Thế giới hôm nay: 01/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đăng trên Twitter rằng nghị sĩ đảng Dân chủ Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, nên bị bắt vì tội phản quốc. Những lời bình luận của tổng thống xuất hiện vài ngày sau khi ông Schiff đồng ý thỏa thuận với một người tố giác ẩn danh, người có thư tố giác về hành vi của ông Trump khiến đảng Dân chủ bắt đầu thủ tục luận tội, để đưa người này đến điều trần trước Ủy ban của ông Schiff.

Bộ trưởng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ, Berat Albayrak, chính thức đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng 5% cho kế hoạch năm 2019. Mục tiêu này đã được cha vợ ông, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, công bố vào tháng trước. Động thái này bất chấp các cảnh báo rằng một sự bùng nổ nhờ tín dụng khác có nguy cơ gây bất ổn nền kinh tế; năm ngoái, đồng lira đã mất 30% giá trị so với đồng đô la Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/10/2019”

Thế giới hôm nay: 26/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Anh đã họp trở lại, một ngày sau khi Tòa Tối cao tuyên bố việc đình chỉ nghị viện trong 5 tuần của thủ tướng Boris Johnson là trái luật. Trong bầu không khí căng  thẳng, một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã chỉ trích các thẩm phán vì quyết định này và Công Đảng đối lập vì không ủng hộ một cuộc bầu cử ngay lập tức. Các nghị sĩ phe đối lập nổi giận khi phe Bảo thủ từ chối xin lỗi về kế hoạch bất hợp pháp của họ.

Tổng thống Donald Trump đã hối thúc Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine điều tra cáo buộc tham nhũng liên quan đến Joe Biden, một trong các đối thủ Dân chủ tiềm năng nhất của ông vào năm tới. Cuộc trò chuyện qua điện thoại của ông Trump, nằm trong tài liệu do Nhà Trắng công bố, diễn ra vào tháng 7, sau khi ông Trump đóng băng 400 triệu đô la viện trợ của Mỹ cho Ukraine. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, cho biết cuộc gọi này là đủ để tiến hành việc điều tra luận tội ông Trump mà bà đã khởi động hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/09/2019”

Thế giới hôm nay: 25/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump thừa nhận ông tạm ngưng viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, ông phủ nhận đã gây áp lực buộc tổng thống Volodymyr Zelensky mở cuộc điều tra tham nhũng đối với Joe Biden và con trai ông này, người từng làm ăn ở Ukraine khi Biden là phó tổng thống. Ông Biden là ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ. Ông Trump nói ông sẵn sàng công bố bản sao đầy đủ cuộc gọi điện thoại của ông với ông Zelensky. Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng hành động của tổng thống có thể đảm bảo ông bị luận tội nếu thật sự ông Trump đã sử dụng chính sách an ninh quốc gia và tiền thuế của người dân để đạt được lợi ích chính trị trong nước. Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện, đang tổ chức các cuộc họp với các nhà lập pháp đảng Dân chủ để thảo luận về khả năng đó. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/09/2019”

Thế giới hôm nay: 20/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Áo đã bỏ phiếu phủ quyết thỏa thuận thương mại được đàm phán giữa Liên minh châu Âunhóm Mercosur của các nước Nam Mỹ. Các nghị sĩ lo ngại Brazil, một nước sẽ tham gia thỏa thuận này, không kiểm soát được các đám cháy trong rừng nhiệt đới Amazon. Pháp và Ireland cũng bày tỏ quan ngại. Hiệp định thương mại này mất 20 năm để đàm phán nhưng phải được tất cả các thành viên EU phê chuẩn.

Sau khi không đạt được thế đa số để lập chính phủ, Thủ tướng Binyamin Netanyahu của Israel đã mời đối thủ chính của mình thảo luận về thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Nhưng Benny Gantz, lãnh đạo của đảng Xanh và Trắng trung tả, dường như đã từ chối. Đảng của ông, đang dẫn đầu sau khi 98% số phiếu được kiểm, kêu gọi đảng Likud loại bỏ ông Netanyahu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/09/2019”

Thế giới hôm nay: 18/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một diễn biến đáng xấu hổ, công ty cho thuê văn phòng WeWork đã hoãn IPO. Công ty từng hy vọng thu hút được 3 tỷ đô la và đạt được mức định giá 47 tỷ đô la, nhưng các con số này đã được giảm xuống trong những tuần gần đây vì lo ngại của nhà đầu tư về các khoản lỗ. WeWork đã chi khoảng gấp đôi số tiền kiếm được trong nửa đầu năm 2019.

Các cuộc thăm dò ý kiến những người vừa bỏ phiếu ở Israel cho thấy cuộc bầu cử là rất sít sao. Khảo sát cho thấy đảng Likud cánh hữu của Binyamin Netanyahu giành 31-33 trong số 120 ghế trong quốc hội, trong khi đảng trung dung Xanh và Trắng, do Benny Gantz lãnh đạo, giành 32-34 ghế. Điều đó có nghĩa là cựu bộ trưởng quốc phòng Avigdor Lieberman sẽ trở thành nhân tố quyết định, với việc đảng Yisrael Beitothy cực hữu của ông có vai trò rất quan trọng trong việc thành lập liên minh cầm quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/09/2019”

Thế giới hôm nay: 14/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSEG) đã từ chối lời đề nghị mua lại từ Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Hội đồng quản trị LSEG cho biết họ có “các mối quan ngại căn bản” về “chiến lược, khả năng thực hiện, hình thức xem xét và giá trị” của đề xuất. Với các lý do trên, LSEG nói vấn đề sẽ không được thảo luận thêm. Gần đây, họ đã đồng ý mua Refinitiv, một hãng dữ liệu, với giá 27 tỷ đô la; việc mua lại của sàn Hồng Kông nếu diễn ra sẽ làm đảo ngược tiến trình này.

Ngân hàng Japan Post Bank thừa nhận đã bán sai khoảng 19.500 sản phẩm tài chính cho khách hàng cao tuổi. Giá cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm khoảng 15% kể từ các tiết lộ hồi tháng 7 về những sai phạm tài chính của một công ty con. Điều này có thể làm chậm tiến độ bán số cổ phần 10 tỷ đô la của chính phủ Nhật Bản. Số tiền thu được được dự kiến sẽ dành riêng để tái thiết các khu vực bị sóng thần tấn công năm 2011. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/09/2019”

Thế giới hôm nay 11/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jack Ma, chủ tịch Alibaba, đã từ bỏ vị trí của mình tại người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc mà ông đồng sáng lập 20 năm trước. CEO hiện tại, Daniel Zhang, sẽ tiếp quản việc điều hành công ty trị giá 460 tỷ đô la. Ông Ma, một cựu giáo viên tiếng Anh, hiện là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản khoảng 40 tỷ đô la. Sau khi từ chức, ông sẽ tập trung vào hoạt động từ thiện và giáo dục.

Tổng thống Donald Trump đã sa thải John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của ông, và giải thích trong một tweet rằng ông “bất đồng mạnh mẽ với nhiều lời đề nghị của ông ấy.” Trong khi ông Trump rõ ràng tìm cách xuống thang với Iran và Triều Tiên thi Bolton, một nhân vật diều hâu cứng rắn, lại ủng hộ cách tiếp cận đối đầu hơn. Tổng thống cho biết ông sẽ đề xuất người thay thế vào tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay 11/09/2019”

Dấu ấn của Trump lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joseph S. Nye, “Trump’s Effect on US Foreign Policy”, Project Syndicate, 04/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp G7 gần đây ở Biarritz đã bị chỉ trích là bất cẩn và gây rối loạn bởi nhiều nhà quan sát. Những người khác lập luận rằng báo chí và các học giả chú ý quá mức đến những trò hề cá nhân, các dòng tweet và các trò chơi chính trị của Trump. Họ lập luận, về lâu dài, các nhà sử học sẽ chỉ coi những hành động đó là những chuyện vặt. Câu hỏi lớn hơn là liệu tổng thống Trump có chứng tỏ mình là một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, hay cũng chỉ là một sự thay đổi nhỏ trong lịch sử mà thôi.

Cuộc tranh luận hiện tại về Trump làm dấy lên một câu hỏi đã có từ lâu: Liệu các kết quả lịch sử quan trọng là sản phẩm từ sự lựa chọn của con người hay chúng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố cấu trúc chi phối được tạo ra bởi các lực lượng kinh tế và chính trị nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta? Continue reading “Dấu ấn của Trump lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 09/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đã hủy các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Taliban tại Trại David, vốn theo lịch sẽ diễn ra vào ngày hôm qua. Ông Trump cáo buộc nhóm phiến quân Afghanistan cố gắng sử dụng “lợi thế giả” sau khi họ nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom gần đây khiến 12 người thiệt mạng, bao gồm một lính Mỹ. Ông Trump cũng dự kiến gặp Ashraf Ghani, tổng thống Afghanistan.

Amber Rudd đã rút khỏi chính phủ của ông Boris Johnson. Quốc vụ khanh phụ trách việc làm và lương hưu cho biết thủ tướng đã không làm việc nghiêm túc nhằm đảm bảo một thỏa thuận Brexit và chỉ trích việc ông thanh trừng các nghị sĩ Bảo thủ chống đối. Tuần trước, em trai Thủ tướng cũng đã từ chức Quốc vụ khanh phụ trách mảng đại học. Trong khi đó, chính phủ cho biết họ sẽ “thách thức đến giới hạn cuối cùng” bất kỳ đạo luật nào yêu cầu họ phải gia hạn Brexit. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/09/2019”

Thế giới hôm nay: 27/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Pháp, Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm nối lại đàm phán thương mại. Hôm thứ Sáu, ông Trump tuyên bố tăng thuế của Mỹ đối với hàng Trung Quốc và đã tweet rằng ông sẽ “yêu cầu” các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Động thái của ông làm cho thị trường lo lắng. Nhưng vào hôm thứ Hai, ông cho biết các cuộc gọi từ Trung Quốc đã mở lại cánh cửa đàm phán.

Trên bình diện ngoại giao, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết tại cuộc họp báo của hội nghị thượng đỉnh G7 rằng điều kiện cho một cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và Hassan Rouhani, Tổng thống Iran, đã được thiết lập. Ngoại trưởng Iran đã bất ngờ đến tham dự hội nghị. Ông Trump nói rằng có “một cơ hội thực sự tốt”, và ông sẽ gặp ông Rouhani “khi hoàn cảnh phù hợp”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/08/2019”

Thế giới hôm nay: 22/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN 

Các biên bản làm việc được công bố hôm nay cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bị chia rẽ quanh việc có nên cắt giảm lãi suất vào cuối tháng 7 vừa qua hay không, và nếu có thì bao nhiêu. Việc Fed rốt cuộc giảm lãi suất 0,25% là lần đầu tiên Mỹ làm như vậy trong hơn một thập niên qua. Một số người tham gia cuộc họp muốn mức giảm lớn hơn nữa, với lý do lo ngại về lạm phát thấp và sự bất định gây ra bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến đi gặp Mette Frederiksen, thủ tướng Đan Mạch, vì bà từ chối thương lượng bán Greenland cho Mỹ. Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Đây là nơi có một căn cứ quân sự của Mỹ và các nguồn khoáng sản vẫn chưa được khai thác. Ông Trump đã đề xuất “thỏa thuận bất động sản lớn” này vào tuần trước; trong khi bà Frederiksen gọi ý tưởng ấy là kỳ khôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/08/2019”

Tại sao Trump có thể tái đắc cử?

Nguồn: Yascha Mounk, “Trump Could Win Again”, The Atlantic, 20/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có nhiều lý do Tổng thống Donald Trump có thể thất cử vào năm 2020. Ông vô cùng không được ưa thích. Hầu hết người Mỹ ghê tởm sự cố chấp thiếu khoan dung của ông. Chính quyền của ông đã đầy các vụ bê bối đủ kiểu. Ông không thực hiện được nhiều lời hứa to tát của mình. Nước Mỹ có thể đang trượt vào suy thoái.

Đặt tất cả những thứ này lại với nhau, sẽ thật dễ dàng để tưởng tượng rằng Đảng Dân chủ đang cưỡi một cơn sóng lớn màu xanh vào Nhà Trắng trong năm tới. Nhưng tôi sợ rằng khả năng cao hơn là Trump có thể sẽ tuyên bố chiến thắng vào ngày 3 tháng 11 năm 2020. Continue reading “Tại sao Trump có thể tái đắc cử?”

Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ

Nguồn: The nuclear deal fuelling tensions between Iran and America, The Economist, 23/07/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Tổng thống Barack Obama gọi đó là “thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân chặt chẽ nhất từng được đàm phán”. Tổng thống Donald Trump đã chế giễu nó là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước tới nay”. Giờ đây, Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) – tên gọi rắc rối được đặt cho thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia được ký giữa Iran và sáu cường quốc thế giới năm 2015 – đang gặp phải khó khăn trong việc duy trì sự tồn tại của mình. Ông Trump đã giáng một đòn chí mạng vào thỏa thuận này vào năm ngoái bằng cách rút Mỹ ra khỏi hiệp định. Và Iran đã gây ra thêm nhiều rạn nứt hơn vào tháng 7 năm nay bằng cách vi phạm một số giới hạn đã thỏa thuận, về quy mô dự trữ uranium độ giàu thấp và về nồng độ vật liệu phân hạch. Khi căng thẳng gia tăng ở vùng Vịnh, Mỹ và Iran dường như cũng đang trong quá tiến tới xung đột với nhau. Vậy, chính xác JCPOA là gì? Continue reading “Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ”

Điều gì sẽ xảy ra với báo cáo của Mueller?

Nguồn: What happens with the Mueller report, The Economist, 04/03/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày 17/05/2017, Rod Rosenstein, Phó Tổng chưởng lý Hoa Kỳ, đã ký một lệnh bổ nhiệm Robert Mueller, cựu công tố viên liên bang và giám đốc FBI, làm điều tra viên đặc biệt, chịu trách nhiệm về việc điều tra “bất kỳ mối liên hệ và/hoặc sự hợp tác nào giữa chính phủ Nga và các cá nhân liên quan tới chiến dịch tranh cử của Donald Trump”, cũng như “bất kỳ vấn đề nào phát sinh hoặc có thể phát sinh trực tiếp từ cuộc điều tra.” Cuộc điều tra của ông cho đến nay đã đưa ra 37 cáo trạng và cáo buộc phạm tội. Trong số những người đưa ra lời buộc tội có năm người từng làm việc cho Trump, bao gồm chủ tịch chiến dịch cũ của ông (Paul Manafort), cố vấn an ninh quốc gia (Michael Flynn) và cựu luật sư (Michael Cohen). Một bản báo cáo cuối cùng từ ông Mueller dự kiến ​​sẽ sớm được công bố. Điều gì xảy ra sau đó? Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra với báo cáo của Mueller?”

Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?

Nguồn: Lobbying in Donald Trump’s Washington”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ khi Donald Trump được bầu làm tổng thống, người ta nhận thấy các doanh nghiệp lớn đã hoạt động rầm rộ ở Washington, DC. Các tổng giám đốc điều hành đã lấp đầy nội các của ông cùng các đồng nghiệp giàu có, các giám đốc điều hành, cũng như các nhà vận động hành lang. Một người từng đại diện cho ngành than nay điều hành Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Vì có nguy cơ gặp phải rất nhiều xung đột lợi ích do trước đây từng tham gia vận động hành lang cho các công ty năng lượng và tài nguyên thiên nhiên nên Quyền Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt thường phải mang theo một thẻ liệt kê tất cả 22 ngành nghề trong số đó. Năm ngoái, các doanh nghiệp đã chi hơn 3,4 tỷ đô la để vận động hành lang cho lợi ích của họ tại các cơ quan công quyền, nhiều hơn 8,5% so với trước khi vị tổng thống phong cách CEO lên nắm quyền (xem biểu đồ 1). Các ngành như chăm sóc sức khỏe, tài chính và công nghiệp đều đã chi hơn 500 triệu đô la mỗi ngành. Continue reading “Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?”

Di sản đáng lo ngại nhất của Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Most Worrisome Legacy”, Project Syndicate, 09/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Kirstjen Nielsen bị buộc phải từ chức Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ không phải là lý do để ăn mừng. Phải, bà ta giám sát việc cưỡng bức chia tách các gia đình ở biên giới Hoa Kỳ, tai tiếng với việc nuôi các trẻ nhỏ trong lồng sắt. Nhưng sự ra đi của Nielsen ít có khả năng mang lại bất kỳ sự cải thiện nào vì Tổng thống Donald Trump muốn thay thế bà bằng một người sẽ thực hiện các chính sách chống nhập cư của ông một cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Continue reading “Di sản đáng lo ngại nhất của Trump”

Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?

Nguồn: What is birthright citizenship?, The Economist, 02/11/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhập cư là một chủ đề sống động đối với Tổng thống Donald Trump, và là một chủ đề giúp mở rộng vốn từ vựng cho hầu hết người Mỹ. Các cụm từ như di trú chuỗi (chain migration), em bé mỏ neo (anchor baby) và đoàn lữ hành di trú (migrant caravan) đã trở thành cách nói phổ biến dưới thời của ông. Tuần này ông đã thêm vào cụm từ “quyền công dân theo nơi sinh” (birthright citizenship). Ông Trump nói với Axios, một hãng tin Mỹ, rằng ông đang tìm cách chấm dứt quyền này – hiện đã tồn tại 150 năm – bằng một sắc lệnh hành pháp. Đề xuất của ông sẽ từ chối quyền công dân đối với những em bé sinh ra tại Mỹ của những người nhập cư trái phép, và có thể là của cả những người nước ngoài sống tại Mỹ theo thị thực có thời hạn. Continue reading “Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?”

Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Kim Jong-un tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, ông sẽ không chỉ tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Rốt cuộc, một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ là công cụ để Kim đưa Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập và trừng phạt quốc tế để cải cách đất nước nghèo đói của mình, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo 35 tuổi duy trì sự cai trị của mình trong nhiều thập niên tới. Do đó, hội nghị lần này và chuyến thăm song phương tới Việt Nam mang đến cho Kim một trải nghiệm hiếm hoi về những gì có thể là một nguồn kinh nghiệm hữu ích cho các kế hoạch tương lai của ông nhằm cải cách đất nước. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên”

Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung-un lần thứ hai tại một hội nghị thượng đỉnh song phương được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 27-28/02/2019. Dù nhiều chi tiết của Hội nghị chưa được tiết lộ, chính phủ và công chúng Việt Nam vẫn nhiệt liệt hoan nghênh quyết định này vì nhiều lý do.

Phát biểu với báo chí về quyết định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hoà bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 18 tháng 1 năm 2019, khi được hỏi về khả năng Việt Nam được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rằng Việt Nam “sẽ rất vui mừng khi được tổ chức cuộc họp”. Continue reading “Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”