Liệu Karl Marx có còn hợp thời?

Nguồn: Peter Singer, “Is Marx Still Relevant?Project Syndicate, 01/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1949, khi những người cộng sản của Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc, cho đến khi Bức tường Berlin sụp đổ 40 năm sau, ý nghĩa lịch sử của Karl Marx là vô cùng to lớn. Cứ mười người trên trái đất này thì gần bốn người sống dưới các chế độ tự nhận là Marxist, và ở nhiều nước chủ nghĩa Marx là ý thức hệ thống trị của cánh tả, trong khi các chính sách của cánh hữu thường được dựa trên cách chống lại chủ nghĩa Marx.

Tuy nhiên, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và các nước vệ tinh, ảnh hưởng của Marx đã xuống dốc. Đến dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Marx, ngày 5 tháng 5 năm 1818, có vẻ không phải là quá xa vời khi cho rằng các dự đoán của ông đã sai lầm, các lý thuyết của ông đã mất uy tín, và các tư tưởng của ông đã trở nên lạc lõng. Vậy tại sao chúng ta lại nên quan tâm đến di sản của ông trong thế kỷ 21 này? Continue reading “Liệu Karl Marx có còn hợp thời?”

Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?

Nguồn: Peter Singer, “Is the Paris Accord Unfair to America?Project Syndicate, 05/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi thông báo rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Donald Trump đã biện minh cho động thái này bằng cách nói rằng “vấn đề mấu chốt là Hiệp định Paris rất không công bằng, ở mức độ lớn nhất, đối với Hoa Kỳ.” Có phải vậy hay không?

Để đánh giá tuyên bố của Trump, chúng ta cần hiểu rằng khi hỏi các nước nên cắt giảm bao nhiêu lượng phát thải khí nhà kính là chúng ta đang thảo luận về cách phân phối một nguồn tài nguyên có hạn. Điều đó giống như chúng ta thảo luận về cách chia một cái bánh táo khi những người đói khát hơn muốn có miếng bánh lớn hơn số miếng bánh lớn sẵn có.

Đối với biến đổi khí hậu, chiếc bánh này là khả năng hấp thụ khí thải của khí quyển mà không gây ra sự thay đổi thảm khốc đối với khí hậu của hành tinh chúng ta. Những người muốn có miếng bánh lớn là những nước muốn phát thải một lượng lớn khí nhà kính. Continue reading “Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?”

Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump

Nguồn: Peter Singer, “Trump’s First Victims”, Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không tham gia vào đoàn người tràn xuống đường biểu tình. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải tôn trọng tiến trình dân chủ, bất kể kết quả của nó có gây hoang mang như thế nào, và nên đợi đến khi chính quyền của Trump có những hành động buộc chúng ta phải phản đối.

Không cần phải chờ lâu. Tám ngày sau khi Trump tiếp quản nhiệm sở, những nạn nhân đầu tiên có thể nhận thấy được trong nhiệm kỳ tổng thống của ông đã xuất hiện trên tất cả các nguồn tin tức chủ yếu. Sắc lệnh hành pháp của Trump về việc ngưng tái định cư cho người tị nạn Syria, tạm đình chỉ tiếp nhận người tị nạn mới bất kể họ đến từ đâu, và cấm toàn bộ nhập cư từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen đã gây tổn hại tức thì cho những người đang trên đường đến Hoa Kỳ. Mệnh lệnh này cũng đồng thời ngăn cản nhiều người hơn nữa muốn di cư đến Mỹ. Continue reading “Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump”

Tác động của Đảng Xanh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

green-party-presidential-candidate-jill-stein

Nguồn: Peter Singer, “Greens for Trump?”, Project Syndicate, 11/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi là đảng viên Đảng Xanh, hai lần là ứng cử viên Đảng Xanh tranh cử vào nghị viện Liên bang Úc. Nhưng vào ngày 8/11, tất cả những điều tốt đẹp mà phong trào chính trị Xanh đã làm được từ khi ra đời có thể bị Đảng Xanh tại Mỹ làm lu mờ đi nếu Jill Stein, ứng cử viên tổng thống của Đảng Xanh, giúp cho Donald Trump thắng cử.

Trước đây, chúng ta đã từng gặp tình huống như vậy. Vào năm 2000, Al Gore có thể đã trở thành tổng thống nếu ông giành chiến thắng tại bang Florida. George W.Bush chiến thắng tại bang này với cách biệt 537 phiếu, trong khi 97.241 người Florida bầu cho Ralph Nader, ứng viên Đảng Xanh. Sau đó, Nader đã viết trên trang web của mình: “Vào năm 2000, việc phỏng vấn các cử tri đã bỏ phiếu cho thấy 25% số người bầu cho tôi sẽ bầu cho Bush, 38% sẽ bầu cho Gore và phần còn lại sẽ không bầu cho ai trong hai người cả.” Kết quả là nếu chia số phiếu bầu của Nader theo cách này, thì nếu Nader không tham gia tranh cử, Gore sẽ giành chiến thắng tại bang Florida với khoảng cách hơn 12.000 phiếu bầu. Continue reading “Tác động của Đảng Xanh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ”

Brexit và mặt trái của dân chủ trực tiếp

referendum

Nguồn: Peter Singer, “Direct Democracy and Brexit”, Project Syndicate, 07/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc trưng cầu ý dân nên đóng vai trò gì trong một nền dân chủ? Vấn đề này đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau kết quả trưng cầu ý dân ở Vương quốc Anh với tỷ lệ 52% quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu so với 48% muốn ở lại – và cũng đột ngột chấm dứt sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Anh David Cameron.

Những người phản đối “Brexit” cho rằng các cuộc trưng cầu ý dân không được hiến pháp Anh công nhận, Quốc hội phải đưa ra quyết định cuối cùng và kết quả này nên được loại bỏ. Họ có đúng không? Continue reading “Brexit và mặt trái của dân chủ trực tiếp”

Chủ nghĩa vị tha cực độ

altruism

Nguồn: Peter Singer, “Extreme Altruism”, Project Syndicate, 15/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hơn 40 năm trước, trong một bài tiểu luận với nhan đề “Famine, Affluence, and Morality” (tạm dịch: “Đói nghèo, Sung túc, và Đạo nghĩa”), tôi đã dẫn dắt người đọc tưởng tượng rằng họ đang đi ngang một ao nước cạn thì nhìn thấy một đứa bé bị rơi xuống ao và dường như sắp chết đuối. Bạn có thể dễ dàng cứu đứa trẻ, nhưng đôi giày mới đắt tiền của bạn sẽ bị hỏng. Liệu có sai không nếu phớt lờ đứa bé và tiếp tục bước đi?

Khi tôi yêu cầu các thính giả giơ tay cho câu hỏi đó, họ thường nhất trí cho rằng việc ưu tiên đôi giày là sai trái. Sau đấy, tôi chỉ ra rằng, bằng cách quyên góp cho một tổ chức từ thiện về bảo vệ trẻ em ở các nước đang phát triển khỏi dịch bệnh đậu mùa, tiêu chảy, sởi hay suy dinh dưỡng, chúng ta có thể cứu lấy tính mạng của trẻ em. Continue reading “Chủ nghĩa vị tha cực độ”

Jeremy Bentham và những ngụy biện trong chính trị

jeremy-bentham

Nguồn: Peter Singer, “Bentham’s Fallacies, Then and Now”, Project Syndicate, 12/08/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1809, Jeremy Bentham, người sáng lập thuyết vị lợi, bắt tay vào viết Cuốn sách về các thói ngụy biện – The Book of Fallacies. Mục tiêu của ông là phơi bày những luận cứ không đúng dùng để ngăn cản những cải cách, như sự xóa bỏ các “quận thối” (“rotten boroughs”)[1] – các khu bầu cử ít cử tri đến mức một địa chủ hoặc một quận công quyền lực trên thực tế có thể định đoạt được việc bầu cử đại biểu quốc hội, trong khi những thành phố mới hơn như Manchester tiếp tục không có người đại diện.

Bentham thu thập những ví dụ về các cách ngụy biện, thường là từ các cuộc tranh luận ở quốc hội. Đến năm 1811, ông đã sắp xếp các ví dụ này thành gần 50 dạng khác nhau, với những tựa đề như “Tấn công chúng tôi là anh đang tấn công Chính phủ,”, “Trước giờ không có lập luận nào như vậy”, và “Đúng trên lý thuyết, sai trong thực tế”. (Một điểm mà cả Immanuel Kant và Bentham đều đồng ý là ví dụ cuối cùng này chính là một sự ngụy biện: nếu điều gì đó không đúng trong thực tế thì chắc chắn phải có gì đó sai sót trong lý thuyết.) Continue reading “Jeremy Bentham và những ngụy biện trong chính trị”

Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại Hiến chương Magna Carta

PX*12401098

Ngun: Peter Singer, “Magna Carta at 800”, Project Syndicate, 04/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Cất cánh từ sân bay Heathrow tại London, bạn có thể sẽ bay qua một cánh đồng um tùm cỏ được gọi là Runnymede. Cũng vào tháng 6 cách đây 800 năm, nơi đây đem lại một khung cảnh đầy màu sắc, rải rác các lều trại của các lãnh chúa và hiệp sĩ, và nhà lều lớn hơn của Vua John nước Anh, trông giống một rạp xiếc với lá cờ hoàng gia bay phấp phới phía trên.

Tuy nhiên, mặc cho vẻ bề ngoài trông giống như một lễ hội, bầu không khí của buổi tụ họp căng thẳng một cách thấy rõ. Mục đích của buổi tụ họp là để giải quyết xung đột giữa những quý tộc nổi loạn và nhà vua của họ, một kẻ cai trị được một người đương thời miêu tả là “toàn những phẩm chất xấu xa”. Continue reading “Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại Hiến chương Magna Carta”

Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?

stalin-statue

Nguồn: Peter Singer, “A Statue for Stalin?Project Syndicate, 09/01/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hitler và Stalin là hai kẻ độc tài tàn nhẫn từng tiến hành những vụ thảm sát trên diện rộng. Nhưng trong khi người ta không thể hình dung ra một bức tượng Hitler ở Berlin hay ở bất cứ nơi nào khác trên nước Đức, thì những bức tượng Stalin lại được khôi phục trên những thị trấn ở khắp Gruzia (quê hương của Stalin), và một bức tượng khác sắp được dựng lên ở Moskva như một phần trong việc tưởng niệm tất cả các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Sự khác biệt trong thái độ không chỉ giới hạn trong biên giới của các quốc gia mà Hitler và Stalin từng cai trị. Ở Mỹ, có một bức tượng bán thân của Stalin ở Đài tưởng niệm D-Day Quốc gia ở Virginia. Ở New York, tôi (Peter Singer) mới ăn tối tại một nhà hàng Nga có đồ dùng kiểu Xô viết, nữ phục vụ mặc đồng phục Liên Xô, và một bức tranh vẽ các nhà lãnh đạo Xô viết, trong đó nổi bật là Stalin. New York cũng có một Quán ba KGB. Theo tôi được biết, không có nhà hàng nào mang phong cách Đức Quốc xã ở New York; và cũng không có quán ba Gestapo hay SS nào. Continue reading “Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?”

Tiền chuộc con tin khủng bố: Tiến thoái lưỡng nan

1rbU3

Nguồn: Peter Singer, “The Ransom Dilemma,” Project Syndicate, Dec. 14, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

Bất kỳ ai không có cùng hệ tư tưởng với cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” ở Iraq và Syria có thể đều đồng ý rằng việc nhóm này chặt đầu một số người mà họ giữ làm con tin là sai trái. Thế nhưng điều gây nhiều tranh cãi hơn hẳn là quyết định bí mật trả tiền chuộc cho những nhóm như vậy của chính phủ các nước châu Âu để đổi lại tự do cho công dân của mình.

Cho dù các con tin của Nhà nước Hồi giáo đến từ nhiều quốc gia khác nhau, cho tới nay mới chỉ có công dân của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh bị chặt đầu. Continue reading “Tiền chuộc con tin khủng bố: Tiến thoái lưỡng nan”