Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?

t1larg.swim.afp.gi

Nguồn: Elizabeth J.Remick & Charis Loh, “Don’t blame China’s skewed sex ratio on the one child policy”, East Asia Forum, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thập niên vừa qua, tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng ở Trung Quốc đã lên tới mức đáng báo động: việc hàng triệu đàn ông Trung Quốc buộc phải sống độc thân do thiếu nữ giới trong độ tuổi kết hôn đã gây ra rất nhiều hệ lụy xã hội. Quan niệm truyền thống là việc tỉ lệ giới tính chênh lệch này – một tỉ lệ giới tính khi sinh cao hơn rất nhiều so với mức tự nhiên là 105 nam trên 100 nữ – được gây ra duy nhất bởi chính sách một con của Trung Quốc. Do văn hóa truyền thống khiến các bậc cha mẹ ưa thích có con trai, nên nếu như chỉ có thể có một đứa con, đứa bé đó tốt nhất nên là con trai. Việc tỷ lệ giới tính bắt đầu chênh lệch từ khoảng năm 1985, chừng 5 năm sau khi chính sách kế hoạch hóa gia đình mới được thực thi, dường như đủ là minh chứng cho điều đó. Một kết luận logic được đặt ra là việc xóa bỏ chính sách này sẽ giải quyết được vấn đề mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc. Continue reading “Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?”

Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới

20141206_blp509

Nguồn:The global addiction to energy subsidies”, The Economist, 26/07/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá năng lượng đã giảm liên tục được 1 năm. Trong tháng vừa qua, xu hướng này đã tăng nhanh hơn. Vào hôm 24 tháng 7, giá một thùng dầu ở Mỹ xuống mức thấp chỉ còn 48 đô la. Dù vậy, các chính phủ vẫn vung tiền trợ cấp để thúc đẩy sản xuất mặt hàng này. Nhiên liệu hóa thạch được trợ giá 550 tỉ đô la mỗi năm, và theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency – IEA) – tổ chức đại diện cho các nước tiêu thụ dầu và khí, con số trên nhiều gấp 4 lần số tiền trợ cấp dành cho năng lượng tái tạo.

Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cao hơn nhiều. Hồi tháng 5, tổ chức này dự báo các quốc gia sẽ dùng  5.300 tỉ đô la để trợ giá cho dầu, khí và than đá trong năm 2015, so với 2.000 tỉ đô la trong năm 2011. Số tiền dự báo này tương đương với 6,5% GDP toàn cầu, và nhiều hơn con số mà các chính phủ trên toàn thế giới chi cho y tế. Tại thời điểm mà giá năng lượng thấp, nợ công cao và mối lo ngại ngày càng tăng về khí thải, thì chẳng có mấy lí lẽ để biện minh việc trợ giá như vậy. Thế thì tại sao thế giới lại “nghiện” việc trợ giá năng lượng? Continue reading “Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)

United_States_Capitol_west_front_edit2

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc phân quyền của Quốc hội

Nền dân chủ phủ quyết mới là một nửa câu chuyện của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Trên những phương diện khác, Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánh hành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình. Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng như những cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong Kỷ nguyên Tiến bộ và thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)

TheHousesUnAmericanActivities092313

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Sự trỗi dậy của nền dân chủ phủ quyết (vetocracy)

Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cá nhân thông qua hệ thống “cân bằng và kiểm soát” phức tạp được các nhà lập quốc thiết kế một cách có chủ đích để kiềm chế quyền lực nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh một cuộc cách mạng chống lại chính quyền quân chủ Anh quốc và thậm chí đã lôi kéo được số người chống đối nhà vua nhiều hơn cả trong cuộc Nội chiến Anh. Sự nghi ngờ sâu sắc chính quyền và sự tin cậy những hoạt động tự phát của những cá nhân riêng rẽ đã trở thành nét đặc trưng của nền chính trị Mỹ kể từ đó. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

stormy_capitol

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tự do và đặc quyền đặc lợi 

Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Supreme-Court-building-2-SC

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái

Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)”

Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công

prostitute

Nguồn: Aryeh Neier, “The World’s Oldest Public Policy Puzzle,” Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1893, nhà soạn kịch George Bernard Shaw, người ủng hộ nhiệt tình cho quyền bầu cử và sự bình đẳng của phụ nữ, đã viết Mrs. Warren’s Profession (Nghề của bà Warren), một vở kịch với nhân vật chính là bà chủ của một vài nhà thổ. Vở kịch biện minh cho việc khai thác lợi nhuận từ kinh doanh mại dâm trên quan điểm nữ quyền.

Tuy không dâm ô, cũng không dùng ngôn ngữ tục tĩu, nhưng phải đến 8 năm sau khi kịch bản ra đời, nó mới được dàn dựng. Vở kịch mở màn ở London năm 1902 trong một nhà hát nhỏ, giới hạn người xem. Buổi biểu diễn tiếp theo ở New York năm 1905 thì bị cảnh sát vào lục soát. Continue reading “Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

amflagdecay

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.

Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?

20150620_blp502

Nguồn:How inequality affects growth”, The Economist, 15/06/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bất bình đẳng là một trong những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Vào hôm 14 tháng 6, bà Hillary Clinton, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ để kế nhiệm ông Barack Obama làm Tổng thống Hoa Kỳ, đã lấy sự bất bình đẳng làm trọng tâm của bài diễn văn tranh cử chính. Ngày 18 tháng 6, Giáo hoàng Francis sẽ truyền tải thông tri, một tuyên bố cấp cao của tòa thánh Vatican, dự kiến sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng toàn cầu cùng với một số vấn đề khác. Và vào ngày 15 tháng 6, các nhà kinh tế của IMF đã xuất bản một nghiên cứu đánh giá các nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng bất bình đẳng.

Các tác giả cho rằng trong các vấn đề gây ra bởi sự bất bình đẳng, các chính phủ cần quan tâm đặc biệt tới ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Họ ước tính rằng một điểm phần trăm tăng thêm trong phần thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất sẽ kéo tăng trưởng giảm 0,08 điểm phần trăm trong 5 năm, trong khi phần tăng trong thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất lại thực sự thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế nào? Continue reading “Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?”

Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả

immigrazione

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Inequality, Immigration, and Hypocrisy,” Project Syndicate, 08/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu cho thấy một lỗ hổng căn bản, nếu không nói là một sự đạo đức giả vô cùng, trong cuộc tranh luận đang diễn ra về sự bất bình đẳng kinh tế. Chẳng phải sự tiến bộ thực sự cần phải ủng hộ cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên hành tinh này, chứ không chỉ cho những người trong số chúng ta có đủ may mắn để được sinh ra và lớn lên tại các quốc gia giàu có hay sao?

Nhiều người nghĩ rằng những nhà lãnh đạo của các nền kinh tế phát triển đang ủng hộ một tư tưởng đặc quyền. Nhưng sự đặc quyền này chỉ dừng lại ở đường biên giới: tuy họ coi sự tái phân phối (thu nhập) lớn hơn trong mỗi quốc gia đơn lẻ là một điều hoàn toàn bắt buộc, nhưng những người sống ở các thị trường mới nổi hoặc ở các nước đang phát triển lại bị gạt ra ngoài. Continue reading “Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả”

Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?

full_1184032

Nguồn: Mohammed bin Rashid Al Maktoum, “Renovate or Stagnate”, Project Syndicate, 04/02/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty, cũng như con người, đều già đi. Chúng khởi đầu với quy mô nhỏ và muốn sống sót, được tiếp sức bởi nguồn năng lượng tuổi trẻ và những ý tưởng mới lạ. Chúng cạnh tranh, mở rộng, trưởng thành, và – trừ một vài ngoại lệ – đều lùi vào lãng quên. Điều này cũng đúng với các chính phủ: Họ cũng có thể làm mất sự khao khát và tham vọng của tuổi trẻ và tự hài lòng với chính mình.

Hãy suy nghĩ về việc này: Chỉ 11% những công ty trong danh sách Fortune 500 của năm 1955 vẫn còn tồn tại ngày nay. Thời gian trung bình mà các công ty nằm trong danh sách top 500 đã giảm từ 75 xuống 15 năm. Trong thời đại đầy biến đổi này, những ai tụt hậu sẽ bị gạt sang một bên – chỉ trong chốc lát. Những quốc gia mà chính phủ trở nên già cỗi phải đối mặt với số phận chung với những công ty già cỗi. Lựa chọn quả họ là đơn giản: đổi mới hay thụt lùi. Continue reading “Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?”

#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?

article498.w_l

Nguồn: Francis Fukuyama, “Good Government, Bad Government”, The American Interest, 20 October 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro lại khởi đầu ở Hy Lạp – nước đã không thể kiểm soát chi tiêu công trong suốt giai đoạn bùng nổ tăng trưởng trước năm 2010 – trong khi Đức lại có khả năng giữ cho ngân sách nằm trong khuôn khổ? Những nghiên cứu so sánh kĩ lưỡng về những động lực của quá trình xây dựng nhà nước (state- buiding) và hiện đại hóa khu vực công cho thấy rằng trong khi một số nước phát triển (được định nghĩa là các nước có thu nhập bình quân đầu người vượt một ngưỡng tiêu chuẩn) đã có thể bước vào thế khỉ 21 với một chính phủ khá hiệu quả và trong sạch, các quốc gia khác lại bị hủy hoại bởi chủ nghĩa bảo trợ (clientelism), tham nhũng, vận hành kém, và mức độ tin tưởng vào chính phủ nói riêng và toàn xã hội nói chung rất thấp. Giải thích được sự khác biệt này có thể sẽ đem lại một số nhìn nhận thấu đáo về những chiến lược mà các nước đang phát triển hiện nay có thể dùng để đối phó với các vấn đề tham nhũng và chủ nghĩa bảo trợ. Continue reading “#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?”

Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics

Tokyo
Nguồn:
Koichi Hamada, ”The Renewed Promise of Abenomics,”Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản vừa giành được chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 14/12/2014, với sự đồng thuận áp đảo của cử tri Nhật Bản dành cho chương trình nghị sự về chính sách kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Shinzo Abe. Dù số lượng cử tri đi bầu là tương đối thấp, chủ yếu do điều kiện kỹ thuật, thông điệp của cuộc bầu cử đã trở nên rõ ràng: phần lớn người dân Nhật Bản đều vô cùng ghét viễn cảnh phải quay về quỹ đạo kinh tế ảm đạm lan khắp đất nước trước khi có “Abenomics.”

Khi “mũi tên” đầu tiên của Abenomics – một chương trình kích thích tài khóa – được đưa ra cách đây gần 2 năm, phản ứng tức thời của các thị trường tài sản là khá tích cực. Mũi tên thứ hai của Abenomics – chính sách nới lỏng tiền tệ – đã tăng cường những tác động này. Continue reading “Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics”

Tác động của sự bất bình đẳng lên trẻ em Mỹ

Nguồn: BBC

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Inequality and the American Child”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Hà Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trẻ em từ lâu đã được công nhận là một nhóm đặc biệt. Chúng không được chọn cha mẹ, chưa nói đến việc lựa chọn hoàn cảnh được sinh ra. Chúng không có khả năng tương tự như người lớn để bảo vệ hoặc chăm sóc cho bản thân. Đó là lý do vì sao Hội Quốc Liên phê chuẩn Tuyên bố Geneva về Quyền Trẻ em vào năm 1924, và cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước về Quyền Trẻ em vào năm 1989.

Đáng buồn thay, Hoa Kỳ đang không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong thực tế, cho đến ngày hôm nay Hoa Kỳ thậm chí vẫn chưa phê chuẩn Công ước về Quyền Trẻ em. Nước Mỹ, với hình ảnh được ca ngợi như là một vùng đất của cơ hội, đáng ra phải là một hình mẫu đầy cảm hứng về cách đối xử đúng đắn và gương mẫu đối với trẻ em. Thay vào đó, nó lại là một biểu tượng của sự thất bại – một đất nước góp phần vào tình trạng trì trệ toàn cầu về quyền trẻ em trên trường quốc tế. Continue reading “Tác động của sự bất bình đẳng lên trẻ em Mỹ”

Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng

20121215_FNP002_0

Nguồn: Dani Rodrik, “Good and Bad Inequality”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Trong ngôi đền của các học thuyết kinh tế, nguyên tắc đánh đổi giữa sự bình đẳng và tính hiệu quả luôn chiếm một vị trí cao. Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Okun, tác giả của cuốn sách kinh điển về chủ đề này có tên Equality and Efficiency: The Big Tradeoff (Bình đẳng và Hiệu quả: Một sự đánh đổi lớn), tin rằng các chính sách công chỉ quẩn quanh việc giải quyết quan hệ căng thẳng giữa hai giá trị này. Năm 2007, nhà kinh tế học thuộc trường Đại học New York Thomas Sargent, trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học California, Berkeley, đã tóm lược toàn bộ kiến thức kinh tế học trong 12 nguyên tắc ngắn gọn, và nguyên tắc đánh đổi cũng nằm trong số đó. Continue reading “Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng”

Giảm thải cac-bon kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng ?

shutterstock_153806906

Nguồn: Michael Spence, “Growth in the New Climate”, Project Syndicate, 31/10/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Đạt | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Bài liên quan:  Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Hành động cắt giảm khí thải cac-bon và giảm nhẹ biến đổi khí hậu từ lâu đã được coi căn bản là gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, sự mong manh của khả năng hồi phục kinh tế toàn cầu thường được lấy ra biện minh cho việc các nước trì hoãn thỏa thuận này. Nhưng một báo cáo gần đây có tên “Nền kinh tế khí hậu mới: Tăng trưởng nhanh hơn, khí hậu tốt hơn” đưa ra bởi Ủy ban Kinh tế và Khí hậu Toàn cầu đã bác bỏ lập luận này. Báo cáo kết luận, không chỉ không kìm hãm tăng trưởng kinh tế, các nỗ lực chiến đấu chống biến đổi khí hậu còn có thể sớm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể và tương đối sớm. Continue reading “Giảm thải cac-bon kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng ?”

Bộ ba Bất bình đẳng

628x471

Tác giả: Mohamed A. El-Erian | Biên dịch: Đỗ Minh Thu

Cuộc họp thường niên được tổ chức gần đây bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) có nhiều điểm thiếu nhất quán. Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất là sự quan tâm không đồng đều của các bên tham gia đối với việc thảo luận về sự bất bình đẳng và việc tiếp tục thiếu vắng một kế hoạch hành động chính thức để các chính phủ có thể giải quyết được vấn đề này. Điều này chứng tỏ một thất bại sâu sắc trong việc thiết lập chính sách – điều đang cần được gấp rút khắc phục.

Sự quan tâm gia tăng có lý do chính đáng của nó. Trong khi sự bất bình đẳng giữa các quốc gia đang ngày một giảm xuống thì trong nội tại mỗi quốc gia, sự bất bình đẳng lại ngày một dâng cao, điều này xảy ra ở cả những nước phát triển lẫn đang phát triển. Continue reading “Bộ ba Bất bình đẳng”

#184 – Phân tích chính sách công: Các ý tưởng và tác động

Nguồn: William T. Gormley, Jr. (2007). “Public Policy Analysis: Ideas and Impacts”, Annual Reviews of Political Science, Vol. 10, pp. 297-313.

Biên dịch và Hiệu đính: Vương Thảo Vy

Giới thiệu

Những thầy bói mù trong câu chuyện dân gian nọ khi được yêu cầu hãy mô tả một con voi, họ còn có cái gì đó để nắm lấy hoặc cảm nhận – một cái ngà sắc nhọn, một làn da thô ráp, hay cái vòi run run. Còn một người sáng mắt khi được yêu cầu mô tả về lĩnh vực phân tích chính sách công thì lại đang phải đối đầu với một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều. Bởi vì đây là một phạm trù luôn thay đổi, với đa dạng các chủ đề, người thực hiện, mục tiêu và đối tượng. Không giống như nhiều lĩnh vực học thuật, Continue reading “#184 – Phân tích chính sách công: Các ý tưởng và tác động”