Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương là một hội nghị ngoại giao đa phương rất đặc biệt. Tám nước, 9 bên tham gia hội nghị chia thành hai phe Đông – Tây, nhưng trong hai phe đó, lợi ích của các bên lại khác nhau rõ rệt. Tính phức tạp của ngoại giao đa phương thể hiện ở chỗ các nước dự họp chẳng những phải bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải bảo vệ lợi ích của các thành viên khác trong phe mình, và lợi ích chung của cả phe. Dĩ nhiên, vì để tạo không gian cho việc hợp tác, còn phải chiếu cố lợi ích của phe đối lập. Tiến trình của Hội nghị Geneva đã thể hiện một cách điển hình tính phức tạp đó của ngoại giao đa phương. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương triệu tập vào năm 1954 chẳng những có các nước lớn như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà cũng có các nước Á Phi như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia. Qua đàm phán, các bên dự họp đã thành công giải quyết được một vấn đề quan trọng liên quan chiến tranh và hoà bình trong quan hệ quốc tế của châu Á. Đây là sự việc chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đồng thời đây cũng là hội nghị ngoại giao đa phương có ý nghĩa quan trọng mà nước CHND Trung Hoa sau khi lập quốc lần đầu tiên tham dự. Trước ngày hội nghị họp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thực hiện một khối lượng lớn công tác chuẩn bị. Sau khi đến Geneva, ông đã triển khai hoạt động ngoại giao nhộn nhịp, có đóng góp lớn vào thành công của hội nghị. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đợt hoạt động ngoại giao này là điển hình thành công của chính sách ngoại gia đa phương do Trung Quốc tiến hành. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)”

Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương đã diễn ra cách đây 65 năm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được làm rõ. Trên cơ sở những tư liệu mới, một số nhà nghiên cứu ở nước ta đã đi đến những đánh giá mới về một số vấn đề. i) Phải chăng không nên ký Hiệp định mà tiếp tục chiến đấu giải phóng hoàn toàn đất nước, vì lúc đó Mỹ không thể can thiệp; ii) Phải chăng Việt Nam tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ trong thế bị động nên có những hạn chế; iii) Trả lời phòng vấn báo Expressen, Thụy Điển cuối năm 1953 Hồ Chí Minh đã khẳng định: đàm phán chủ yếu giữa Việt Nam và Pháp. Tại sao ý kiến vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Bác không được triển khai? Đó là những nội dụng được trình bày trong tham luận. Continue reading “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”

23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào

Nguồn: An accord on Laos is reached, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1962, để tránh một cuộc đối đầu nóng của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo cho một nước Lào tự do và trung lập. Mặc dù thỏa thuận này đã chấm dứt vai trò “chính thức” của cả hai quốc gia trong cuộc nội chiến Lào, sự hỗ trợ bí mật từ cả Liên Xô và Hoa Kỳ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Lào trong thập niên tiếp theo.

Lào là một thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Trong những năm 1930 và Thế chiến II, một phong trào giành độc lập cũng như một phong trào cộng sản được biết đến với tên gọi Pathet Lào bắt đầu phát triển ở quốc gia này. Sau khi Pháp trao cho Lào nền độc lập có điều kiện vào năm 1949, Pathet Lào bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Lào thân Pháp. Continue reading “23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào”