12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai

Nguồn: Russian army lends support to rebels in February Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau khi được triệu tập để dập tắt các cuộc biểu tình của công nhân trên đường phố Petrograd (nay là St. Petersburg), hàng loạt các trung đoàn đồn trú tại thành phố đã quyết định đào ngũ để tham gia phe nổi dậy, buộc chính quyền phong kiến phải tan rã và dẫn đến chiến thắng của Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất bình trong nhân dân Nga là kết quả tồi tệ của việc nước này tham gia Thế chiến I. Dù thành công trong những năm đầu tiên của cuộc chiến chống lại Áo-Hung, quân đội Sa hoàng đã phải chịu nhiều thất bại dưới tay quân đội Đức ở Mặt trận phía Đông. Kết hợp với nền kinh tế lạc hậu của Nga, sự đàn áp của chính phủ, và đa phần dân số là nông dân cực kỳ đói khát và thất vọng, thất bại trên chiến trường đã đẩy đất nước vào cuộc cách mạng toàn diện năm 1917. Continue reading “12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai”

Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga

Nguồn: Tariq Ali, “What Was Lenin Thinking?”, The New York Times, 03/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vladimir Lenin đã suy nghĩ gì trên chuyến hành trình dài tới Ga Phần Lan tại Petrograd vào năm 1917?

Như bao người khác, Lenin đã vô cùng bất ngờ với tốc độ thành công của Cách mạng Tháng Hai. Khi đi từ Zurich băng qua châu Âu để về Nga, trên một chuyến tàu được niêm phong kín của Hoàng đế Đức, ông hẳn đã nhận ra rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua.

Việc các đảng tự do yếu kém chiếm ưu thế trong chính phủ mới là điều đã được lường trước. Điểm khiến Lenin lo lắng là những báo cáo gửi đến ông, trong đó viết rằng chính những người Bolshevik mới đang lung lay về con đường phía trước. Họ, cùng với hầu hết các đảng cánh tả khác, đã tin tưởng vào lý thuyết Marxist chính thống, rằng ở giai đoạn này, Cách mạng Nga chỉ có thể là cách mạng dân chủ – tư sản. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển ở các nền kinh tế tiên tiến như Đức, Pháp hay thậm chí là Mỹ, chứ không phải ở đất nước của các nông dân như Nga. (Leon Trotsky và các đồng sự trí thức của ông nằm trong số ít những người bất đồng với quan điểm đó). Continue reading “Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga”

Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ

Nguồn: Anne O’Donnell, “The Bolsheviks Versus the Deep State”, The New York Times, 27/03/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Văn phòng trống trơn. Hành lang vắng lặng. Khắp thành phố thủ đô là sự yên ắng của những công việc không được thực hiện, những bản ghi nhớ không được đánh máy, những công văn không bị đốc thúc, những tủ hồ sơ vẫn luôn đóng kín. Bộ máy nhà nước không được sử dụng. Và đó không phải là Washington ngày nay; mà là Petrograd, Nga, từ 100 năm trước, nơi mà sau khi lực lượng Bolshevik lên nắm quyền vào cuối tháng 10, các quan chức trong chính quyền cũ – hàng chục ngàn người – đã khóa trái ngăn tủ bàn làm việc của họ và đem giấu chìa khóa. Họ tuyên bố đình công, phản đối những gì họ coi là hành vi vi phạm gây sốc và bất hợp pháp của phe Bolshevik đối với lòng tin của công chúng. Continue reading “Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ”

06/02/1928: Người tự xưng là con gái Sa hoàng Nicholas II đến Mỹ

Nguồn: Anastasia arrives in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, một người phụ nữ tự xưng là Anastasia Tschaikovsky – con gái út của Nga hoàng Nicholas II vừa bị ám sát cách đó không lâu – đã đến thành phố New York. Cô tổ chức một cuộc họp báo trên tàu Berengaria, giải thích rằng mình đến đây để chỉnh lại xương hàm. Theo lời Anastasia, nó bị đánh vỡ bởi một người lính Bolshevik, khi cô cố gắng chạy trốn khỏi cuộc hành hình cả gia đình mình tại Ekaterinburg, Nga vào tháng 07/1918.

Người chào mừng Tschaikovsky đến New York là Gleb Botkin, con trai của bác sĩ riêng cho gia đình Romanov. Cha ông đã bị giết chết cùng với các bệnh nhân của mình vào năm 1918. Botkin gọi Anastasia là “Công chúa” và tuyên bố rằng không nghi ngờ gì, đây chính là Nữ Công tước Anastasia mà ông đã từng chơi cùng khi còn nhỏ. Continue reading “06/02/1928: Người tự xưng là con gái Sa hoàng Nicholas II đến Mỹ”

Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ

Nguồn: John Quiggin, The February Revolution and Kerensky’s Missed Opportunity, The New York Times, 06/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách mạng Tháng Hai là một trong những khoảnh khắc “giá như” lớn nhất của lịch sử. Nếu cuộc cách mạng này – xảy ra vào đầu tháng 03/1917 theo lịch Gregory của phương Tây (mà Liên Xô sau này mới sử dụng) – thành công trong việc tạo ra một nền dân chủ lập hiến thay thế cho đế chế của Sa hoàng, đúng như kỳ vọng của các nhà lãnh đạo nó, thì có lẽ thế giới đã trở thành một nơi rất khác.

Nếu người lãnh đạo chính phủ lâm thời, Aleksandr Kerensky, biết nắm lấy cơ hội từ cuộc bỏ phiếu ở Nghị viện Đức (Reichstag), mà hiện nay đã bị quên lãng, thì có lẽ Thế chiến I đã kết thúc trước khi quân Mỹ tiến vào châu Âu. Trong phiên bản lịch sử thay thế đó, Lenin và Stalin sẽ chỉ là những nhân vật bên lề, và Hitler sẽ chẳng thể làm gì khác ngoài một họa sĩ thất bại. Continue reading “Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ”

07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công

Kustodiev_The_Bolshevik

Nguồn:Bolsheviks revolt in Russia,” History.com (truy cập ngày 06/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik Vladimir Lenin, các nhà cách mạng cánh tả đã phát động một cuộc đảo chính không đổ máu để lật đổ Chính phủ Lâm thời không hiệu quả của Nga. Đảng Bolshevik cùng các đồng minh của họ đã chiếm đóng tòa nhà chính phủ và các địa điểm chiến lược khác ở thủ đô Petrograd (nay là St. Petersburg), và chỉ trong hai ngày đã thành lập một chính phủ mới do Lenin đứng đầu. Nước Nga Bolshevik, sau đổi tên thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), trở thành nhà nước Marxist đầu tiên trên thế giới. Continue reading “07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công”