Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông

hongkongprotest

Nguồn: Gina Anne Tam, “Tongue – Tied in Hong Kong: The Fight for Two Systems and Two Languages”, Foreign Affairs, 03/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012, Lương Chấn Anh nhậm chức Đặc khu trưởng Hồng Kông sau một chiến dịch gây tranh cãi. Nhờ quy chế “một quốc gia, hai chế độ” đặc thù của Hồng Kông được dàn xếp với Trung Quốc đại lục, ông đã đắc cử vào chức vụ cao nhất của lãnh thổ này không phải bằng một cuộc bỏ phiếu bởi người dân Hồng Kông mà bằng một hội đồng bầu cử gồm 1.200 thành viên được xem là một bè đảng có các ràng buộc kinh tế và chính trị với Bắc Kinh. Những người chỉ trích Lương Chấn Anh trên mạng đặt biệt danh cho ông là “ông 689”, chỉ số phiếu thực tế ông nhận được từ nhóm người thân Bắc Kinh so với 3,5 triệu cử tri được đăng ký của thành phố.

Bài phát biểu nhậm chức của ông Lương, được trình bày bằng tiếng Quan Thoại – ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đại lục – chỉ gióng thêm một cảnh báo nữa cho thành phố này. Đó là lần đầu tiên kể từ khi Hồng Kông được người Anh trao trả vào năm 1997, một Đặc khu trưởng không phát biểu bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ chính của thành phố nơi ông đắc cử làm đại diện. Điều này càng củng cố một niềm tin đang lớn dần ở Hồng Kông rằng ông chẳng khác gì một con rối của Đảng Cộng sản. Continue reading “Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông”

Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?

Hong Kong

Nguồn:Why Hong Kong remains vital to China’s economy“, The Economist, 30/9/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi các cuộc biểu tình làm tê liệt Hồng Kông và những mối lo lắng gia tăng về cách mà Trung Quốc sẽ có thể phản ứng, một trong những câu hỏi đáng quan tâm nhất của các cư dân thành phố này là liệu số phận của họ có quan trọng đối với phần còn lại của Trung Quốc hay không. Hồng Kông từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều. Vai trò này đã suy giảm trong những năm gần đây khi Trung Quốc mở cửa biên giới và tham gia trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Hồng Kông cảnh báo rằng tình trạng bất ổn hiện tại sẽ chỉ dẫn tới việc các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ qua Hồng Kông nhiều hơn. Xét theo quy mô, họ có lý: Hồng Kông rõ ràng đã trở nên ít quan trọng hơn so với trong quá khứ. GDP của lãnh thổ này đã giảm từ 16% GDP Trung Quốc vào năm 1997, năm mà nó đã được trả lại cho Trung Quốc, xuống còn 3% vào thời điểm hiện tại. Điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài kết luận rằng Hồng Kông đang dần mờ nhạt về mặt vai trò kinh tế. Liệu có phải vậy không? Continue reading “Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?”

Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành

sirkashingli

Nguồn: Sin-ming Shaw, “Beijing versus the billionaire”, Project Syndicate, 07/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giữa chính phủ Trung Quốc và người giàu nhất Hồng Kông được nhiều người mến mộ Lý Gia Thành (Li Ka-shing) đang diễn ra một cuộc cãi vã kịch liệt ngày càng trông giống một cuộc ly hôn cay đắng được phơi bày trên các báo lá cải. Thật vậy, truyền thông Trung Quốc gần đây đã đả kích không thương tiếc ông Lý. “Tội danh” của ông Lý ư? Mua rẻ ở châu Âu và bán đắt ở Trung Quốc, nghĩa là vì ông Lý hành động như một nhà đầu tư.

Việc kích hoạt cho làn sóng khinh miệt ông Lý ở Trung Quốc là do ông bán tháo các tài sản quan trọng ở Thượng Hải sau khi chuyển nơi đăng ký doanh nghiệp của mình từ Hồng Kông sang quần đảo Cayman. Đây là một quyết định kinh doanh hoàn toàn thực tế và hợp lý nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Thật vậy, khoảng 70% các công ty niêm yết tại Hồng Kông có đăng ký doanh nghiệp tại vùng Caribê, và thậm chí một số công ty lớn của đại lục, bao gồm cả người khổng lồ Internet Alibaba, đã đăng ký trụ sở tại các thiên đường thuế ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành”

01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Jiang Zemin shakes hands with Charles, Prince of Wales at the handover ceremony for Hong Kong at the Hong Kong Convention and Exhibition Centre, at midnight of 30 June 1997.

Nguồn:Hong Kong returned to China,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 năm 1997, Hồng Kông được trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc trong một buổi lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Anh Tony Blair, Thái tử Charles, Thân vương xứ Wales, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Trừ việc vài ngàn người Hồng Kông đã phản đối việc trao trả này thì buổi lễ đã diễn ra trang trọng và hòa bình.

Năm 1839, nước Anh xâm lược Trung Quốc để đè bẹp những người phản đối sự can thiệp của Anh vào các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị của đất nước này. Một trong những hành động đầu tiên của người Anh trong chiến tranh là đánh chiếm Hồng Kông, một hòn đảo nhỏ thưa thớt người nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc. Năm 1841, Trung Quốc đã nhượng lại hòn đảo cho người Anh bằng việc ký Hiệp định Xuyên Tị (Convention of Chuenpi – nghĩa đen là “hiệp định xỏ mũi”), và đến năm 1812 Hiệp ước Nam Kinh được ký, chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Continue reading “01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong

mah1 

Tác giả: Victor Louzon | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ngày 26/09, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại hy vọng nhìn thấy Trung Quốc đại lục và Đài Loan được thống nhất trên cơ sở nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Phát biểu này diễn ra trong một thời điểm trái khoáy, khi Hong Kong đang chìm ngập trong những cuộc biểu tình học sinh – sinh viên quy mô lớn đòi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự. Tuyên bố của ông Tập Cận Bình bị phản đối không chỉ bởi các lực lượng chính trị ủng hộ độc lập tại Đài Loan, mà còn bởi Hội đồng Các Vấn đề Đại lục của Đài Loan mà hiện đang do Quốc Dân Đảng – một đảng thân Trung Quốc – nắm giữ. Cuộc đấu tranh ở Hong Kong và phản ứng của Đài Loan đã bộc lộ sự bất đồng ngày càng lớn với Bắc Kinh, điều đã phủ nhiều nghi ngờ lên tính khả thi của mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Continue reading “Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong”

Anh có trách nhiệm can thiệp vào Hong Kong không?

_78151348_0066c8ca-8e78-4903-adb8-6a5a0bfd1e28

Tác giả: Tim Summers | Biên dịch: Phạm Thị Thoa

Thế giới đang dõi theo các sự kiện nổ ra ở Hong Kong trong những tuần gần đây sau khi hàng vạn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường và chiếm cứ các địa điểm then chốt giữa lòng trung tâm tài chính này. Trong khi mục tiêu của những người biểu tình đã nhận được sự ủng hộ từ quốc tế, các chính phủ nước ngoài vẫn đang cân nhắc xem họ nên tuyên bố gì về những sự kiện này.

Đó là điều nên làm, bởi lẽ Hong Kong là một thành phố có tầm quan trọng toàn cầu, nơi mà những biến động về chính trị  không chỉ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới hay những lợi ích thương mại ở châu Á mà còn hơn thế nữa. Continue reading “Anh có trách nhiệm can thiệp vào Hong Kong không?”

Ai yêu Trung Quốc?

130701231925-hong-kong-july-1-protest-4-story-top

Tác giả: Ian Buruma | Biên dịch: Lê Khánh Toàn

Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

Hàng vạn người đã “chiếm đóng” những con đường ngập tràn hơi cay của khu vực Trung tâm Hong Kong để chiến đấu cho những quyền dân chủ của họ. Nhiều người hơn nữa sẽ sớm gia nhập với họ. Mặc dù một vài người kinh doanh và chủ ngân hàng cảm thấy khó chịu bởi sự gián đoạn công việc, nhưng những người biểu tình đã đúng khi phản kháng.

Chính quyền Trung Quốc đã hứa hẹn với những người dân Hong Kong rằng họ có thể tự do bầu chọn Trưởng Đặc khu vào năm 2017. Nhưng, với điều kiện rằng các ứng viên phải được rà soát bởi một ủy ban thân Trung Quốc được bổ nhiệm bởi chính quyền trung ương, việc bầu chọn của công dân sẽ không còn có nhiều ý nghĩa. Chỉ có những người “yêu Trung Quốc” – tức yêu Đảng Cộng Sản Trung Quốc – mới được tranh cử. Continue reading “Ai yêu Trung Quốc?”

Tương lai nào cho Hong Kong?

_75957292_hi022976930(1)

Tác giả: Chris Patten | Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: Biểu tình Hong Kong: Tại sao lại là Ruy băng vàng?

Cho rằng cả thế giới đang đổ mắt về Hong Kong là không hoàn toàn đúng. Nếu người dân đại lục được phép biết điều gì đang diễn ra tại thành phố thành công nhất của nước mình thì sẽ là như vậy. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã tìm cách ngăn tin tức về các cuộc biểu tình dân chủ của Hong Kong lan ra cả nước. Đây không hẳn là dấu hiệu cho thấy các nhà cầm quyền Trung Quốc tin tưởng vào hệ thống chính phủ độc đoán của mình.

Có ba điều cần làm rõ trước khi gợi ý giải pháp cho chính quyền vụng về của Hong Kong. Continue reading “Tương lai nào cho Hong Kong?”

Tập Cận Bình có thể là lãnh đạo cộng sản cuối cùng ở TQ

141003052048_sp_hong_kong_protesta_624x351_ap

Tác giả: Larry Diamond | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu

Tính đến thời điểm này, Bắc Kinh không thể đàm phán hay đàn áp các cuộc biểu tình tại Hong Kong.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn làm rung chuyển Hong Kong trong những ngày vừa qua mang tới những tác động vượt xa khỏi Đặc khu Hành chính với 7 triệu dân này. Với việc từ chối kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử Đặc khu trưởng giả dối của Bắc Kinh, tập hợp hàng chục ngàn người xuống đường trong nhiều ngày, và tạo ra một làn sóng phản kháng với biểu tượng ôn hoà (chiếc dù) trước những phản ứng mang tính leo thang và kích động của cảnh sát, các cuộc biểu tình dẫn đầu bởi giới trẻ đã tạo ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn 25 năm trước. Continue reading “Tập Cận Bình có thể là lãnh đạo cộng sản cuối cùng ở TQ”

Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu

Hong Kong, Sunday, Sept. 28, 2014. (AP Photo/Vincent Yu)

Tác giả: George Chen | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc lo sợ dân chủ sẽ lan truyền vào đại lục nếu cho phép phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.

Mười bảy năm sau khi nắm quyền kiểm soát đối với Hồng Kông và cam kết thực hiện phổ thông đầu phiếu ở vùng lãnh thổ này, Bắc Kinh đã biến nguyên tắc mỗi người một phiếu trở nên vô nghĩa bằng cách tự cho mình đặc quyền lựa chọn ứng cử viên. Trong khi Hồng Kông gồng mình trước cú sốc từ sự đảo ngược xu thế dân chủ hóa này, cộng đồng quốc tế nghi ngại về tương lai của Hồng Kông và vị thế của họ trong con mắt của thế giới.

Năm 1997, Hồng Kông trở về với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng lời hứa từng bước chuyển đổi sang một chính quyền dân cử. Năm 2010, Trung Quốc làm dấy lên hi vọng rằng trong cuộc bầu cử năm 2017, quyền phổ thông đầu phiếu có thể sẽ được áp dụng với các chi tiết cụ thể sẽ được làm rõ sau. Continue reading “Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu”