Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

Nguồn: Azeem Ibrahim, “Russia’s Theft of Children in Ukraine Is Genocide,” Foreign Policy, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng tiêu diệt cả một dân tộc.

Mọi chuyện đang dần trở nên sáng tỏ rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến diệt chủng. Gắn kết với ý định diệt chủng, kiên định với nỗ lực diệt chủng, cuộc chiến này là một cuộc tấn công không chỉ nhắm vào người Ukraine và đất nước Ukraine, mà còn vào chính ý niệm Ukraine.

Cuộc chiến có liên quan đến việc sát hại hàng loạt và hãm hiếp hàng loạt thường dân Ukraine. Ngoài ra, người Nga còn đánh cắp hàng loạt trẻ em Ukraine – một hành động cưỡng bức di dân phù hợp với định nghĩa về tội ác diệt chủng theo Công ước Diệt chủng năm 1948. Continue reading “Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine”

Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương?

Nguồn: “Genocide” is the wrong word for the horrors of Xinjiang”, The Economist, 13/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Ronald Reagan kêu gọi “hãy phá bỏ bức tường này”, mọi người đều biết ý của ông là gì. Có một bức tường ở đó. Nó đã giam cầm người dân Đông Đức. Nó đã phải bị dỡ xuống. Rồi đến một ngày, điều đó đã xảy ra. Trong cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, điều cốt yếu là các nền dân chủ phải nói lên sự thật bằng một ngôn ngữ đơn giản. Các chế độ độc tài sẽ luôn dối trá và ngụy tạo để che giấu bản chất thật của họ. Còn các nền dân chủ có thể nói đúng thực tế. Hãy nhớ tới điều này khi quyết định nên gọi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là gì. Vào ngày cuối cùng tại vị, Ngoại trưởng của Donald Trump, Mike Pompeo, đã gọi đó là “diệt chủng”. Mặc dù Joe Biden đã không sử dụng thuật ngữ đó trong tuần này khi nói chuyện lần đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng chính quyền của ông đã lặp lại từ đó và các nhà lập pháp ở Anh cũng đang định làm như vậy. Nhưng thuật ngữ đó có chính xác không? Continue reading “Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương?”

Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?

Nguồn: Rayhan Asat & Yonah Diamond, “The World’s Most Technologically Sophisticated Genocide Is Happening in Xinjiang”, Foreign Policy, 05/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hai sự việc chấn động gần đây cuối cùng đã làm thế giới thức tỉnh về quy mô và sự kinh hoàng của những tội ác chống lại người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc. Sự việc đầu tiên là một báo cáo đáng tin cậy tiết lộ hành vi triệt sản có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Sự việc còn lại là vụ Hải quan Mỹ thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người, nghi là tóc của những người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các trại tập trung. Cả hai sự việc đều gợi lên mối tương đồng đáng sợ với những tội ác đã từng xảy ra ở những nơi khác trong quá khứ, sự triệt sản cưỡng bức đối với những nhóm người thiểu số, người khuyết tật và người bản địa cũng như hình ảnh những ngọn núi tóc được trưng bày tại Auschwitz. Continue reading “Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?”

Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia

b90b36ea6a81482ca37e9b0ce509e239_18

Nguồn: Gareth Evans, “Indonesia’s Forgotten Genocide, Project Syndicate, 02/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 vừa qua đánh dấu 50 năm kể từ ngày diễn ra một trong những cuộc thảm sát tồi tệ nhất thế kỷ hai mươi được gây ra bởi lực lượng quân đội Indonesia. Dù vậy, lần kỷ niệm này trôi qua một cách gần như yên ắng. Cuộc thảm sát khoảng 500.000 thành viên và những người ủng hộ Đảng Cộng sản Indonesia (Indonesian Communist Party – PKI) trong giai đoạn 1965 – 1966 là cuộc diệt chủng ít được nhắc tới nhất của thế kỷ trước.

Việc vén bức màn về cuộc tắm máu đến giờ là đã quá chậm trễ, nhưng những người có quá khứ muốn che dấu dường như vẫn chống lại những nỗ lực này. Những người tổ chức Lễ hội Ubud dành cho Tác giả và Độc giả vốn nổi tiếng ở Bali đã nếm mùi một làn sóng kiểm duyệt mạnh tay mới, với việc các quan chức địa phương đe dọa sẽ hủy bỏ toàn bộ lễ hội nếu những phiên thảo luận được đề xuất về các cuộc thảm sát được tiến hành. Continue reading “Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia”

#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Nguồn: Scott Straus (2005). “Darfur and the Genocide Debate”, Foreign Affairs, Vol. 84, No. 1 (Jan. – Feb.), pp. 123-133.>>PDF

Biên dịch: Dương Mai Hương | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Cái tên nói lên điều gì?

Tại khu vực Darfur thuộc miền tây Sudan, cuộc xung đột sắc tộc diễn ra từ tháng 2 năm 2003 đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người và buộc khoảng 1,8 triệu người phải di dời. Căn nguyên của cuộc xung đột này rất phức tạp và nhiều phần của bức tranh vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số sự kiện quan trọng hiện đã được làm rõ. Thủ phạm chính của các vụ giết chóc và trục xuất là lực lượng dân quân gốc “Ả-rập” do chính phủ hậu thuẫn. Nạn nhân chủ yếu là những người da đen gốc Phi của ba bộ lạc. Cuộc khủng hoảng này hiện là thảm họa nhân đạo lớn nhất hành tinh. Continue reading “#43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng”