Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was object spotted over Japan in 2020 a Chinese spy balloon?,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 2020, một khinh khí cầu lạ đã bay ngay phía trên các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 17/6/2020 là một ngày đẹp trời ở Sendai, bầu trời trong xanh trải rộng khắp thành phố phía đông bắc Nhật Bản.

Một cư dân nói rằng cô nhớ rất rõ quãng đường đi làm ngày hôm ấy, và còn nghĩ rằng thật bất thường làm sao khi thời tiết tuyệt đẹp lại xuất hiện ngay giữa mùa mưa ảm đạm của Nhật Bản. Continue reading “Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?”

Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China flip-flop on Japanese visas highlights further policy confusion,” Nikkei Asia, 02/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những nỗ lực nhằm giữ thể diện cho Tập Cận Bình mang các đặc điểm tương tự việc đột ngột hủy bỏ chính sách zero-covid.

Hôm Chủ nhật (29/1/2023), một bài đăng mới xuất hiện trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Dù bắt đầu bằng cụm từ “thông báo”, nó lại được đăng một cách âm thầm đến mức hầu hết mọi người có thể sẽ không để ý.

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực Trung Quốc cho công dân Nhật Bản,” bài đăng cho biết. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật”

Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts top brain in charge of Taiwan unification strategy,” Nikkei Asia, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vương Hỗ Ninh đã được giao nhiệm vụ tạo ra giải pháp thay thế cho chính sách “một quốc gia, hai chế độ.”

Một nguồn thạo tin về hoạt động nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hé lộ bí mật về cuộc cải tổ lãnh đạo của Tổng bí thư Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái.

Tại sao một số nhà lãnh đạo được giữ lại để phục vụ thêm một nhiệm kỳ, trong khi những người khác bị loại bỏ thẳng tay? Continue reading “Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan”

Jack Ma sụp đổ đánh dấu hồi kết cho thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jack Ma downfall spells end of China’s golden age,” Nikkei Asia, 19/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sáng lập Alibaba đã bị “thổi bay như một đám mây.”

Mức tăng trưởng ít ỏi chỉ 3% của Trung Quốc trong năm 2022 đã báo hiệu hồi kết của thời kỳ hoàng kim kéo dài 30 năm của nền kinh tế nước này.

Ngoại trừ mức tăng trưởng 2,2% vào năm 2020, vốn là giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, đây là thành tích kinh tế tồi tệ nhất của Trung Quốc kể từ năm 1976, khi Cách mạng Văn hóa kéo tăng trưởng xuống mức âm.

Việc đột ngột từ bỏ chính sách zero-covid – và đợt bùng dịch theo sau nó – không phải là lý do duy nhất khiến tăng trưởng đạt kết quả kém. Các chính sách kinh tế của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình là một nguyên nhân khác. Trong thập niên vừa qua, dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, ý thức hệ đã được đặt lên trên tư duy lý tính về kinh tế. Continue reading “Jack Ma sụp đổ đánh dấu hồi kết cho thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc”

Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elderly pay ultimate price for COVID missteps,” Nikkei Asia, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người già ở Trung Quốc đang chết với tốc độ chưa từng thấy, khiến nhiều gia đình tan nát.

Tại Trung Quốc, người trẻ thường không ngần ngại nhường ghế cho người già trên tàu lửa và xe buýt. Nền văn hóa Nho giáo luôn luôn có truyền thống kính trọng người già.

Nhưng khi Covid-19 tấn công 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, 200 triệu người cao tuổi ở nước này chính là nhóm bị tổn thương nhiều nhất, bị dồn vào chân tường. Continue reading “Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch”

Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “As COVID soars, China has 2 chains of command,” Nikkei Asia, 22/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhân vật số 2 mới Lý Cường đều đang ở đằng sau tay lái.

Sau khi dần dỡ bỏ chính sách zero-COVID hà khắc vào tháng 11, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số lượng ca nhiễm virus. Tốc độ lây lan nhanh hơn dự đoán, khiến cho hệ thống chăm sóc y tế và các chức năng quan trọng khác gần như bị tê liệt.

Bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Những bệnh nhân cao tuổi bị sốt gần 400C chỉ có hai lựa chọn: đợi sáu giờ bên ngoài bệnh viện, hoặc về nhà. Nhiều người đã quyết định về nhà. Continue reading “Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối”

Phụ nữ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chính sách zero-covid

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s female protesters break nation free from zero-COVID,” Nikkei Asia, 15/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã loại phụ nữ ra khỏi các vị trí trong ban lãnh đạo, nhưng sự thất vọng bị dồn nén có thể sẽ phát nổ.

Thứ Bảy vừa qua là một thời khắc quan trọng đối với Trung Quốc, khi các nhà chức trách cảnh giác cao độ nhằm ngăn chặn phong trào sinh viên chống chính sách zero-covid biến thành một lời kêu gọi vì dân chủ và nhân quyền phổ quát.

Tại một trường đại học lớn ở miền trung Trung Quốc, một tấm biển bằng giấy được dán trên cửa sổ ký túc xá sinh viên, nói về Ngày Nhân quyền Quốc tế. Đó là một biểu hiện của sự ủng hộ “phong trào giấy trắng”. Continue reading “Phụ nữ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chính sách zero-covid”

Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jiang Zemin was almost fired before embarking on market reforms,” Nikkei Asia, 08/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bước ngoặt quyết liệt giúp Trung Quốc tăng trưởng đột biến là một bài học cho Tập.

Mười năm trước, một nguồn tin đáng tin cậy từ Trung Quốc đã tiết lộ một bí mật ít người biết về cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người vừa qua đời vào tuần trước ở tuổi 96.

Giang được đưa lên làm lãnh đạo tối cao của đảng sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. “Giang được chọn làm lãnh đạo, nhưng ngay lập tức, ông phải đối mặt với nguy cơ chịu chung số phận với người tiền nhiệm của mình,” nguồn tin chia sẻ.

Người tiền nhiệm của ông là Triệu Tử Dương, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, người đã bị thanh trừng vì cách ông xử lý các cuộc biểu tình sinh viên ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình”

“Cách mạng giấy trắng”: Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Quash the ‘white paper’ – Xi’s Chinese dream turns nightmare”, Nikkei Asia, 01/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).

Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.

Sự kiện này đã được đặt tên là “cách mạng giấy trắng” hay “phong trào giấy trắng,” và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là “nhà độc tài.” Continue reading ““Cách mạng giấy trắng”: Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng”

Lý do Tập Cận Bình không còn được gọi là “lãnh tụ nhân dân”

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi no longer described as ‘people’s leader’ in China,” Nikkei Asia, 24/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo cố gắng nở nụ cười ngoại giao, nhưng hành động công khai phê phán Thủ tướng Canada đã làm hỏng mất hình ảnh của ông.

Một tháng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngừng gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “lãnh tụ nhân dân.” Không một tài liệu nào mới được xuất bản trên các trang web của chính phủ Trung Quốc nhắc tới cụm từ này.

Đó là một diễn biến đáng ngạc nhiên, vì cụm từ này đã được sử dụng nhiều lần trước và trong thời gian diễn ra đại hội toàn quốc. Một quan chức cấp cao tại Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, một cơ quan của đảng, đã gọi Tập là “lãnh tụ nhân dân” tại một cuộc họp báo. Truyền thông Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ này hàng ngày trong thời gian diễn ra đại hội. Người ta thậm chí còn phát sóng một bài hát có tựa đề “lãnh tụ nhân dân.” Continue reading “Lý do Tập Cận Bình không còn được gọi là “lãnh tụ nhân dân””

Con đường đưa Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực sẽ đi qua Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s path to greater power goes through Taiwan,” Nikkei Asia, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã không hé lộ cho Joe Biden về con đường trở thành ‘lãnh tụ trọn đời’ của mình.

Kể từ cuối tháng 10, nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Đài Loan đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch sơ tán trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Cuộc tranh luận tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bế mạc là phần lớn nguyên nhân dẫn đến xu hướng này.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng bóng ma chiến tranh vẫn còn lởn vởn đâu đó. Continue reading “Con đường đưa Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực sẽ đi qua Đài Loan”

Nền kinh tế của Tập đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Đài Loan?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts economy on war footing with Taiwan in mind,” Nikkei Asia, 10/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học từ Nga: Siết chặt quyền kiểm soát thông tin liên lạc, mạng xã hội, và khả năng cung ứng hàng hóa.

Tin tức về việc ba công ty viễn thông quốc doanh của Trung Quốc sẽ thành lập các liên minh chiến lược với ba gã khổng lồ công nghệ thuộc khu vực tư nhân là Tencent, Alibaba và JD.com, đã gây chấn động trong cộng đồng doanh nghiệp – những người đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau động thái này.

Các liên minh này nhiều khả năng sẽ viết lại câu chuyện của nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã phát triển kể từ khi chính sách “cải cách và mở cửa” được đưa ra cách đây khoảng 40 năm. Continue reading “Nền kinh tế của Tập đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Đài Loan?”

Các lãnh đạo lão thành bảo vệ điều lệ đảng trước đòn tấn công của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elders defend party charter from Xi onslaught,” Nikkei Asia, 03/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu đang tìm cách ngăn cản Tập trở thành lãnh đạo trọn đời.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, đại hội toàn quốc vừa bế mạc của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể không phải là chiến thắng một chiều của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Đúng là ông đã đại thắng trong các cuộc bổ nhiệm nhân sự. Nhưng trong các khía cạnh khác, Tập đã không giành được tất cả những gì mình muốn. Continue reading “Các lãnh đạo lão thành bảo vệ điều lệ đảng trước đòn tấn công của Tập”

Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was Hu Jintao about to express discontent?,” Nikkei Asia, 27/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe. Continue reading “Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?”

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s coronation ceremony opens on date of China’s first atom bomb,” Nikkei Asia, 20/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộng sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc. Continue reading “Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức”

Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”

Đảng viên lão thành 105 tuổi gửi thông điệp thẳng thừng cho Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “105-year-old party elder sends blunt message to Xi,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Cải cách và mở cửa là con đường duy nhất cho Trung Quốc,” Tống Bình nói.

Ở tuổi 105, Tống Bình (Song Ping) là quan chức về hưu cao tuổi nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nổi tiếng với việc từng thúc ép cựu chủ tịch Giang Trạch Dân phải nghỉ hưu hoàn toàn, mới đây, Tống đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên sau nhiều năm.

Do tuổi cao nên ông chỉ xuất hiện trong một đoạn video. Nhưng hành động đó đã gây xôn xao chính giới Trung Quốc trước thềm đại hội toàn quốc của đảng, sẽ khai mạc vào ngày 16/10. Continue reading “Đảng viên lão thành 105 tuổi gửi thông điệp thẳng thừng cho Tập”

Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s new diplomacy keeps Putin’s war at arm’s length,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đã trở nên gần gũi hơn với Kazakhstan, khi quốc gia Trung Á này bắt đầu không còn thân thiện với Moscow.

Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên sau bảy tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trò chuyện cùng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình với thái độ khiêm tốn khác thường.

“Chúng tôi hiểu các nghi vấn và quan ngại của các bạn” về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông nói vào ngày 15/09 tại Samarkand, Uzbekistan. “Trong cuộc họp ngày hôm nay, tất nhiên chúng tôi sẽ giải thích lập trường của mình, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết lập trường của chúng tôi về vấn đề này, dù chúng tôi đã từng nói về điều này trước đây.” Continue reading “Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin”

Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In cryptic lingo, Premier Li says rivers only flow forward,” Nikkei Asia, 08/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa sẽ cản trở các chính sách kinh tế của Tập.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc trao lại sự nghiệp cho thế hệ tiếp theo, hoặc thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng các phép so sánh với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con sông lớn nhất của đất nước đã bồi đắp cho nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo thường thích lồng ghép cảm xúc cá nhân vào chúng. Sẽ dễ nói về các chủ đề tế nhị hơn nếu ta so sánh chúng với những dòng sông. Continue reading “Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’”

Tập có thể sửa điều lệ Đảng để củng cố quyền lực như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi prepares to wave magic wand for more power,”Nikkei Asia, 15/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi sắp tới trong điều lệ đảng sẽ là tiền đề cho những thay đổi lớn hơn vào mùa xuân năm sau.

Trong cuộc họp Bộ Chính trị vào ngày 09/09 – ngày mà người cha lập quốc Mao Trạch Đông qua đời cách đây 46 năm – các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhất trí về việc sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản tại đại hội toàn quốc, dự kiến bắt đầu từ ngày 16/10.

Đối với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình, điều lệ đảng là chiếc đũa thần mà ông có thể sử dụng để biến mọi điều ước thành hiện thực. Bộ quy tắc ràng buộc hơn 96 triệu đảng viên được xem là bản hướng dẫn điều hành nhà nước Trung Quốc. Nguyên tắc cơ bản là đảng luôn đứng đầu. Continue reading “Tập có thể sửa điều lệ Đảng để củng cố quyền lực như thế nào?”