Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo

Citizens carrying a giant cardboard pencil reading "Not Afraid" take part in a Hundreds of thousands of French citizens solidarity march (Marche Republicaine) in the streets of Paris January 11, 2015. French citizens will be joined by dozens of foreign leaders, among them Arab and Muslim representatives, in a march on Sunday in an unprecedented tribute to this week's victims following the shootings by gunmen at the offices of the satirical weekly newspaper Charlie Hebdo, the killing of a police woman in Montrouge, and the hostage taking at a kosher supermarket at the Porte de Vincennes.    REUTERS/Charles Platiau (FRANCE  - Tags: CRIME LAW POLITICS CIVIL UNREST SOCIETY TPX IMAGES OF THE DAY)   - RTR4KX9Q

Nguồn: Ian Buruma, “Charlie and Theo”, Project Syndicate, 15/1/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh bị một phần tử Hồi giáo cực đoan ám sát ở Amsterdam cách đây hơn mười năm có nhiều điểm tương đồng với các họa sĩ trào phúng của tạp chí Charlie Hebdo. Cũng giống như các họa sĩ và biên tập viên người Pháp, ông là một người khiêu kích, một kẻ vô chính phủ về mặt đạo đức, một nghệ sĩ gây sốc, người chưa bao giờ ngừng ham muốn phá hủy mọi điều cấm kị.

Bởi vì chủ nghĩa bài Do Thái là một điều cấm kị lớn ở châu Âu thời hậu Thế chiến, Van Gogh đã xúc phạm người Do Thái bằng những câu đùa thô lỗ về các phòng hơi ngạt (được Đức Quốc xã dùng để giết hại người Do Thái – NBT). Bởi vì người ta nói với chúng ta rằng phải “tôn trọng” đạo Hồi, ông ta đã nhạo báng thánh Allah và nhà tiên tri của Người, cũng gần giống như cách Charlie Hebdo đã làm. Continue reading “Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo”

Tiền chuộc con tin khủng bố: Tiến thoái lưỡng nan

1rbU3

Nguồn: Peter Singer, “The Ransom Dilemma,” Project Syndicate, Dec. 14, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

Bất kỳ ai không có cùng hệ tư tưởng với cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” ở Iraq và Syria có thể đều đồng ý rằng việc nhóm này chặt đầu một số người mà họ giữ làm con tin là sai trái. Thế nhưng điều gây nhiều tranh cãi hơn hẳn là quyết định bí mật trả tiền chuộc cho những nhóm như vậy của chính phủ các nước châu Âu để đổi lại tự do cho công dân của mình.

Cho dù các con tin của Nhà nước Hồi giáo đến từ nhiều quốc gia khác nhau, cho tới nay mới chỉ có công dân của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh bị chặt đầu. Continue reading “Tiền chuộc con tin khủng bố: Tiến thoái lưỡng nan”

#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

trc-terrorist-650x325

Nguồn: Matthew Kroenig & Barry Pavel (2012). “How to Deter Terrorism”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 2, pp. 21-36.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thiện Toàn

Trong hơn 50 năm Chiến tranh Lạnh, răn đe là hòn đá tảng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn Liên Xô tấn công phương Tây bằng cách đe doạ trả đũa bằng một đòn hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều nhà quan sát đã phản biện rằng biện pháp răn đe không thích hợp với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng không giống như giới lãnh đạo của Liên Xô, những kẻ khủng bố không có lý tính, sẵn sàng trả mọi giá (kể cả cái chết) để đạt mục đích, và khó mà định vị được chúng sau các vụ tấn công. Vì những lý do trên cũng như những nguyên nhân khác, người ta cho rằng việc đe doạ trả đũa những tên khủng bố tự thân nó không hiệu quả và không đủ để ngăn chặn hành động khủng bố. Continue reading “#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?”

Cuộc đấu trí chống lại ISIS

Iraq-Jihadist-flag_2947305b

Tác giả: Mohammed bin Rashid Al Maktoum | Biên dịch: Đỗ Hải Yến

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thế giới biết nền kinh tế của chúng ta đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau một cách sâu sắc đến thế nào. Trong cuộc khủng hoảng gắn liền với chủ nghĩa cực đoan ngày nay, chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta cũng phụ thuộc lẫn nhau về nền an ninh như đã thấy rõ trong cuộc chiến hiện tại nhằm đánh bại ISIS.

Để ISIS không dạy cho chúng ta bài học này với một cái giá đắt, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không thể dập tắt được những ngọn lửa cuồng tín chỉ bằng vũ lực. Thế giới phải đoàn kết đằng sau một nỗ lực tổng thể nhằm làm suy yếu hệ tư tưởng vốn đem lại sức mạnh cho những kẻ cực đoan, đồng thời khôi phục nguồn hi vọng cũng như phẩm cách cho những con người mà chúng sẽ chiêu mộ. Continue reading “Cuộc đấu trí chống lại ISIS”

Những hạn chế của việc chống lại Nhà nước Hồi giáo

ISIS-620x350

Tác giả: Gareth Evans | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Trách nhiệm bảo vệ

Đã có một lịch sử lâu dài về can thiệp quân sự nước ngoài sai lầm và vượt mức tại Trung Đông, và quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama tiến hành chiến tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo được hy vọng sẽ không trở thành điều tương tự. Không có nhóm khủng bố nào đáng bị tiêu diệt hoàn toàn hơn những phần tử thánh chiến chuyên cướp bóc, diệt chủng này. Nhưng với cách sứ mệnh do Mỹ dẫn đầu đang được hình thành và miêu tả hiện nay, việc có đạt được mục tiêu của nó với chi phí chấp nhận được về mặt thời gian, tiền bạc và phí tổn sinh mạng hay không vẫn còn chưa rõ ràng. Continue reading “Những hạn chế của việc chống lại Nhà nước Hồi giáo”

Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố

Foley001_3015027b

Tác giả: Robert Kaplan | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sự kiện nhà báo người Mỹ James Foley bị Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS) chặt đầu không chỉ đơn thuần là một thảm kịch đáng ghê tởm. Đó còn là một đoạn phim được quay rất tinh vi và chuyên nghiệp với những biểu tượng được nhấn mạnh một cách có chủ đích. Foley mặc một chiếc áo liền quần màu da cam gợi nhớ tới các tù nhân Hồi giáo bị giam giữ bởi Hoa Kỳ tại nhà tù ở Guantanamo. Anh ấy thú tội một cách dõng dạc, như thể đã được diễn tập từ trước. Kẻ đã hành hình anh, đeo mặt nạ và mặc quần áo toàn màu đen, đưa ra một tuyên bố dài và đều đều với một chất giọng Anh rất bình tĩnh, một lần nữa, như thể đã được luyện tập trước. Tất cả mọi thứ diễn ra như thể vụ hành hình này chỉ là thứ yếu so với thông điệp mà nó đưa ra. Continue reading “Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố”