam hiện đại.

Continue reading “Hà Tiên và sự hình thành nước Việt Nam hiện đại”

Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy

“Trở về từ Việt Nam cũng nhức nhối như chính cuộc chiến” –  Karl Marlantes, một cựu binh Mỹ mở đầu bộ sử thi truyền hình mới nhất của Ken Burns và Lynn Novick trình chiếu trên kênh PBS. Ở Mỹ, suốt nhiều năm sau chiến tranh, không ai nói về Việt Nam vì nó quá chia rẽ, giống như “sống trong một gia đình với ông bố nghiện rượu.” Cuộc chiến Việt Nam giống như một sang chấn tinh thần mà không ai muốn nhắc đến. Chỉ tới gần đây khi những người lính xưa đã trở thành ông bà thì “thế hệ babyboomers mới bắt đầu tự hỏi: điều gì đã xảy ra?”

Bộ phim sau đó chuyển sang những hình ảnh quen thuộc về Cuộc chiến Việt Nam nhưng được quay ngược lại: chiếc trực thăng nhô lên khỏi mặt biển và bay lên lại tàu sân bay, chiếc xe tăng của Giải phóng quân (GPQ) chạy lùi ra khỏi Dinh Độc Lập, bom bị hút từ mặt đất lên gầm máy bay, đám lửa từ mái nhà bị thu lại miếng ống, “Bé gái Napalm” – Phan Thị Kim Phúc – chạy giật lùi, viên đạn từ đầu Nguyễn Văn Lém bay lại về phía họng súng của Nguyễn Ngọc Loan. Continue reading “Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử”