Chủ nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’

Nguồn: Trình Á Văn, 程亚文:把美国的孤立主义理解成“只管好它自己”,是大错特错, Sina Finance, 13/11/2024.

Biên dch: Lê Thị Thanh Loan

Sau 4 năm rời Nhà Trắng, Trump sẽ trở lại Phòng Bầu dục để bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm lần thứ hai của mình.

Căn cứ vào những hành động của Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên và ngôn từ của ông trong chiến dịch tranh cử, dư luận toàn cầu nhìn chung dự đoán rằng, Mỹ sẽ tiếp tục củng cố lập trường chủ nghĩa bảo hộ “Nước Mỹ trên hết” và trong lương lai sẽ rút khỏi hệ thống thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương toàn cầu. Điều này sẽ tạo ra tác động như thế nào đến thế giới cũng như sẽ ảnh hưởng ra sao đến bản thân nước Mỹ? Những vấn đề này đang thu hút sự chú ý cao độ. Continue reading “Chủ nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’”

So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại

Nguồn: The 2024 Candidates on Foreign Policy,” Council on Foreign Relations, 26/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tài liệu này điểm qua mười lĩnh vực chủ chốt trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.

Phó Tổng thống Kamala Harris đang tranh cử tổng thống trong khi chính quyền Biden – Harris đang đối mặt với nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại, bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và Dải Gaza, tình trạng di cư gia tăng, và căng thẳng với Trung Quốc.

Cựu Tổng thống Donald Trump đang tranh cử để có thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông, đánh dấu một sự khác biệt rõ rệt với các chính quyền tổng thống Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trước đây. Continue reading “So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại”

Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden Needs Architects, Not Mechanics, to Fix U.S. Foreign Policy,” Foreign Policy, 12/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc bầu cử giữa kỳ đang đến gần, Washington đã bị cản trở bởi tư duy nhóm và sự thiếu tầm nhìn, khiến họ không thể tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề của kỷ nguyên mới.

Tôi vừa trở về nhà sau kỳ nghỉ, còn Tổng thống Mỹ Joe Biden thì đã lên đường tới Trung Đông. Tôi nhận ra đây là thời điểm thích hợp để đánh giá kết quả chính sách đối ngoại của chính quyền. Tôi đã bỏ phiếu cho Biden vào năm 2020 và thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi ông được bầu, nhưng tôi lo rằng Biden và đội ngũ nhân viên quá hòa hợp của ông sẽ không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ thiết kế chính sách đối ngoại và đại chiến lược cho thế kỷ 21. Điều nguy hiểm là họ sẽ lại quay về với những ý tưởng hão huyền, những câu khẩu hiệu, và những chính sách có thể đã thành công trong Chiến tranh Lạnh, nhưng từ đó đến nay gần như luôn thất bại. Continue reading “Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ”

Giải mã ‘chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu’ của Biden

Người dịch: Phan Nguyên

Một báo cáo ít được chú ý được Quỹ Carnegie vì Hoà bình Quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace) công bố ngay trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11 được coi là đãvạch ra lộ trình chính sách đối ngoại cho chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Với tiêu đề “Để chính sách đối ngoại Hoa Kỳ phục vụ tốt hơn cho tầng lớp trung lưu”, báo cáo lập luận rằng không có phương pháp tiếp cận chính sách đối ngoại lớn nào hiện nay – cho dù làchủ nghĩa quốc tế tự do sau Chiến tranh Lạnh được các chính quyền Đảng Cộng hòa và Dân chủ kế tiếp áp dụng, chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump, hay việc tập trung vào biến đổi khí hậu hoặc cắt giảm quy mô chi tiêu quốc phòng của Mỹ do các tổ chức cấp tiến đề xuất – thu hút được sự ủng hộ rộng rãi ở Mỹ.

Continue reading “Giải mã ‘chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu’ của Biden”

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?

Nguồn: Walter Russell Mead, “What in the World if Trump Wins?”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Mọi khả năng vẫn đang chống lại Donald Trump nhưng ông vẫn có ý định giành thêm một nhiệm kỳ nữa. Ít nhất, về chính sách đối ngoại, nhiệm kỳ thứ hai có thể sẽ còn mang lại nhiều thay đổi và khác thường hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Hầu hết các tổng thống nhiệm kỳ hai đều mong muốn tạo được dấu ấn trong chính sách đối ngoại. Điều này một phần là do ảnh hưởng chính trị của tổng thống ở trong nước giảm đi khi nhiệm kỳ thứ hai dần kết thúc, trong khi ở nước ngoài, tổng thống tương đối rảnh tay hành động ngay cả khi sắp kết thúc nhiệm kỳ hai. Vì vậy các vị tổng tư lệnh thường đi tìm những đột phá về ngoại giao. Bill Clinton và George W. Bush đều dành nhiều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận giữa Israel và Palestine trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Barack Obama đã ký thỏa thuận Iran và Hiệp định Khí hậu Paris. Là một nhân vật khác thường, Trump có khả năng cũng sẽ tìm kiếm những di sản cho mình ở nước ngoài. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?”

Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden

Nguồn: Anne-Marie Slaughter, “The three pillars of US foreign policy under Biden”, Financial Times, 19/10/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thế giới đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong cảm giác kinh hoàng: đó là một quá trình mà người đương nhiệm dường như quyết tâm thuyết phục những người ủng hộ mình rằng bất kỳ kết quả nào khác ngoài chiến thắng cho ông ta đều có nghĩa là cuộc bầu cử đã bị gian lận. Một chiến thắng dành cho Joe Biden sẽ trấn an hầu hết các nhà lãnh đạo nước ngoài rằng sự hỗn loạn như vậy, ít nhất, đã kết thúc. Nhưng thực tế chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ thực sự thay đổi bao nhiêu? Về mặt phong cách sẽ đáng kể. Nhưng về hành động thực chất, có thay đổi nhưng không hoàn toàn. Continue reading “Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden”

Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới

Nguồn: Zachery Tyson Brown, “The United States Needs a New Strategic Mindset”, Foreign Policy, 22/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ không có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho khoảng thời gian kéo dài một thế hệ (20-30 năm – NBT) và thực tiễn đã chứng minh điều đó. Sự thiếu vắng khái niệm về một chiến lược tổng thể đã dẫn đến những nước đi nhỏ và thiển cận, khiến đất nước trở nên kém an toàn, kém thịnh vượng và vị thế ngày càng giảm sút.

Việc Tổng thống Donald Trump đưa ra một loạt các quyết định đột ngột như cấm mạng xã hội TikTok, rút Hoa Kỳ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cắt giảm quân số Hoa Kỳ ở Đức chỉ là những ví dụ gần đây nhất. Việc chỉ tập trung vào tầm nhìn ngắn hạn không phải là sai lầm duy nhất của chính quyền Trump, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã thất bại trong bài kiểm tra Marshmallow test (thí nghiệm nổi tiếng của đại học Stanford về khả năng chống lại sự cám dỗ trước mắt để chờ đợi một phần thưởng lớn hơn sau đó) trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc nhiều thập niên qua. Continue reading “Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới”

Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á

Tác giả: Simon Long | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Pivot: The Future of American Statecraft in Asia. Tác giả: Kurt M. Campbell. New York and Boston: Twelve, 2016. Bìa cứng: 399 trang.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn có nhiều phiên bản. Phiên bản đầu được hé lộ qua báo chí khi các lãnh đạo cố định hình thế giới theo ý muốn của Hoa Kỳ. Các phiên bản sau được giới thiệu qua các cuốn sách khi các lãnh đạo muốn giải thích chính sách của họ. Cuộc phiêu lưu ở Châu Á của chính quyền Obama nhiệm kỳ đầu (2009-2012) cũng không là ngoại lệ. James Steinberg, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã đồng tác giả (với Michael O’Hanlon) viết cuốn sách về “trấn an chiến lược” (strategic reasssurance) trong quan hệ Mỹ-Trung. Jeffrey Bader, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lúc đó, đã viết một cuốn sách về “câu chuyện của một người trong cuộc về chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á”. Rồi cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng viết một tập hồi ký về giai đoạn này. Continue reading “Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á”

Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt: Một trong những hòn đá tảng của bá quyền Mỹ là hệ thống liên minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương. Tuy nhiên, công trình an ninh đồ sộ này không phải là sản phẩm của một “bản vẽ ” lớn mà xuất phát từ một loạt các quyết định tình thế nhằm đối phó với các mối đe doạ khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Kết quả là một cấu trúc liên minh phức tạp với nhiều mảnh ghép khác biệt. Bài viết này sẽ phân tích ba đặc điểm chủ đạo trong chính sách liên minh của Mỹ và đánh giá triển vọng của hệ thống liên minh này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Continue reading “Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai”