Xung đột Ukraina: Phân tích quan điểm của Nga qua Chủ nghĩa kiến tạo

Tác giả: Gofman Artem & Đinh Hồng Giang

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” mà chính quyền Nga đang tiến hành trên lãnh thổ của Ukraina đã làm bùng nổ trong cộng đồng quốc tế những tranh cãi về bản chất của cuộc xung đột và các phương án khả thi để chấm dứt khủng hoảng này. Khi giao tranh đang tiếp diễn, sẽ là quá sớm để xác định kết quả giữa các bên, nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng làm sáng tỏ nguồn gốc cho cuộc đụng độ ở Ukraina thông qua lý thuyết quan hệ quốc tế.

Trong bài viết này, các tác giả cố gắng làm rõ quan điểm của Nga khi áp dụng biện pháp quân sự đối với Ukraina. Mục tiêu này được thúc đẩy bởi hai lý do sau. Thứ nhất, hiện có quá nhiều xuất bản về quan điểm của Nga, song chiến tranh thông tin đã để lại rất ít hoặc đã xoá bỏ hoàn toàn không gian cho các nghiên cứu công bằng, chưa kể tới những ảnh hưởng của “chứng sợ Nga” (Russophobia) đang tăng lên trên quy mô toàn cầu. Thứ hai, Nga là một trong những chủ thể chính trong cuộc khủng hoảng này, do vậy việc thấu hiểu quan điểm của Nga là điều kiện cần thiết để đạt được hoà bình trong tương lai gần. Continue reading “Xung đột Ukraina: Phân tích quan điểm của Nga qua Chủ nghĩa kiến tạo”

#267 – Triển vọng của chủ nghĩa kiến tạo đối với lý thuyết QHQT

Nguồn: Ted Hopf, “The Promise of Constructivism in International Relations Theory”, International Security, Vol. 23, No. 1 (Summer 1998), pp. 171-200.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Chủ nghĩa kiến tạo – kẻ thách thức sự thống trị liên tục của chủ nghĩa tân hiện thực và tân tự do thể chế trong nghiên cứu QHQT ở Hoa Kỳ – thường bị các học giả “dòng chính [mainstream]” đánh giá với rất nhiều sự nghi ngờ.[1] Có nhiều lý do giải thích cho sự chào đón [không thân thiện] này, trong đó ba nguyên nhân chính là việc các học giả dòng chính đánh giá, một cách sai lầm, thuyết kiến tạo có tính chất hậu hiện đại [postmodern] và phản thực chứng [antipositivist]; bản thân thuyết kiến tạo cũng mâu thuẫn trong việc áp dụng các phương pháp xã hội học dòng chính mà vẫn không phải hy sinh sự khác biệt về lý thuyết của chúng; và, có liên quan đến mâu thuẫn trên, sự thất bại của thuyết kiến tạo đối với việc phát triển một chương trình nghiên cứu khác biệt [so với hai lý thuyết dòng chính còn lại]. Trong bài viết này, tôi sẽ làm rõ các luận điểm của phái kiến tạo, chỉ ra sự khác biệt giữa dòng kiến tạo “thường quy” [conventional constructivism] và “phê phán” [critical constructivism], và đề xuất một chương trình nghiên cứu có khả năng cung cấp một cách tiếp cận khác đối với các vấn đề quan hệ quốc tế chính yếu được nghiên cứu và một vài ví dụ chỉ ra những gì mà chỉ có thuyết kiến tạo mới có thể đóng góp vào việc nghiên cứu chính trị quốc tế đó. Continue reading “#267 – Triển vọng của chủ nghĩa kiến tạo đối với lý thuyết QHQT”

Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia

nstate

Tác giả: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm tắt: Các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Luận điểm của các học giả thường khác biệt không chỉ với các lý thuyết khác nhau mà đôi khi còn trong nội bộ một lý thuyết. Tuy nhiên, ba trường phái chủ lưu có một điểm chung mang tính nền tảng là “mô hình duy lý về hành vi quốc gia”. Các lý thuyết chủ lưu đều lấy xuất phát điểm nghiên cứu là quốc gia-dân tộc và đều có giả định, dù vô tình hay hữu ý, về lợi ích và hành vi của quốc gia, mặc dù nhiều học giả như Kenneth Waltz đã tuyên bố rằng hệ thống quốc tế với cấu trúc vô chính phủ đã “lựa chọn” mẫu hình hành vi đơn vị (quốc gia), bất kể đặc tính đơn vị là gì. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng làm rõ nền tảng duy lý chung của ba thuyết hiện thực, tư do và kiến tạo cũng như sử dụng mô hình hành vi duy lý này để làm rõ mối liên hệ giữa lợi ích với hành vi của đơn vị và mối liên hệ giữa đơn vị với hệ thống trong nền chính trị quốc tế. Continue reading “Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia”

Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

900-world-map-poster

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Hầu như sự phát triển của các lý thuyết quan hệ quốc tế đều được nảy sinh từ các phản ứng với chất xúc tác là các sự kiện lịch sử: sự nổi lên của chủ nghĩa tự do sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, của chủ nghĩa hiện thực sau các khủng hoảng trong thời kỳ hưu chiến và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và của chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Việc Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã làm xói mòn những luận giải của cả chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực. Cả hai đều đã không thể tiên đoán cũng như nhận thức đầy đủ về sự biến chuyển mang tính hệ thống đang tái định hình trật tự thế giới cũng như sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh. Tình hình đó tạo điều kiện cho sự nổi lên của một trường phái mới: chủ nghĩa kiến tạo. Continue reading “Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)”

#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo

09-20-UNIFIL-day-of-peace

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 10), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Tôi từ chối chấp nhận ý tưởng đáng ngờ rằng lần lượt từng quốc gia sẽ phải trượt xuống chiếc thang của chủ nghĩa quân phiệt….

Martin Luther King, Jr. – Lãnh đạo phong trào quyền dân sự của Mỹ

 Một vài người rời đi bằng những chiếc xe moóc có thể làm nhà ở và những chiếc ô tô cũ han rỉ. Những người khác thì nhồi nhét nhau trên những chuyến tàu hay chiếc xe ba gác dùng để chở gia súc. Rất nhiều người nữa thì đi bộ khó nhọc. Ước tính 740.000 người tị nạn là  người Albani thiểu số tràn ra từ Kosovo trong tháng 3 năm 1999. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 ở Châu Âu mới xảy ra một cuộc di dân lớn như vậy. Continue reading “#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo”

#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết

International_relations

Nguồn: Stephen M. Walt (1998). “International Relations: One World, Many Theories”, Foreign Policy, No. 110, pp. 29-32+34-46.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan:  Các lý thuyết về chính trị thế giới

Tại sao những người hoạch định và thực hiện chính sách lại nên quan tâm đến công trình nghiên cứu của các học giả về các vấn đề quốc tế? Những ai điều hành chính sách đối ngoại thường không quan tâm đến các nhà lý thuyết kinh viện (thường thì phải thừa nhận họ có lý do chính đáng để làm như vậy), nhưng có một mối dây liên hệ không tránh khỏi giữa một thế giới trừu tượng của lý thuyết với một thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần các lý thuyết để hiểu được cơn bão táp thông tin tấn công chúng ta hàng ngày. Continue reading “#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết”

#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 2), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Có một sự liên kết không thể tránh khỏi giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết và thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần lý thuyết để hiểu được ý nghĩa của “cơn bão thông tin” đến với chúng ta mỗi ngày. Dù các nhà hoạch định chính sách là những người khinh thường “lý thuyết” nhưng họ cũng phải dựa vào những ý tưởng (thường không được nói ra) của riêng họ về việc thế giới vận hành như thế nào để đưa ra quyết định… Tất cả mọi người đều sử dụng lý thuyết dù họ có nhận ra điều đó hay không.

Stephen M. Walt – Nhà khoa học chính trị Continue reading “#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới”

#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN

Nguồn: Stefan Rother (2012). “Wendt meets East: ASEAN cultures of conflict and cooperation”, Cooperation and Conflict, Vol. 47, No.1, pp. 49–67.

Biên dịch: Mai Chí Trung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi bàn luận về các khái niệm hợp tác và xung đột thì các lý thuyết chủ đạo về Quan hệ quốc tế rất khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một mẫu số chung: chúng đều bắt nguồn từ những kinh nghiệm và lịch sử học thuật của phương Tây. Thời gian gần đây, một lượng văn liệu về những khả năng hình thành cũng như các lợi ích mà các học thuyết Quan hệ quốc tế phi phương Tây mang lại đang dần xuất hiện. Bài viết này đề xuất một “sự dung hòa”: một cách tiếp cận lý thuyết có thể áp dụng được cho cả quan hệ quốc tế phương Tây lẫn phi phương Tây, trong đó có xét đến cả những bối cảnh lịch sử, tư tưởng và văn hóa. Dựa trên chủ nghĩa kiến tạo xã hội được phát triển bởi Alexander Wendt, bài viết lập luận rằng sự tồn tại của bản sắc tập thể giữa các quốc gia trong một khu vực cụ thể có thể tự thể hiện trong những lôgic hay những văn hóa vô chính phủ riêng biệt. Chúng dựa trên những quy chuẩn của xung đột hoặc hợp tác được thiết lập thông qua sự tương tác, có thể được đề xuất bởi các tác nhân bên ngoài và được bản địa hóa, hoặc có thể bị tác động bởi sự tái định hình bản sắc quốc gia thông qua những sự kiện trong nước. Ngoài ra còn có tình trạng phụ thuộc vào các thói quen văn hóa: những quy chuẩn bắt nguồn từ nhận thức hay ký ức văn hóa của một khu vực có xu hướng bị phớt lờ bởi những sự giải thích vốn chỉ tập trung vào những sự kiện hiện nay hoặc những mô hình hợp tác theo kiểu phương Tây. Các nghiên cứu về khu vực học có thể đóng góp các bối cảnh này.
Continue reading “#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN”

#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền

world-politics_full_600

Nguồn: Alexander Wendt (1992). “Anarchy is what States Make of it: The Social Construction of Power Politics”, International Organization, Vol. 46, No. 2 (Spring), pp. 391-425. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Cuộc tranh luận giữa trường phái hiện thực và trường phái tự do lại nổi lên như là trục chính của các lý thuyết quan hệ quốc tế.[1] Vốn chủ yếu tập trung vào các lý thuyết về bản chất con người từ lần tranh luận trước, lần tranh luận này quan tâm nhiều hơn đến vấn đề các quốc gia bị ảnh hưởng như thế nào bởi “cấu trúc” (tình trạng vô chính phủ và phân bổ quyền lực), “tiến trình” (tác động qua lại [giữa các quốc gia] và sự học hỏi [hành vi nào là thích hợp trong hệ thống quan hệ quốc tế vô chính phủ như vậy]) và các thể chế (institutions). Liệu có phải chính sự thiếu vắng một quyền lực chính trị siêu nhà nước đã buộc các quốc gia phải thi hành chính sách chính trị cường quyền? Liệu các thiết chế (regimes) quốc tế có giải quyết được tình trạng này, và với điều kiện nào? Trong tình trạng vô chính phủ cái gì là cho trước và bất biến, còn cái gì có thể thay đổi được? Continue reading “#37 – Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền”

#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á

east_asia_151930f

Nguồn: Acharya, Amitav. “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, 2008), pp. 57-82.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bất kì cuộc tranh luận nào về những quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) ở khu vực châu Á đều vấp phải một nghịch lí là phần lớn những tài liệu hiện có về chủ đề này đều mang tính phi lý thuyết. Bất kể là từ bên trong hay bên ngoài khu vực, các nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Châu Á phần lớn đều không cho rằng lý thuyết có thể cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu QHQT ở khu vực này.1 Mặc dù mối quan tâm đối với vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc,2 lý thuyết vẫn bị cho rằng quá trừu tượng hoặc quá xa rời những mối quan tâm hiện nay của các chính phủ và người dân  để có thể được nghiên cứu một cách nghiêm túc và liên tục. Continue reading “#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á”