06/08/1926: Ederle trở thành phụ nữ đầu tiên bơi qua Eo biển Manche

Nguồn: Gertrude Ederle becomes first woman to swim English Channel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, trong lần thử sức thứ hai, Gertrude Ederle, 20 tuổi, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi 34 km từ Dover, Anh, đến Mũi Griz-Nez qua Eo biển Manche, nơi ngăn cách Vương quốc Anh với cực tây bắc của Pháp.

Vào ngày 23/10/1905, Ederle đã chào đời tại Thành phố New York trong một gia đình người Đức nhập cư. Bà không học bơi cho đến khi 9 tuổi và mãi đến năm 15 tuổi mới học được cách bơi đúng cách. Chỉ hai năm sau, tại Thế vận hội Paris năm 1924, Ederle đã giành huy chương vàng ở nội dung tiếp sức 4 x 100 mét và huy chương đồng ở nội dung bơi tự do 100 và 400 mét. Continue reading “06/08/1926: Ederle trở thành phụ nữ đầu tiên bơi qua Eo biển Manche”

25/08/1875: Matthew Webb bơi xuyên Eo biển Manche

Nguồn: Englishman swims the Channel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Matthew Webb, một đại úy hải quân 27 tuổi, trở thành người đầu tiên bơi thành công xuyên qua Eo biển Manche. Webb đã hoàn thành chuyến vượt biển dài 21 dặm  – thực tế là phải bơi 39 dặm vì thủy triều – trong 21 giờ và 45 phút. Ông lên đường trong sự cổ vũ nhiệt liệt của mọi người một ngày trước đó, 24/08. Trong chuyến vượt biển xuyên đêm từ Dover, Anh, đến Calais, Pháp, ông đã uống rượu mạnh, cà phê, và nước thịt bò (beef tea) để giữ sức và giữ ấm. Ông được ca ngợi như một anh hùng dân tộc khi trở về Anh, và một cổng chào đã được dựng lên để vinh danh ông tại quê nhà ở Shropshire. Tờ Daily Telegraph khẳng định, “Lúc này đây, Đại úy có lẽ là người đàn ông nổi tiếng và được yêu thích nhất trên thế giới.” Continue reading “25/08/1875: Matthew Webb bơi xuyên Eo biển Manche”

01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông

Nguồn: Chunnel makes breakthrough, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tầm 11 giờ sáng, ở độ sâu khoảng 132 feet (40,2m) dưới Eo biển Manche, các công nhân đã khoan một chiếc lỗ với kích thước của một chiếc xe hơi thông qua bức tường đá. Đây không phải là một chiếc lỗ thông thường mà là điểm kết nối hai đầu của một đường hầm dưới nước nối liền Vương quốc Anh với châu Âu lục địa lần đầu tiên sau hơn 8.000 năm.

Đường hầm Eo biển Manche – còn gọi là Chunnel (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – không phải là một ý tưởng mới. Thực ra, Napoléon Bonaparte đã từng nhận được bản đề xuất từ đầu năm 1802. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20, công nghệ cần thiết để xây dựng đường hầm mới được phát triển. Năm 1986, Anh và Pháp đã ký hiệp ước cho phép xây dựng một đường hầm chạy giữa Folkestone, Anh và Calais, Pháp. Continue reading “01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông”

Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche

Nguồn: The risks to migrants of crossing the English ChannelThe Economist, 23/04/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Đứng trên bờ phía nam nước Anh nhìn về phía Pháp, bạn sẽ nhìn thấy tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới. Hơn 600 tàu chở hàng đi qua Eo biển Manche (English Channel) mỗi ngày. Nhiều tàu đi và đến từ London hoặc Rotterdam, được phân tách bởi một khoảng cách gần bằng với một dải phân cách đường cao tốc mà họ không được vượt qua (xem hình ảnh). Bên cạnh lưu lượng vận tải là hơn 60 phà dịch vụ qua eo biển hàng ngày, cũng như các tàu ngư dân và tàu giải trí tư nhân có thể lên tới hàng ngàn chiếc vào dịp cuối tuần mùa hè. Cho đến nay, chỉ có một số lượng nhỏ người di cư đã cố gắng đến Anh theo cách này, nhưng con số đó đang tăng lên: 539 người di cư đã cố gắng thực hiện hành trình này vào năm ngoái, theo số liệu từ Văn phòng Di trú, nhưng khoảng 80% những nỗ lực này đã được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng cuối năm 2018. Những rủi ro và phần thưởng khi thực hiện hành trình vượt eo biển này là gì? Continue reading “Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche”