Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1

  1. n s Nguyn Sơn

Như đã trình bày ở trên, ảnh hưởng Trung Quốc đã có từ rất lâu trước năm 1950. Trong một khảo luận xuất sắc về thế giới quan lưỡng cực và mục đích xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, Tường Vũ đã chỉ ra rằng, từ những năm đầu 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn sử dụng các hình ảnh anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ hoặc Trần Hưng Đạo cho mục đích tuyên truyền của mình. Tuy nhiên trong các văn bản nội bộ, không được phổ biến cho quần chúng, giới lãnh đạo không bao giờ nói tới Quang Trung hay Lê Lợi mà luôn luôn là Mác, Lê-nin, Xta-lin[1]. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)

thdn

Biên dịch: Talawas

Lời giới thiệu: Tác phẩm Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960) của nhà nghiên cứu Heinz Schütte do Khoa Đông Nam Á, Đại học Hamburg xuất bản ở dạng tạp chí nghiên cứu (Hamburger Südostasienstudien, Band 3) năm 2009, ngày 15/3/2010 này sẽ được nhà xuất bản Regiospectra ở Berlin  tái bản. Bản dịch tiếng Việt được thực hiện với sự cộng tác nhiệt tình của tác giả. Chúng tôi trân trọng cảm ơn tác giả đã dành cho talawas bản quyền tiếng Việt của tác phẩm này.

  1. Dẫn nhập [1]

Ngay khi các binh đoàn bách chiến bách thắng của Quân đội Nhân dân trở về Thủ đô Hà Nội, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hình thành sau cuộc kháng chiến tám năm chống thực dân Pháp và Hiệp định Genève 1954, đã sớm phải đón nhận hai cuộc khủng khoảng nội chính nặng nề: một ở nông thôn và một ở thành thị, mà cuộc khủng hoảng ở thành thị phần nào là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở nông thôn. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)”

Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa

clashx

Nguồn: Edward W. Said: “The Clash of Definitions”, in Reflections on Exile and Other Essays (Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, 2000, pp.569-590). (1)

Biên dịch: Lê Nguyên Long

Tiểu luận Sự đụng độ giữa các nền văn minh?(2) của Samuel P. Huntington xuất hiện trên tờ Foreign Affairs mùa hè năm 1993, tuyên bố ngay trong câu đầu tiên rằng “nền chính trị thế giới đang tiến vào một giai đoạn mới”. Với tuyên bố này, tác giả muốn nói rằng nếu trong trong quá khứ vừa qua, các xung đột trên phạm vi thế giới diễn ra giữa các phe phái ý thức hệ, chia nhóm các thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba ra thành các phe phái đối chọi nhau, thì nền chính trị theo cung cách mới này sẽ dẫn đến các xung đột giữa các nền văn minh khác biệt và có thể coi là đụng độ lẫn nhau: “Những chia rẽ lớn của nhân loại và nguồn gốc chi phối xung đột sẽ là văn hoá… Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ thống trị nền chính trị toàn cầu”. Sau đó Huntington giải thích rằng cuộc đụng độ chính yếu sẽ là giữa nền văn minh phương Tây với các nền văn minh phi phương Tây, và trên thực tế ông đã dành khá nhiều thời gian trong tiểu luận này để thảo luận về các bất đồng cơ bản, hoặc tiềm tàng hoặc trên thực tế, giữa cái mà ông gọi một bên là phương Tây và bên kia là các nền văn minh Hồi giáo và Khổng giáo. Chi tiết mà nói, Hồi giáo dành được một sự quan tâm đặc biệt lớn hơn bất kì nền văn minh nào khác kể cả phương Tây. Continue reading “Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Bài liên quan: Phần 1

Sự hấp dẫn của một đường lối mới

Sự tái khởi động cũng diễn ra trong lãnh vực ý thức hệ. Một lần nữa Châu Âu là điểm tựa của cán cân Nga-Mỹ. Những nhà chính trị tự xưng là “theo chủ nghĩa thực tế” bên cánh hữu cũng như bên cánh tả luôn tránh né một sự liên kết với cả Washington lẫn Moscow. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo khác, như Schmidt, Kohl, và Mitterrand, không đi theo con đường đó. Việc Reagan thẳng thắn lên án Liên Xô là một “đế quốc ma quỉ” trở thành một tiếng gọi chiêu tập cho cả những ai ưa chuộng ông lẫn những ai sợ hãi ông. Cuộc thi đua tại Châu Âu được định đoạt do các thế lực bên ngoài thì ít, mà do trận chiến ý thức hệ trong nội bộ Châu Âu thì nhiều, với sự thắng lợi của khuynh hướng mà người Đức gọi là Tendenzwende (thay đổi đường lối), một khuynh hướng đã làm sống lại tinh thần “dân chủ tranh đấu” (militant democracy) trong tình hình đầy biến động của thập niên 1970. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)”

Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam

130925100148_mao_minh_getty_b464

Nhân ngày 50 năm Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa 16/05/1966, BBC Tiếng Việt giới thiệu lại tư liệu lịch sử với đánh giá của một tác giả Trung Quốc về quan hệ Việt – Trung giai đoạn này.

Bài ‘China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69’ (Sự can dự của Trung Quốc vào Chiến tranh Việt Nam, 1964-69) giải thích vì sao quan hệ Bắc Kinh và Hà Nội lộ ra dấu hiệu rạn nứt khi Trung Quốc biến động nội bộ và cuộc chiến của Hà Nội tại phía Nam tăng độ nóng.

Theo tác giả Chen Jian, quan hệ Trung – Việt khi đó chịu tác động của ba vấn đề: chủ trương chiến tranh ở miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam; chính sách ‘xuất khẩu cách mạng’ của Mao, và đổ vỡ ý thức hệ Trung – Xô. Continue reading “Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Lời người dịch: Qua việc đánh giá một số sách tiếng Anh[1] xuất bản vào dịp kỷ niệm năm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh, Philip D. Zelikow đã trình bày những bước thăng trầm đối xung nhau của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản từ sau Thế chiến II. Mặc dù trong những năm 1989-1990 đa số người Mỹ tập chú vào vai trò của Reagan và Giáo hoàng John Paul II trong nỗ lực phá sập hệ thống Xô Viết, nhưng ngày nay một sử quan mới có khuynh hướng nhấn mạnh những chuyển biến kinh tế chính trị đã đưa đến một Châu Âu hợp nhất, vai trò của Tây Đức dưới thời Thủ tướng Helmut Kohl, sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của Liên Xô, và nhất là quyết định cải tổ chính trị và chính sách bất can thiệp vào nội tình các nước chư hầu Đông Âu do Gobarchev chủ trương. Bài điểm sách này còn là một phản biện dành cho cuốn The Suicide of The West (Cuộc tự sát của Phương Tây) của James Burnham. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)”

Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)

p1

Nguồn: Christopher E. Goscha, “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950)“, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, No. 1-2 (February/August 2006), pp. 59-103.

Biên dịch: Đông Hiến

Bài liên quan: Phần I

Nối lại liên lạc giữa Hoa kỳ với VNDCCH ở Băng-cốc?

Mark Bradley mới đây đã loại bỏ giả thuyết cho rằng phía Hoa Kỳ đã nghiên cứu một cách nghiêm túc khả năng hướng đến một thoả thuận “trung lập” với VNDCCH, kiểu như với Ti-tô. [1] Khả năng đó có thể có, nhưng một quyết định kiểu như vậy chính là điều mà phong trào quốc tế cộng sản rất sợ. Vấn đề là ở chỗ, những nỗ lực tiếp cận của Hoa Kỳ, thậm chí chỉ là cảm giác bóng gió về sự tiếp cận của Hoa Kỳ với phía VNDCCH trong những năm cuối thập kỷ 40 cũng góp phần làm dày thêm đám mây nghi ngờ của giới quốc tế cộng sản đang phủ trên đầu ĐCSĐD và Hồ Chí Minh. Continue reading “Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)”

Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?

thatcher-gorb

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi thôi chức Thủ tướng Anh khoảng một năm, tháng 11/1991 bà Margaret Thatcher sang thăm Mỹ. Ngày 18, với tư cách khách danh dự, bà được mời tới nói chuyện tại Hội nghị của Viện Dầu mỏ Mỹ (American Petroleum Institute, API) đang họp ở Houston (trước khi chuyển sang làm chính trị, bà Thatcher từng là một chuyên gia hóa học). Dưới đây là một số nội dung chính trong bài nói chuyện kéo dài chừng 45 phút của bà.

Liên Xô là quốc gia tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây. Tôi không nói về sự đe dọa quân sự, vì xét về bản chất mối đe dọa đó không tồn tại. Các quốc gia [phương Tây] chúng tôi được trang bị tốt, kể cả vũ khí hạt nhân. Continue reading “Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?”

Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P1)

p1

Nguồn: Christopher E. Goscha, “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950)“, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, No. 1-2 (February/August 2006), pp. 59-103.

Biên dịch: Đông Hiến

Tóm tắt: Bài viết này lập luận rằng nền ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã cận kề thất bại hơn chúng ta từng nghĩ. Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1950, những người cộng sản Việt Nam đã gặp khó khăn chồng chất trong khi hội nhập phong trào cộng sản quốc tế. Hơn ai hết, chính Stalin đã nghi ngại Hồ Chí Minh, người mà ông ta cho là không đáng tin vì đã “giải tán” Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1945. Bài viết này kết luận rằng, nhờ có sức ép của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà Stalin mới đồng ý công nhận VNDCCH. Nếu không có sự kiện này, những người cộng sản Việt Nam sẽ chịu thế cô lập gần như hoàn toàn ngay vào thời điểm sống còn của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Continue reading “Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P1)”

Chính sách đối ngoại Đài Loan giai đoạn 1949-70

ikjCpwgKFCr4

Tác giả: Minh Xuân

Nội chiến kết thúc, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (ROC)  hay còn gọi là Đài Loan đặt đại bản doanh ở Đài Bắc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập một chế độ mới ở Bắc Kinh tháng 10 cùng năm. Mặc cho những xung đột khó dung hoà giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trong suốt gần 50 năm qua, Trung Quốc cho rằng chỉ có “một Trung Quốc” duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc; họ cũng phản đối ý tưởng một Đài Loan độc lập. Bài viết sau đây bước đầu tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan giai đoạn 1949-1970. Đây là giai đoạn mà Đài Loan gặp nhiều khó khăn song họ cũng gặt hái được nhiều thành công và tồn tại như một chính thể được các đồng minh phương Tây hậu thuẫn. Continue reading “Chính sách đối ngoại Đài Loan giai đoạn 1949-70”

Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ

ctvt

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang  là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Continue reading “Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ”

Vấn đề biên giới Nga-Trung thời kỳ Chiến tranh Lạnh

ch-150

Vấn đề biên giới giữa các quốc gia dân tộc luôn luôn là vấn đề phức tạp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giải quyết các tranh chấp, phân định biên giới giữa các nước lớn có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực, thế giới vì các siêu cường, cường quốc và quan hệ giữa họ luôn giữ vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế. Nga (Liên Xô trước đây) và Trung Quốc là hai nước lớn có chung đường biên giới. Trước và trong Chiến tranh Lạnh, giữa hai quốc gia đã xảy ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ và vấn đề biên giới chưa được giải quyết hoàn toàn để lại những kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Bài viết phân tích những nét chính về vấn đề biên giới Nga (Liên Xô) – Trung Quốc thời kỳ  trước và trong Chiến tranh Lạnh và rút ra một số nhận xét về vấn đề này. Continue reading “Vấn đề biên giới Nga-Trung thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ

160302115458_stalin_624x351_afp_nocredit

Sách mới vừa ra ở Anh mô tả giai đoạn đấu đá quyền lực ở Kremlin sau khi Stalin đột tử và bác bỏ giả thuyết rằng Phương Tây đã ‘bỏ lỡ cơ hội’ bắt tay với Nikita Khrushchev.

Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô cũng có giai đoạn lãnh đạo tập thể 5 người cho đến khi ông Khrushchev nắm trọn quyền. BBC Tiếng Việt giới thiệu một số ý chính từ cuốn sách và các nguồn liên quan về Stalin:

Cuốn ‘The Last Days of Stalin’ (Stalin những ngày cuối đời) của Joshua Rubenstein (ĐH Harvard) vừa ra, nhìn vào “cuộc đấu đá quyền lực sau khi Hoàng đế Đỏ chết tháng 3 năm 1953”. Continue reading “Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ”

5 hiểu lầm về phong trào Ku Klux Klan

3k

Nguồn: David Cunningham, “Five myths about the Ku Klux Klan”, The Washington Post, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, trong chương trình “State of the Union” của CNN, hành động phủ nhận sự ủng hộ từ lãnh đạo nhóm Ku Klux Klan (KKK) David Duke của Donald Trump đã khơi lại cuộc tranh luận về vai trò của KKK trong chính trị quốc gia. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên. Lịch sử của KKK đã trải qua nhiều thăng trầm, từ việc tổ chức này được thành lập sau Nội chiến với nguồn gốc khủng bố, cho tới cú hồi sinh ngoạn mục như một phong trào bản địa (nativist) hồi những năm 1920, và sau đó trở lại là một nhóm chống đối dân quyền tàn bạo trong những năm 1960. Ngày nay, các chi bộ KKK vẫn tiếp tục tuyển mộ thêm các nhóm nhỏ thành viên. Dù những chiếc mũ trùm trắng, áo choàng và cây thập tự bốc cháy của KKK tiếp tục là những biểu tượng đại diện cho khủng bố sắc tộc và thuyết người da trắng thượng đẳng (white supremacy), nhiều hiểu lầm đã xuất hiện. Dưới đây là năm hiểu lầm phổ biến nhất. Continue reading “5 hiểu lầm về phong trào Ku Klux Klan”

TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?

519

Nguồn: François-Xavier Bonnet, “Archaeology and Patriotism: Long term Chinese Strateggies in the South China Sea“, Southeast Asia Sea conference, Ateneo Law Center, Makati, March 27 2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Nhiều tác giả của Trung Quốc nêu thời gian đoàn thám hiểm Trung Quốc tới quần đảo Hoàng Sa  là năm 1902. Tuy nhiên, không ai trong số họ đưa ra bất kỳ tài liệu nào cho thấy chuyến đi này đã diễn ra.

Trên thực tế, tư liệu của Trung Quốc lại cho thấy chuyến đi đó chưa bao giờ diễn ra. Thay vào đó là một chuyến đi bí mật nhiều thập kỷ sau để “cấy” bằng chứng khảo cổ ngụy tạo trên các đảo này nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Mưu chước tương tự cũng đã được áp dụng ở quần đảo Trường Sa: các bia chủ quyền năm 1946 trên thực tế đã được đặt sau đó 10 năm, vào năm 1956. Continue reading “TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?”

Hoàng đế Phổ Nghi và những ngày lưu đày tại Liên Xô

puyi

Nguồn:In the Last Emperor’s words: Life as a prisoner in the USSR”, Russia Beyond the Headlines, 18/08/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng

Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, đã trải qua 5 năm làm tù nhân chiến tranh ở Liên Xô. Trong cuốn tự truyện được xuất bản vào những năm 1960, ông mô tả chân thực về quãng thời gian sống tại Chita và Khabarovsk.

Ngày 18/8/1945, Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của xứ Trung Hoa, lúc bấy giờ chỉ còn là hoàng đế bù nhìn của Nhật tại Mãn Châu quốc, đã thoái vị và chuẩn bị theo chân đám bại binh Nhật trốn khỏi đông bắc Trung Hoa. ‘The Last Emperor’ (Vị Hoàng đế cuối cùng), bộ phim đoạt giải Oscar của đạo diễn Bernardo Bertolucci, đã khắc họa khoảnh khắc các binh sỹ Liên Xô chiếm phi trường Mãn Châu, ngăn chặn Phổ Nghi và đoàn tùy tùng tháo chạy sang Triều Tiên. Ông bị bắt sang Liên Xô với một tương lai bất định. Continue reading “Hoàng đế Phổ Nghi và những ngày lưu đày tại Liên Xô”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P3)

mao_zedong

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1, Phần 2

17.

Hỏi: Thế có nghĩa là Mao thành công?

Đáp: Mao cũng nghĩ thế. Ngày 26 tháng Chạp, trong một bài tường thuật về buổi Khánh tiết của Hồng quân tại Bắc Kinh, toàn thể báo chí, như tờ Hồng Kỳ, đều loan tin thắng lợi của Cách mạng Văn hoá. Nhưng những biến cố tiếp sau, chứng tỏ những chống đối còn lâu mới hết.

Mùa thu 1966, một nhóm Hồng Vệ Binh hùng hậu do Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn điều động, tấn công nhiều văn phòng của các nhà chức trách Thượng Hải. Đại diện Đảng và chính quyền, như Thị trưởng Tào Địch Thu và bí thư thứ nhất Ủy ban Thành phố là Trần Phi Hiển đã ứng phó, bằng cách nhượng bước trước yêu sách của Nghiệp đoàn Công nhân để lôi kéo công nhân ủng hộ. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P3)”

Nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng

xi

Tác giả: Lôi Tư (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Ngày 1/3/2016, báo điện tử của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc có đăng bài viết sau đây, gây ra một số tranh luận trong giới học giả phương Tây nghiên cứu Trung Quốc về ý nghĩa, mục đích của bài báo, cũng như liên hệ của nó với các chiến dịch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài viết để bạn đọc cùng tham khảo.

Hầu như các cán bộ lãnh đạo do vi phạm kỷ luật và pháp luật mà bị xử lý đều nói đến chuyện cơ quan mình chưa thực hiện đầy đủ công tác giám sát nội bộ, nói rằng không ai nhắc nhở tôi, nếu năm ấy có người rỉ tai thì tôi cũng chưa tới mức phạm tội nặng như vậy.

Vấn đề nhỏ chẳng ai nhắc nhở, vấn đề lớn không ai phê bình, đến mức gây ra sai sót lớn, đó chính là “Nghìn người vâng dạ không bằng một người nói thẳng”!

— Lời TBT ĐCSTQ Tập Cận Bình phát biểu khi dự Họp sinh hoạt chuyên đề dân chủ của ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc.

Continue reading “Nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng”

Quá trình mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong thế kỷ 19

us e

Tác giả: Khoa Thị Hằng

Bài viết nghiên cứu các vấn đề như: Thương vụ Louisiana (1803), Vấn đề Florida (1819), sáp nhập Oregon (1846) và Texas (1845), …cũng như các cuộc thương thuyết giữa chính phủ Mỹ với chính phủ các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Nga nhằm sáp nhập các vùng đất trên vào lãnh thổ Mỹ. Phân tích những tác động của quá trình mở rộng lãnh thổ Mỹ tới những chuyển biến trong xã hội Mỹ như sự thay đổi thành phần dân cư, chuyển biến về kinh tế-xã hội, tác động đối với sự hình thành một số yếu tố cấu thành đặc điểm văn hóa Mỹ, tác động đối với việc hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ XIX.

Bối cảnh quốc tế và khu vực

Bối cảnh quốc tế

Để tái lập nền quân chủ ngay khi cuộc chiến chống Napoleon chưa kết thúc, các nước châu Âu thuộc liên minh chống Pháp đã tổ chức Hội nghị Vienne nhằm định đoạt cục diện mới ở châu Âu theo chiều hướng có lợi cho mình. Nhằm bảo vệ quyền lợi theo quy định tại hiệp ước Vienne, các nước châu Âu đã thành lập các tổ chức như “Đồng minh Thần thánh” và “Đồng minh Tứ cường” để chống lại phong trào đấu tranh của quần chúng. Continue reading “Quá trình mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong thế kỷ 19”

Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)

Mao Tse Toung

Biên dịch: Vũ Huy Quang

Bài liên quan: Phần 1

8.

Hỏi: Sau khi Nhật đầu hàng, chuyện gì xảy ra?

Đáp: Tháng Tám 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng Mỹ, Mao đi Trùng Khánh, thủ đô tạm thời của chính quyền Quốc dân Đảng. Mao ở đó tháng rưỡi, để có những cuộc tiếp xúc bí mật với Tưởng về chuyện tiếp tục sự cộng tác, và thành lập chính phủ liên hiệp. Kết quả cuộc nói chuyện được công bố ngày 10 tháng Mười, một Thông cáo Chung ghi những điều kiện duy trì hòa bình giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Trong buổi ra mắt công chúng, Mao tỏ tình cảm, bằng cách hô lớn, “Tưởng thủ lãnh Quốc dân Đảng vạn tuế!” Ngay sau đó là một chuỗi những xung đột giữa 2 đảng. Tưởng đưa quân tấn công vào những làng mạc có quân du kích trú đóng. Để cố gắng ngăn ngừa nội chiến có thể bùng ra bất cứ lúc nào, Truman gửi đặc phái viên là George Marshall sang Trung Quốc. Continue reading “Đánh giá cuộc đời chính trị Mao Trạch Đông (P2)”