09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch

Nguồn: Germany invades Norway and Denmark, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhiều tàu chiến Đức đã cập các cảng lớn của Na Uy, từ Narvik đến Oslo, đưa hàng ngàn quân lính vào xâm chiếm Na Uy. Cùng lúc đó, lực lượng Đức cũng chiếm Copenhagen và một số thành phố khác của Đan Mạch.

Quân Đức có thể vượt qua hệ thống mìn mà người Anh đã cho lắp đặt xung quanh các cảng Na Uy vì quân đồn trú ở các vùng này đã được lệnh cho phép người Đức tiến vào mà không chống cự. Lệnh này đến từ một vị chỉ huy Na Uy, người trung thành với cựu Ngoại trưởng Na Uy thân phát xít là Vidkun Quisling. Nhiều giờ sau cuộc đổ bộ, Đại sứ Đức ở Oslo yêu cầu Na Uy đầu hàng, nhưng chính phủ Na Uy đã từ chối. Người Đức liền đáp trả bằng một cuộc xâm lược nhảy dù và lập ra chế độ bù nhìn do Quisling lãnh đạo (cái tên Quisling sau này trở thành từ đồng nghĩa với “kẻ phản bội.”) Continue reading “09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch”

Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới

20130202_LDP001_0

Nguồn:The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.

Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.

Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc. Continue reading “Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới”

Bí quyết thành công của các nước Bắc Âu

Norway … the nice side, at least.

Nguồn: “The secret of their success“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch và chú thích: Phạm Vũ Lửa Hạ

Các nước Bắc Âu có lẽ trị quốc tốt nhất thế giới

Cecil Rhodes[i] từng nhận xét rằng “sinh ra là người Anh coi như trúng số độc đắc”. Ngày nay ta cũng có thể nói như vậy về người sinh ra ở Bắc Âu. Các nước Bắc Âu không chỉ tránh được phần lớn những vấn nạn kinh tế đang làm rung chuyển vùng Địa Trung Hải; mà còn tránh được phần lớn những căn bệnh xã hội đang hành hạ nước Mỹ. Xét về bất cứ chỉ số nào đo lường tình trạng ổn định và lành mạnh của một xã hội – từ các chỉ số kinh tế như năng suất và đổi mới sáng tạo đến các chỉ số xã hội như tình trạng bất bình đẳng và tội ác – các nước Bắc Âu quần hội ở gần đầu bảng xếp hạng (xem bảng). Continue reading “Bí quyết thành công của các nước Bắc Âu”