Nguồn: Ân Chi Quang, 殷之光:我们为什么要讨论全球南方?, Sina Finance, 13/05/2025.
Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan
Ngày nay, giới lý thuyết quan hệ quốc tế phương Tây cho thấy sự nghèo nàn “triết học” rõ ràng khi thảo luận về “phương Nam toàn cầu” (Global South). Các nhà lý thuyết quan hệ quốc tế, các nhà phân tích chính sách và ý kiến của giới truyền thông đại chúng tới từ các nước thuộc nhóm G7 thường có xu hướng sử dụng các khái niệm mang đậm dấu ấn kinh nghiệm lịch sử phương Tây, như liên minh chính trị hay liên minh quốc gia, để giải thích về khái niệm “phương Nam toàn cầu”.
Theo cách tiếp cận áp dụng khái niệm này một cách cứng nhắc, một số học giả cho rằng “phương Nam toàn cầu” không có sự thống nhất và mang ý nghĩa mơ hồ, không thể được áp dụng như một phạm trù phân tích trong các cuộc thảo luận về quan hệ quốc tế. Lý do khiến các nước “phương Nam toàn cầu” không có sự thống nhất là do sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế, sức mạnh quốc gia và thậm chí cả văn hóa của các nước này. So với các liên minh quốc gia như G7 hay NATO, “phương Nam toàn cầu” rõ ràng thiếu sự thống nhất nội tại và không có khả năng hoạt động như một tập thể thực thụ hay tạo ra các hành động thống nhất mạnh mẽ trên trường quốc tế. Continue reading “Tại sao chúng ta cần thảo luận về “phương Nam toàn cầu”?”