Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

showdown-at-congress-corral-as-gun-control-debate-begins.si

Nguồn:Congress’s influence over foreign policy”, The Economist, 20/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu, đề xuất Quốc Hội đưa ra quyết định cuối cùng về bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào đạt được với Iran; còn Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã quyết định rằng Quốc Hội nên bỏ phiếu “thuận hoặc không thuận” (up-or-down vote) về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và 11 quốc gia Thái Bình Dương khác.

Hầu hết người nước ngoài, và khá nhiều người Mỹ, vẫn cho rằng Tổng thống Mỹ là người điều hành chính sách đối ngoại của quốc gia. Điều đó là không đúng. Nhưng Quốc Hội cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn trong lĩnh vực đối ngoại. Điều mà Quốc Hội thường muốn là có được tiếng nói [trong vấn đề] trong khi lại từ chối chấp thuận các thỏa hiệp mà chính sách đối ngoại thường đòi hỏi. Vậy cơ quan lập pháp thực sự có ảnh hưởng gì lên các hoạt động đối ngoại của nước Mỹ? Continue reading “Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

Phát triển kinh tế thúc đẩy dân chủ nhưng có ngoại lệ

_76109186_1a9aa7f2-100c-492a-800f-c80750996928

Nguồn: Daniel Treisman, “Economic development promotes democracy, but there’s a catch”, The Washington Post, 29/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Trang | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Liệu phát triển kinh tế có làm cho các quốc gia trở nên dân chủ hơn không? Rất nhiều tài liệu đã cho là có. Chỉ trừ một vài nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu nằm ở khu vực vịnh Ba Tư, còn lại hầu hết các nước giàu có nhất đều có chính phủ có trách nhiệm giải trình và phản ứng tốt (với đòi hỏi của người dân).

Tuy nhiên, cứ khi sắp có sự đồng thuận về vấn đề này thì những ý kiến trái chiều lại xuất hiện. Những người phản đối quan điểm này và có ảnh hưởng lớn đã chỉ ra nhiều trường hợp ngoại lệ và đề xuất các lý thuyết thay thế. Có lẽ các yếu tố khác đã khiến một số nước có thể vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và vừa hình thành nên được các thể chế dân chủ, trong đó không có quan hệ nhân quả giữa hai vấn đề này. Và chúng ta lý giải thế nào về trường hợp các quốc gia đã tăng trưởng [kinh tế] trong suốt nhiều năm, mặc dù không có dấu hiệu nào của tự do chính trị? Trường hợp Tây Ban Nha dưới thời Tướng Franco, Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto, và Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin thì sao? Continue reading “Phát triển kinh tế thúc đẩy dân chủ nhưng có ngoại lệ”

Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism)

maxresdefault

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

Chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện từ thời cổ đại, từng tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ (như chủ nghĩa đế quốc La Mã) hay sau đó là trong xã hội phong kiến (như Chủ nghĩa đế quốc Mông – Nguyên). Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc phát triển mạnh mẽ nhất trong thời đại bùng nổ chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu từ thế kỷ 15. Trong giai đoạn này, các cường quốc Châu Âu tiêu biểu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và tiếp theo đó là Mỹ và Nhật Bản, đã đi xâm chiếm và thiết lập các thuộc địa ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á. Continue reading “Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism)”

#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?

article498.w_l

Nguồn: Francis Fukuyama, “Good Government, Bad Government”, The American Interest, 20 October 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro lại khởi đầu ở Hy Lạp – nước đã không thể kiểm soát chi tiêu công trong suốt giai đoạn bùng nổ tăng trưởng trước năm 2010 – trong khi Đức lại có khả năng giữ cho ngân sách nằm trong khuôn khổ? Những nghiên cứu so sánh kĩ lưỡng về những động lực của quá trình xây dựng nhà nước (state- buiding) và hiện đại hóa khu vực công cho thấy rằng trong khi một số nước phát triển (được định nghĩa là các nước có thu nhập bình quân đầu người vượt một ngưỡng tiêu chuẩn) đã có thể bước vào thế khỉ 21 với một chính phủ khá hiệu quả và trong sạch, các quốc gia khác lại bị hủy hoại bởi chủ nghĩa bảo trợ (clientelism), tham nhũng, vận hành kém, và mức độ tin tưởng vào chính phủ nói riêng và toàn xã hội nói chung rất thấp. Giải thích được sự khác biệt này có thể sẽ đem lại một số nhìn nhận thấu đáo về những chiến lược mà các nước đang phát triển hiện nay có thể dùng để đối phó với các vấn đề tham nhũng và chủ nghĩa bảo trợ. Continue reading “#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?”

Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)

Europe_Flag_map_by_lg_studio-1024x833

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chủ nghĩa dân tộc đề cập đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc một phong trào tập trung vào quốc gia hay dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Ở một góc độ khác, chủ nghĩa dân tộc là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác. Nó đã giữ vai trò ảnh hưởng chính hay nguyên nhân của chiến tranh, cụ thể nhất là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Tất cả đều liên quan đến những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)”

Chủ nghĩa cộng sản (Communism)

communism

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết triết học xã hội và chính trị do K. Marx và F. Engels xây dựng, sau đó được Lenin áp dụng và phát triển vào những điều kiện lịch sử mới. Về mặt học thuyết, chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội khoa học cũng đều có nghĩa như nhau, là hệ thống những quan điểm duy vật, khoa học về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó. Nó còn là khoa học về những quy luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; quy luật về sự phát triển sức sản xuất xã hội. Đây là một cấu trúc kinh tế – xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung. Continue reading “Chủ nghĩa cộng sản (Communism)”

#241 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.2)

democracy-voting-rights-voting-restrictions-and-tricks-e1317240867973

Nguồn: Georg Sørensen, “Domestic Consequences of Democracy: Growth and Welfare?”, in G. Sørensen, Democracy and Democratization: Processes and Prospects in a Changing World, (Philadenphia: Westview Press, 2008), pp. 99-130.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Bài liên quan: #240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1) 

Các dạng chế độ chuyên chế

So sánh Ấn Độ và Trung Quốc giúp làm rõ hơn cuộc tranh luận lý thuyết về kết quả phát triển kinh tế của các chế độ dân chủ và chuyên chế. Tuy nhiên, rõ ràng không thể giải quyết tranh luận trên cơ sở so sánh một cặp trường hợp. So sánh như vậy không nói lên điều gì về quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc với các ví dụ khác của chế độ chuyên chế và dân chủ. Thậm chí nếu sự tương phản giữa Ấn Độ và Trung Quốc không đánh giá cao nền dân chủ Ấn Độ, thì cần thiết phải tìm hiểu thêm các dạng khác nhau của chế độ chuyên chế và dân chủ, và tìm hiểu xem Ấn Độ và Trung Quốc khớp với bức tranh toàn cảnh này ra sao trước khi rút ra kết luận xa hơn. Continue reading “#241 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.2)”

#240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1)

508649-voteeconomy-1361114600-524-640x480

Nguồn: Georg Sørensen, “Domestic Consequences of Democracy: Growth and Welfare?”, in G. Sørensen, Democracy and Democratization: Processes and Prospects in a Changing World, (Philadenphia: Westview Press, 2008), pp. 99-130.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

 Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Liệu dân chủ có thực sự đáng bận tâm? Liệu nó có mở đường cho cải tiến trong các lĩnh vực khác của đời sống ngoài những lĩnh vực liên quan chặt chẽ với tự do chính trị? Đối với nhân dân các nước hiện đang trải qua thời kỳ quá độ sang nền chính trị dân chủ hơn, vấn đề này cực kỳ quan trọng. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu những hệ quả của dân chủ đối với việc phát triển kinh tế, được định nghĩa là tăng trưởng và phúc lợi xã hội. Mối quan hệ giữa dân chủ và nhân quyền cũng sẽ được xem xét. Trong khi dân chủ được coi là một biến phụ thuộc trong Chương 2 khi chúng ta tìm kiếm những điều kiện thuận lợi để nền dân chủ trỗi dậy, trong chương này nó lại được coi là một biến độc lập, khi chúng ta xét ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế. Chúng ta sẽ xem xét câu hỏi liệu dân chủ, một khi đã đạt được, có khả năng đáp ứng kỳ vọng cải thiện thành tích về tăng trưởng kinh tế và phúc lợi hay không. Continue reading “#240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1)”

Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng

20121215_FNP002_0

Nguồn: Dani Rodrik, “Good and Bad Inequality”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Trong ngôi đền của các học thuyết kinh tế, nguyên tắc đánh đổi giữa sự bình đẳng và tính hiệu quả luôn chiếm một vị trí cao. Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Okun, tác giả của cuốn sách kinh điển về chủ đề này có tên Equality and Efficiency: The Big Tradeoff (Bình đẳng và Hiệu quả: Một sự đánh đổi lớn), tin rằng các chính sách công chỉ quẩn quanh việc giải quyết quan hệ căng thẳng giữa hai giá trị này. Năm 2007, nhà kinh tế học thuộc trường Đại học New York Thomas Sargent, trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học California, Berkeley, đã tóm lược toàn bộ kiến thức kinh tế học trong 12 nguyên tắc ngắn gọn, và nguyên tắc đánh đổi cũng nằm trong số đó. Continue reading “Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng”

Combating Corruption: Implications of the G20 Action Plan for the Asia-Pacific Region

euro_0

Source: Norman Abjorensen, Combating Corruption: Implications of the G20 Action Plan for the Asia-Pacific Region (Tokyo: Konrad-Adenauer-Stiftung, 2014)

Nepotism, Bribery, Patronage, Collusion… The list of categories in the murky sphere of corruption appears to be a bottomless pit. The obstinate prevalence of corruption has, for the longest time, been one of the most perturbing thorns in the flesh of nation states all around the globe. Especially in Asia, large parts of both the public and private sector are riddled with corrupt practices, gravely undermining efforts to expedite the conduct of ‘good governance’.

Continue reading “Combating Corruption: Implications of the G20 Action Plan for the Asia-Pacific Region”

Tại sao các nước giàu lại dân chủ?

228416-u-s-congress

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Why Are Rich Countries Democratic?Project Syndicate, Mar. 26, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi 22 tuổi, Adam Smith đưa ra một tuyên bố nổi tiếng, “Điều kiện tiên quyết để đưa một quốc gia từ mức độ man rợ thấp nhất đến phồn thịnh cao nhất là không gì khác ngoài hòa bình, thuế khóa vừa phải, và một chính quyền tôn trọng công lý: mọi điều còn lại là do quá trình tự nhiên của sự vật đem tới.”[1] Ngày nay, gần 260 năm sau, chúng ta biết điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Việc chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất đã chứng tỏ Smith sai lầm ra sao khi nó làm nổi bật sự tương tác phức tạp giữa nhà nước và nền sản xuất hiện đại. Continue reading “Tại sao các nước giàu lại dân chủ?”

Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ

democracy

Tác giả:  Trần Hữu Dũng*

Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới đã chứng kiến hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử:  Một là sự tăng vọt mức sống của con người (nói gọn là phát trỉển kinh tế), và hai là ngày càng nhiều quốc gia trở thành dân chủ.  Tuy hai làn sóng này xảy ra không đồng đều mọi nơi, và thường gián đoạn, có lúc giật lùi, không thể không nghi ngờ rằng chúng có liên hệ ít nhiều với nhau.  Liên hệ ấy, và nói chung là liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị, không những là quan tâm của những người hoạt động chính trị mà còn là một chủ đề học thuật hàng đầu. Trong lịch sử trí thức cận đại, có thể xem nó như  “hậu thân” của cuộc tranh biện giữa “kế hoạch” và “thị trường”, và xa hơn nữa là giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ”

Lựa chọn xã hội và phúc lợi xã hội

615x200-ehow-images-a01-t3-f1-make-career-choice-800x800

Tác giả: Amartya Sen | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Con người luôn sinh sống theo các nhóm cộng đồng, và cuộc sống cá nhân của họ lúc nào cũng phụ thuộc vào quyết định của tập thể. Nhưng việc đưa ra lựa chọn nhóm có thể là một thách thức rất khó khăn, đặc biệt với những lợi ích và mối quan tâm khác nhau của những thành viên trong nhóm. Vậy thì quyết định tập thể nên được đưa ra như thế nào?

Một kẻ độc tài muốn kiểm soát mọi khía cạnh cuộc sống của người dân sẽ tìm cách bỏ qua ưu tiên của tất cả những người khác. Nhưng rất khó đạt được mức độ quyền lực như thế. Quan trọng hơn, người ta dễ dàng nhận ra rằng bất cứ thể chế độc tài nào cũng là cách tồi tệ để quản trị một đất nước. Continue reading “Lựa chọn xã hội và phúc lợi xã hội”

Văn minh, bản sắc, và bạo lực: Đọc Amartya Sen

297698_thumb

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Sự va chạm giữa các nền văn minh? / Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Tuy ít được biết ngoài giới kinh tế, Amartya Sen (quê quán Bangalore, Ấn Độ, Nobel năm 1998, hiện là giáo sư Harvard) là một kinh tế gia đáng cho đồng nghiệp của ông hãnh diện.  Đã là một nhà toán kinh tế (một ngành cực kì khó!) hàng đầu ngay khi còn trẻ, Sen không bao giờ dùng toán để “loè” người đọc, trái lại, ông luôn tìm cách giải thích bằng ngôn ngữ thông thường những định lí mà ông khám phá.  Từ vài thập kỉ gần đây, Sen quay sang suy nghĩ về những vấn đề triết lí lớn, những vấn đề kinh tế trọng đại (như nạn đói, công bằng thu nhập, vv…) và luôn luôn có những nhận định sâu sắc, lí luận khúc chiết, xây dựng trên một nền tảng kiến văn vô cùng quảng bác. Continue reading “Văn minh, bản sắc, và bạo lực: Đọc Amartya Sen”

“Bảo thủ” và “tự do” trong chính trị Mỹ

conservative-liberal-road-sign

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Một nước Mỹ luôn thay đổi

Khi nói đến sinh hoạt chính trị ở nước Mỹ, 2 khái niệm được đề cập khá nhiều là bảo thủ (conservative) và tự do (liberal). Tuy nhiên, “bảo thủ” và “tự do” là những khái niệm có tính tương đối và được hiểu khác nhau ở mỗi quốc gia cũng như trong các hệ thống chính trị khác nhau.

Vậy ở Mỹ các khái niệm này được hiểu ra sao, và những ai được coi là những người “bảo thủ” hay “tự do”? Theo “truyền thống”, những người Cộng hòa thường được coi là những người có quan điểm “bảo thủ”, còn những người Dân chủ thường được coi là những người có quan điểm “tự do”. Continue reading ““Bảo thủ” và “tự do” trong chính trị Mỹ”

Một nước Mỹ luôn thay đổi

download

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Quay trở lại nước Mỹ khi Mùa thu lá vàng 2014 vừa kết thúc. Tiết trời đầu đông chuyển sang se lạnh, cây cối đã trút hết các cành lá cũ và vươn “chân, tay” khẳng khiu, nhưng đầy thách thức lên trời để chuẩn bị “nghênh đón” một mùa đông lạnh giá phía trước. Chứng kiến cảnh cực đẹp của thiên nhiên khi cây lá khoe sắc với đủ “bộ cánh” rực rỡ và lộng lẫy nhất, rồi lại chứng kiến cũng chính những cây hoa ấy với sắc màu “thảm hại nhất” trong thời gian ngắn ngủi chưa đến 2 tuần khiến không nhiều người tránh khỏi cảm giác chạnh lòng và bùi ngùi tiếc nuối. Nó cũng tựa như cảm giác ngắm các hoa hậu vừa đăng quang, rạng ngời với vương miện, cánh áo, rồi lại chứng kiến chính họ ở ngoài đường với khuôn mặt “mộc” và khoác bộ đồ nhầu nhĩ trên người.

Tuy nhiên, tiết trời chính trị Mỹ thì luôn luôn nóng, bất kể tiết trời ra sao. Continue reading “Một nước Mỹ luôn thay đổi”

Vốn xã hội và phát triển kinh tế

social_capital

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Một cách tóm tắt xu hướng phát triển của kinh tế học (Tây phương) về phát triển trong nửa thế kỉ qua là: nó đi từ các mô hình căn cứ trên những quan niệm khá hẹp hòi, thậm chí thiếu nhất quán, đến những mô hình phức tạp hơn, với nhiều yếu tố “ngoại kinh tế” (thể chế, văn hoá, lịch sử, địa lí).  Hai yếu tố nổi bật mà lý thuyết này đã dần dần hội nhập trong xu hướng ấy là con người và xã hội.

Có lẽ nên nhắc lại: theo kinh tế học cổ điển, ba thành tố quyết định tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, và vốn vật thể.  Cho đến khoảng những năm 1990, gần như mọi thuyết về phát triển kinh tế đều xem quan hệ xã hội là thứ yếu, thậm chí không cần bàn đến.  Vào nhữngthập niên 50 và 60, chẳng hạn, các liên hệ xã hội, lối sống cổ truyền bị xem là trở ngại cho phát triển (hiểu là hiện đại hoá).[1]  Continue reading “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”

Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế

Industry_Foreign_Corruption_Handshake

Tác giả: Trần Hữu Dũng[1]

Mục đích của bài này là để phân tích những quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế, chú trọng đặc biệt đến trường hợp các quốc gia cần phát triển và đang chuyển đổi như Việt Nam.  Trước tiên, nó lược duyệt những hậu quả kinh tế tiêu cực (và vài hậu quả tích cực) của tham nhũng.  Sau đó, nó sẽ đưa ra một số biện pháp chống tham nhũng trên ba bình diện:  giảm động lực tham nhũng, giảm cơ hội tham nhũng, và giảm lợi lộc do tham nhũng.  Bài này cũng phân tích mối liên hệ giữa tham nhũng và vài vấn đề kinh tế khác. Continue reading “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế”