Thế giới hôm nay: 23/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng không có đủ thời gian chỉ trong vòng 1 tháng tới để đàm phán một thỏa thuận Brexit hoàn toàn mới với Liên minh châu Âu. Ông Johnson muốn điều khoản về biên giới cứng với Bắc Ireland được bãi bỏ hoàn toàn; Ông Macron gọi đó là điều kiện không thể thiếu nếu EU muốn duy trì tính toàn vẹn của thị trường chung.

Sách trắng quốc phòng sắp công bố của chính phủ Nhật Bản sẽ cho biết rằng Triều Tiên đang chế tạo đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo, theo tờ Yomiuri Shimbun. Các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc đã nghi ngờ Triều Tiên đang phát triển năng lực này; việc Nhật công bố công khai như vậy có thể là một biện pháp nhằm thể hiện sự giận dữ của họ đối với việc các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa rơi vào bế tắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/08/2019”

Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?

Nguồn:Why Macau is less demanding of democracy than Hong Kong”, The Economist, 15/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hồng Kông và Ma Cao có nhiều điểm chung. Chỉ cách nhau 60km trên vùng châu thổ Châu Giang (và sẽ sớm được nối liền bằng một cây cầu), đây là hai thuộc địa của châu Âu trước khi được trao trả cho Trung Quốc. Anh trao trả Hồng Kông vào năm 1997; Bồ Đào Nha trao trả Ma Cao hai năm sau đó. Cả hai đều được quản lý theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép họ duy trì các hệ thống chính quyền của mình trong 50 năm. Tuy nhiên, trong khi nhiều người Hồng Kông kích động một cách ồn ào và không ngừng nghỉ để đòi hỏi một nền dân chủ cao hơn thì người dân Ma Cao dường như lại ít quan tâm đến điều đó. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao Ma Cao ít đòi hỏi dân chủ hơn Hồng Kông?”

Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?

macau-12

Tác giả: Chen Dingding | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi Phong trào Hoà Bình Chiếm Trung tiếp tục dấn sâu tại Hồng Kông, nhiều nhà quan sát đã suy xét xem liệu một phong trào “chiếm đóng” tương tự có thể xảy ra tại Ma Cao hay không. Một cách ngắn gọn: không, bởi ba lý do chính [sau đây].

Đầu tiên và quan trọng nhất, hiệu quả của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” được phản ánh bằng thành tựu kinh tế xuất sắc của Ma Cao kể từ năm 2003. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Ma Cao năm 2013 là hơn 90.000 USD, đứng thứ tư thế giới. Khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 14.000 USD. Continue reading “Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?”