Thế giới hôm nay: 16/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

Một chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Nga Ural Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một cánh đồng ngô gần Moskva sau khi đâm phải một đàn chim. Vụ việc không gây chết người, nhưng làm hàng chục người khác trên máy bay bị thương. Truyền thông nhà nước Nga đã gọi vụ tai nạn là “phép màu ở Ramensk”. Song vụ việc cũng nêu bật hồ sơ an toàn hàng không tệ hại của Nga trong những năm gần đây.

Walmart, hãng bán lẻ truyền thống lớn nhất nước Mỹ, tuyên bố rằng doanh số bán hàng tại Mỹ đã tăng 2,8% trong Quý II so với cùng kỳ năm trước. Kết quả tốt hơn mong đợi của công ty ở Mỹ đã thúc đẩy ban lãnh đạo tăng triển vọng bán hàng tại nước này. Song ở nước ngoài tình hình không được khả quan như thế, khi mà các đơn vị của họ ở Canada và Anh, nơi họ sở hữu chuỗi siêu thị Asda, lại không đạt được doanh số như mong đợi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/08/2019”

Thế giới hôm nay: 15/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

 Đường cong lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2007: lợi tức của các trái phiếu có kỳ hạn mười năm giảm xuống dưới mức lợi tức của trái phiếu kì hạn hai năm. Sự đảo ngược của lợi tức dài hạn và ngắn hạn là dấu hiệu của mọi cuộc suy thoái trong nửa thế kỷ qua. Chỉ từng có một lần đường cong đảo chiều mà không có suy thoái theo sau. Đồng thời, đường cong lợi tức cũng đảo ngược ở Anh.

Vào tháng 7, tăng trưởng sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua, còn doanh số bán lẻ tăng trong tháng này với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4. Dữ liệu tháng trước cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chỉ ở mức 6,2% trong Quý II so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất trong gần ba thập kỷ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/08/2019”

Thế giới hôm nay: 14/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ, cho biết mức thuế 10% đối với một số hàng hóa từ Trung Quốc, bao gồm máy tính xách tay, điện thoại di động và quần áo, sẽ được hoãn lại cho đến giữa tháng 12. Đầu tháng này, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế bổ sung đối với 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9. Các nhà bán lẻ hiện có thời gian để nhập khẩu hàng hóa miễn thuế trước mùa mua sắm Giáng sinh.

Trong tuần thứ mười của các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, sân bay Lãnh thổ này đã hủy các thủ tục check-in trong ngày thứ hai liên tiếp. Các cuộc ẩu đả đã nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát trong các nhà ga sân bay. Trung Quốc đã gây áp lực lên phong trào phản kháng bằng cách lưu hành một video nhằm mục đích cho thấy một đoàn xe quân sự đang di chuyển qua Thâm Quyến, một thành phố của Trung Quốc nằm giáp Hồng Kông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/08/2019”

Thế giới hôm nay: 13/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Huawei trong tầm ngắm của Mỹ

Hôm nay một quy định mới bắt đầu có hiệu lực cấm các cơ quan chính phủ Mỹ mua thiết bị của Huawei. Đây là đòn mới nhất trong cuộc tấn công của chính phủ Mỹ nhằm vào gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc kể từ tháng 5, khi công ty này bị đưa vào danh sách các thực thể mà các nhà xuất khẩu Mỹ không được bán các công nghệ quan trọng. Hoa Kỳ bày tỏ ngờ vực đối với các thiết bị viễn thông của Huawei, vốn đã phổ biến toàn cầu, và lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng sự phổ biến này để do thám Mỹ và các đồng minh.

Nhưng Huawei còn lâu mới chịu bị đánh bại. Hồi cuối tháng 7, công ty này báo cáo tăng trưởng doanh thu hằng năm là 23%. Đến ngày 9 tháng 8, Huawei công bố một hệ điều hành mới có tên là Harmony, được thiết kế nhằm đưa họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ điều hành Android của Google. Tập đoàn này kì vọng việc thiết kế Harmony với mã nguồn mở cho phép mọi người dùng kiểm tra sẽ làm giảm sự ngờ vực. Có thể, nhưng đó vẫn là một trận chiến khó nhằn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/08/2019”

Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tái khởi động việc thúc đẩy dân chủ

Không có một biện pháp kỹ thuật nào có thể giải quyết các vấn đề gây thiệt hại cho tiến trình thúc đẩy dân chủ . Vấn đề là rất lớn, sâu sắc và đã tồn tại từ lâu. Do đó giải pháp cũng phải dài hơi như thế. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ phải nhận thức rằng họ đang một lần nữa đứng giữa cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị và tư tưởng. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Điện Kremlin đều đang chiến đấu quyết liệt và bất chấp. Chiến thuật trung tâm của Kremlin là bác bỏ việc tồn tại sự thật khách quan, chứ đừng nói đến các giá trị phổ quát. Nếu không tồn tại sự thật khách quan, và không có giá trị đạo đức nào sâu sắc hơn bản thân quyền lực, thì kẻ nói dối vĩ đại nhất sẽ thắng – và dĩ nhiên đó là Putin. Giới lãnh đạo của Trung Quốc thì đang chơi một cuộc chơi dài hơi hơn: thâm nhập vào các xã hội dân chủ và chậm rãi làm suy yếu chúng từ bên trong. Họ có trong tay nhiều thủ pháp hơn, cùng với một nền tảng tài lực mạnh hơn hẳn Nga – trong đó quan trọng nhất là mạng lưới khổng lồ các cá nhân và tổ chức thuộc đảng Cộng sản, nhà nước và các chủ thể phi chính phủ. Continue reading “Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?”

Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong ba thập niên kể từ giữa những năm 1970, thế giới chứng kiến một làn sóng mở rộng dân chủ đầy ấn tượng – thường được gọi là “làn sóng thứ ba” – với việc nhiều chế độ chuyên chế bị sụp đổ hay phải cải tổ lại. Đến năm 1993, phần lớn các nước với dân số trên 1 triệu người đã trở thành các quôc gia dân chủ. Mức độ tự do, theo Freedom House, cũng dần tăng. Trong phần lớn các năm từ 1991 đến 2005, có nhiều quốc gia giành được tự do hơn là mất tự do.

Song vào khoảng năm 2006, đà tiến lên của dân chủ bị chững lại. Mỗi năm kể từ 2007, trái ngược với xu thế hậu Chiến tranh Lạnh trước đó, nhiều quốc gia chứng kiến tự do của họ suy giảm hơn là tăng. Pháp quyền bị giáng một đòn nặng, đặc biệt là ở châu Phi và các nước hậu cộng sản; tự do dân sự và các quyền bầu cử cũng đồng thời suy thoái. Continue reading “Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay”

Sự tự sát của bá quyền Mỹ

Nguồn: Fareed Zakaria, “The Self-Destruction of American Power”, Foreign Affairs, July/August 2019 Issue.  

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào một thời điểm nào đó trong hai năm qua, bá quyền Mỹ đã chết. Giai đoạn thống trị khoảng 30 năm hào hứng nhưng ngắn ngủi của Mỹ được đánh dấu bởi hai sự kiện. Nó khai sinh từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Còn sự suy tàn của nó, hay chính xác hơn là khởi đầu của sự suy tàn, cũng là một sự sụp đổ khác, lần này là của Iraq năm 2003, theo sau đó là sự suy sụp từ từ của bá quyền Mỹ. Nhưng liệu cái chết của bá quyền Mỹ là kết quả của các tác nhân bên ngoài hay chính Washington đã đẩy nhanh sự suy tàn của mình bởi các thói quen và hành vi xấu? Nhiều năm nữa các sử gia sẽ tiếp tục tranh luận về câu hỏi này. Nhưng lúc này đây, chúng ta đã có đủ thời gian và tầm nhìn để đưa ra một số quan sát sơ bộ. Continue reading “Sự tự sát của bá quyền Mỹ”

Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ TQ sang Đông Nam Á

Nguồn: Chen Gong, “Moving factories from China to Southeast Asia? Watch out for rising costs and strikes”, South China Morning Post, 01/07/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi thời kỳ dân số vàng của Trung Quốc dần qua đi, chi phí sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng lên đáng kể. Vấn đề này, cùng với áp lực bảo vệ môi trường ngay càng tăng cao, đã khiến nhiều công ty đa quốc gia chuyển nhà máy của họ đến Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ đang tìm cách để hạn chế tổn thất từ cuộc chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy vậy, sẽ là quá đơn giản hóa vấn đề khi cho rằng môi trường kinh doanh ở các nước Đông Nam Á là tuyệt vời đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đúng là một số báo cáo gần đây của các hãng tư vấn và viện nghiên cứu cho thấy Đông Nam Á hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại, nhưng các báo cáo ấy không hề đề cập những rủi ro kinh doanh ở các nền kinh tế này. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là ở Campuchia và Việt Nam. Continue reading “Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ TQ sang Đông Nam Á”

Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Trump: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?

Nguồn: Brett McGurk, “American Foreign Policy Adrift”, Foreign Affairs, 05/06/2019.

Lược dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu “Chính sách ngoại giao từ nguồn cội” tại Viện Claremont hôm 11/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dẫn lời cựu Tổng thống John Quincy Adams để lý giải cho thứ “chủ nghĩa hiện thực” trong chính sách ngoại giao dưới thời Trump, thứ mà các chính quyền tiền nhiệm của George W. Bush và Barrack Obama không có. Năm 1821, ông Adams, khi ấy cũng là Ngoại trưởng, đã viết rằng Mỹ “không đi ra nước ngoài tìm quái vật để tiêu diệt. Mỹ là người bảo trợ cho tự do và độc lập của tất cả”.

Theo ông Pompeo, chính sách ngoại giao của Trump dựa trên truyền thống tốt đẹp này của thế hệ lập quốc Hoa Kỳ, nhấn mạnh “chủ nghĩa hiện thực, tự kiểm soát, và tôn trọng”. Pompeo cho rằng Trump “không có ý định dùng vũ lực để phổ biến mô hình Hoa Kỳ”. Thay vào đó, Trump muốn Hoa Kỳ trở thành một hình mẫu. Ông nói “Sự hấp dẫn khó cưỡng của mô hình Mỹ là thứ mà tôi quảng cáo hằng ngày”. Ông cũng trích dẫn lời tiên dự của Tổng Thống Geogre Washington rằng nền dân chủ Hoa Kỳ cuối cùng sẽ nhận được “sự tán thành, yêu mến, và đón nhận của mọi quốc gia vốn xa lạ với nó”. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Trump: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?”