Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 22 tháng Sáu năm 1944, khi đã nắm chắc phần thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt ký “Dự luật Điều chỉnh quân nhân” (Servicemen’s Readjustment Act, thường gọi là G.I. Bill of Rights, thực chất là Luật về quyền lợi của quân nhân giải ngũ), nhằm chuẩn bị giải quyết quyền lợi cho 15 triệu binh sĩ Mỹ sắp giải ngũ khi chiến tranh kết thúc. Nội dung chính của Luật này là do Quân đoàn nước Mỹ (American Legion) dự thảo, sau đó hai viện Quốc hội thông qua Dự luật này vào mùa xuân 1944, khi Thế chiến II còn đang tiếp diễn gay go tại chiến trường Thái Bình Dương. Continue reading “Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”

Trung Quốc: Hệ thống giáo dục ngày càng bất công với người nghèo

Nguồn: “Education in China is becoming increasingly unfair to the poor”, The Economist, 29/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Phương thức quản lý các gia đình bằng hộ khẩu ở Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ở quốc gia này.

Sau khi trở thành thí sinh có điểm số cao nhất thủ đô trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc vào năm 2017, Xiong Xuan’ang đã được giới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn. Là con trai của hai nhà ngoại giao, anh Xiong thừa nhận rằng bản thân được nuôi dạy trong điều kiện lý tưởng không phải ai cũng có được. “Tất cả những thí sinh có điểm số thuộc hàng cao nhất hiện nay đều xuất thân từ các gia đình giàu có”, anh nói. “Học sinh đến từ những vùng nông thôn rất khó để vào được các trường đại học tốt”. Chia sẻ chân thật của Xiong nhận được nhiều lời khen ngợi trên mạng. Continue reading “Trung Quốc: Hệ thống giáo dục ngày càng bất công với người nghèo”

Bắc Âu trở nên ưu việt nhờ giáo dục toàn dân như thế nào?

Nguồn: David Brooks, “This Is How Scandinavia Got Great“, New York Times, 13/02/2020.

Biên dịch: Lê Lam

Hầu như tất cả mọi người đều ngưỡng mộ mô hình Bắc Âu. Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan có năng suất kinh tế cao, công bằng xã hội cao, niềm tin xã hội cao và mức độ hạnh phúc cá nhân cao.

Những người cấp tiến nói vì họ có chế độ phúc lợi hào phóng. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng các quốc gia này đạt điểm cao về gần như mọi phương diện của thị trường mở cửa tự do. Những người hạn chế nhập cư lưu ý rằng cho đến gần đây, họ là những xã hội thuần khiết về dân tộc. Continue reading “Bắc Âu trở nên ưu việt nhờ giáo dục toàn dân như thế nào?”

Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/02/2007, bà Catherine Drew Gilpin Faust được chính thức bổ nhiệm làm Hiệu trưởng (president) thứ 28 của Đại học Harvard. Đây là một ngày quan trọng mà người Harvard không thể quên, vì nó đánh dấu sự chấm dứt lịch sử 370 năm cánh đàn ông độc quyền nắm giữ cương vị cao quý nói trên suốt từ ngày Harvard ra đời.

Harvard từ năm 1636 đã chờ đợi ngày này” – bà Patricia Albjerg Graham nguyên hiệu trưởng Trường Cao học về Giáo dục của Harvard xúc động nói. Bà nhớ lại: Năm 1972 khi đến Harvard làm nghiên cứu sau tiến sĩ, bà không được trường này cho vào ăn tại phòng lớn của nhà ăn, lý do chỉ vì bà là phụ nữ. Continue reading “Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard”

Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay vẫn còn có người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật (viết tắt KHKT) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Một số học giả Trung Quốc (TQ) nói văn hóa Mỹ và phương Tây chỉ nhấn mạnh cách làm việc mà coi nhẹ luân lý đạo đức, chỉ có văn hóa Trung Hoa (nhất là Nho học) nhấn mạnh luân lý đạo đức, chú ý trau dồi cách tu dưỡng làm người. Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến lược học nổi tiếng TQ Nữu Tiên Chung viết đại ý: Continue reading “Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P4)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

4. Đại học hàng đầu thích những sinh viên như thế nào?

Trong số ngót 23 nghìn học sinh ưu tú trên toàn thế giới nộp đơn xin vào Đại học Harvard năm 2007, chỉ có 2.058 người từ 79 nước trúng tuyển. Đây là tỷ lệ trúng tuyển kỷ lục lịch sử, chỉ có khoảng 9% người gặp may. Vậy Đại học hàng đầu thực sự cần tuyển chọn những học sinh như thế nào?

Phát huy năng lực tính sáng tạo và tính tập thể 

Trong số 2058 người gặp may nói trên, có một học sinh chưa đầy 18 tuổi, tên là Ngô Sinh Vĩ,[1] được dư luận hết sức quan tâm. Anh đỗ thủ khoa tốt nghiệp cấp III (trong số thí sinh xin vào Harvard có khoảng 3.000 thủ khoa như vậy); và đạt 2380 điểm thành tích thi toàn quốc Mỹ (tức thi SAT, hàng năm có 7 dịp thi, điểm số cao nhất là 2400), – nhưng trong số thí sinh cũng có không ít người đạt 2400 điểm SAT. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P4)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P3)

 

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

3. Đại học hàng đầu cần chú trọng những gì?

Giáo dục đại học phải đào tạo công dân tốt 

Vì sao nước Mỹ là siêu cường quốc? Trước hết Mỹ là một nước lớn về giáo dục, hơn nữa là cường quốc giáo dục. Tỷ lệ học sinh nhập học giáo dục cao đẳng Mỹ hiện nay đã vượt trên 90%.

Trung Quốc chúng ta cũng là một nước lớn giáo dục; tỷ lệ học sinh nhập học giáo dục cao đẳng đã từ 1,4% năm 1978 tăng lên 23% hiện nay; tổng số sinh viên đã vượt quá 20 triệu, thứ nhất thế giới về số lượng sinh viên, nhưng chúng ta vẫn chưa phải là một cường quốc giáo dục. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P3)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

2. Nội dung của văn hóa đại học

Thế nào là văn hoá Đại học? 

Trường Đại học không chỉ là tồn tại vật chất khách quan mà còn là một dạng tồn tại văn hoá và tinh thần. Tồn tại vật chất của Đại học rất đơn giản: thiết bị, dụng cụ, trường sở v.v… Thế nhưng Đại học sở dĩ gọi là Đại học, mấu chốt là tồn tại văn hoá và tồn tại tinh thần của nó.

Văn hoá Đại học là văn hoá tìm kiếm chân lý, là văn hoá nghiêm chỉnh coi trọng thực tế, là văn hoá theo đuổi sự tìm kiếm lý tưởng và hoài bão của đời người, là văn hoá tôn thờ tự do học thuật, văn hoá đề xướng lý luận gắn với thực tế, văn hoá tôn thờ đạo đức, văn hoá bao dung, là dạng văn hoá có tinh thần phê phán quyết liệt. Văn hoá Đại học thể hiện một tính chung, cốt lõi và linh hồn của nó thì thể hiện ở tinh thần Đại học. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P1)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dương Phúc Gia (Yang Fujia, 1936-), tốt nghiệp Đại học Phục Đán (Thượng Hải), nhà vật lý nổi tiếng, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội KHKT Trung Quốc, Chủ tịch Hội KHKT Thượng Hải (1992-1996), Giám đốc Viện Nghiên cứu hạt nhân nguyên tử Thượng Hải thuộc Viện KH Trung Quốc (1987-2001). Năm 1984 được bình chọn là chuyên gia có cống hiến kiệt xuất cấp nhà nước. Năm 1991 được bầu là Viện sĩ Viện KH Trung Quốc, Viện sĩ Viện KH thế giới thứ ba. Từ 1998 được mời làm GS danh dự Đại học Vanderbilt (Mỹ), Ông cũng là Tiến sĩ KH danh dự Đại học Sōka (Nhật), Tiến sĩ Nhân văn danh dự Đại học bang New York, Tiến sĩ danh dự Đại học Hong Kong, Đại học Nottingham (Anh), và Đại học Connecticut (Mỹ). Dương Phúc Gia từng là Hiệu trưởng Đại học Phục Đán (1993-1998), từ 1996 là Ủy viên chấp hành Hội Hiệu trưởng các trường Đại học trên thế giới. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P1)”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)

Tác giả: Trần Bích San

Hệ Thống Giáo Dục Cao Đẳng Và Đại Học Pháp-Việt Khác Biệt Giữa Trường Cao Đẳng Và Đại Học

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo chế độ và tổ chức giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương và chủ yếu là để đạt mục đích khai thác thuộc địa. Vì thế, học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp (lúc đầu không có thực chất, sau đuợc cải tiến vì lý do chính trị), gồm có hai loại trường là cao đẳng và đại học:

Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời gian ấn định (1), nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư…, chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ. Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)

Tác giả: Trần Bích San

Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ.  Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp.

Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp (1).  Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)”