27/12/1942: Đức chiêu mộ binh sĩ Liên Xô

Nguồn: Germans form the Smolensk Committee to enlist Soviet soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân đội Đức bắt đầu chiêu mộ các tù nhân chiến tranh để chống lại Liên Xô. Tướng Andrei Vlasov, một anh hùng chiến tranh của Liên Xô đã chuyển sang chống cộng và trở thành chỉ huy của đội quân phản bội Liên Xô này.

Vlasov trở thành quân nhân kể từ năm 1919, khi mới 19 tuổi, ông gia nhập Hồng Quân mới thành lập để chiến đấu trong Nội chiến Nga. Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản vào năm 1930, ông trở thành cố vấn quân sự cho Tưởng Giới Thạch. Trở về Liên Xô vào năm 1939, Vlasov được giao quyền lãnh đạo Quân đoàn Thiết giáp 4. Ông đã làm nên tên tuổi của mình khi bảo vệ thành công Kiev và Moskva trước quân xâm lược Đức, thậm chí nhận Huân chương Lenin vào năm 1941, và sau đó là Huân chương cờ đỏ (Order of the Red Banner) với cương vị Tư lệnh của Quân đoàn 20. Continue reading “27/12/1942: Đức chiêu mộ binh sĩ Liên Xô”

27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan

Nguồn: Poles take up arms against German troops in Poznan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau thất bại của người Đức, các thành viên Cảnh vệ Nhân dân (People’s Guard), tổ chức quân đội của người Ba Lan, đã cùng với các tình nguyện viên – nhiều người trong số họ là cựu chiến binh trong Thế chiến I – đã chiến đấu chống lại quân Đức đang chiếm đóng tại thành phố công nghiệp chủ chốt của nước họ, Poznan.

Vào đầu Thế chiến I, gần 3/4 Ba Lan nằm dưới sự kiểm soát của Nga; phần còn lại của đất nước do Đức và Áo-Hung thống trị. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, người Ba Lan đã chiến đấu cho cả hai phía. Khi Đế quốc Nga sụp đổ vào tháng 03/1917, phe Bolshevik đã công nhận quyền tự trị của Ba Lan (khi đó đang bị Nga chiếm đóng) và một chính phủ lâm thời được thành lập ở Paris. Tuy nhiên, cuối năm đó, Đức đã hoàn toàn kiểm soát được đất nước này. Continue reading “27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan”

27/12/2007: Benazir Bhutto bị ám sát

Nguồn: Pakistani politician Benazir Bhutto assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, bà Benazir Bhutto, cựu Thủ tướng Pakistan, đồng thời là nữ lãnh đạo dân cử đầu tiên tại một quốc gia Hồi giáo, đã bị ám sát ở tuổi 54 tại thành phố Rawalpindi, Pakistan. Là một nhân vật hay gây chia rẽ ở cả trong và ngoài nước, bà Bhutto đã dành 30 năm đấu tranh để tồn tại trong chính trường hỗn độn của Pakistan. Đối với nhiều người ủng hộ bà, Bhutto là hy vọng lớn nhất về một nhà lãnh đạo dân chủ và bình đẳng trong một quốc gia đã bị chia rẽ bởi tham nhũng chính trị và Hồi giáo cực đoan.

Sinh ra trong một gia đình địa chủ giàu có vào năm 1953, Bhutto đã lớn lên trong thế giới của giới tinh hoa chính trị Pakistan. Bà đã tốt nghiệp Đại học Harvard và Đại học Oxford. Năm 1967, Zulfikar Ali Bhutto, cha của Benazir Bhutto, trở thành người sáng lập một đảng dân túy – Đảng Nhân dân Pakistan (Pakistan Peoples Party, PPP). Ông cũng từng giữ chức Tổng thống và Thủ tướng trong giai đoạn 1971-1977, trước khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu của Tướng Mohammad Zia ul- Haq và bị buộc tội ra lệnh giết các đối thủ chính trị của mình. Continue reading “27/12/2007: Benazir Bhutto bị ám sát”