Aung San Suu Kyi: Tình yêu và tranh đấu

suu-burma_2080889a

Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945) là chính trị gia người Myanmar và lãnh tụ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, sau hơn 25 năm tranh đấu cho tự do dân chủ chống lại chính quyền quân sự độc tài của Myanmar, NLD giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia khi giành được 126 ghế trong quốc hội Myanmar.

Chặng đường dai dẳng đi đến vinh quang của NLD là một chặng đường trải bước trên hoa hồng mà bản thân bà Aung San Suu Kyi cùng những người đồng chí của mình đã phải bước với những bàn chân thấm đau vì những mũi gai. Continue reading “Aung San Suu Kyi: Tình yêu và tranh đấu”

Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?

0,,15852863_303,00

Nguồn:Suu Kyi, long a symbol of dignified defiance, sounds a provocative note”, The New York Times, 17/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai thập kỷ qua, bà Aung San Suu Kyi là một biểu tượng rạng rỡ của sự phản kháng bất bạo động một cách chân chính. Phần lớn khoảng thời gian đó bà bị quản thúc tại gia bởi các tướng lĩnh vốn đã cai trị Myammar trong nửa thế kỷ qua. Ngày nay, bà đang ở đỉnh cao của sự ngưỡng mộ và quyền lực tại quốc gia này vì đã lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đi tới thắng lợi lớn vào tháng này trong các cuộc bầu cử quốc hội làm đảo ngược cấu trúc quyền lực của Myanmar.

Bà đã đặt sự hòa giải với các tướng lĩnh ở một vị trí cao trong chương trình nghị sự, nhưng khi bà chuyển sang địa vị thống trị, ngôn từ của bà cũng đã trở nên khiêu khích.

Sự khiêu khích đầu tiên của bà đến ngay trước cuộc bầu cử ngày 8/11, khi bà gạt sang một bên quy định của Hiến pháp ngăn cản bà nắm quyền Tổng thống bởi vì bà là vợ của một người nước ngoài và mẹ của những đứa con sinh ra ở nước ngoài. Continue reading “Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?”

Bà Suu Kyi sẽ điều hành chính phủ từ hậu trường

_84315245_hi028013340

Nguồn:Defiant Suu Kyi reaffirms she will call the shots”, Today Online, 11/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Lãnh tụ phe đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi đã nói rõ ngày hôm qua rằng bà đã sẵn sàng để thách thức những nỗ lực mạnh mẽ của quân đội nhằm hạn chế quyền lực của bà trong bối cảnh các kết quả mới có từ cuộc bầu cử lịch sử hôm Chủ nhật cho thấy đảng của bà đang hướng đến một chiến thắng vang dội.

Theo kết quả kiểm phiếu dần được thông báo, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi dường như chắc chắn sẽ kiểm soát hầu hết các hội đồng khu vực cũng như giành quyền thành lập chính phủ trung ương, một chiến thắng sẽ định hình lại cảnh quan chính trị Myanmar.

Trong hai cuộc phỏng vấn ngày hôm qua, người đoạt giải Nobel Hòa Bình cho rằng, bất cứ ai được bổ nhiệm làm Tổng thống bởi lưỡng viện Quốc hội sẽ đều do bà quyết định. Continue reading “Bà Suu Kyi sẽ điều hành chính phủ từ hậu trường”

Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo

_67354744_154146214(1)

Nguồn: Yuriko Koike, “The Dangerous Rise of Buddhist Chauvinism,” Project Syndicate, 28/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đức Phật, Siddhartha Gautama, chưa từng soạn ra bản kinh nào về hận thù tôn giáo hay phân biệt sắc tộc. Vậy nhưng chủ nghĩa sô vanh Phật giáo lại đang đe dọa tiến trình dân chủ ở cả Myanmar và Sri Lanka. Một số nhà sư từng chống lại chính quyền quân sự Myanmar trong “Cuộc cách mạng cà sa” (Saffron Revolution) năm 2007 ngày nay lại cổ vũ bạo lực chống lại các thành viên của cộng đồng thiểu số người Hồi giáo Rohingya tại đất nước này. Ở Sri Lanka, chủ nghĩa sô vanh dân tộc của Phật tử người Sinhala, do một cựu tổng thống quyết tâm lấy lại quyền lực khuấy động, đang đi ngược lại mục tiêu hòa giải đã định với người Tamils theo Ấn Độ giáo bại trận (trong nội chiến Sri Lanka). Continue reading “Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo”

Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định

MYANMAR SUUKYI/

Nguồn: Trevor Wilson, “Myanmar’s political destination still unknown”, East Asia Forum, 06/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ khi Myanmar bắt đầu tiến trình chuyển tiếp về mặt chính trị vào năm 2011 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 8 tháng 11 năm 2015. Khoảng 30 triệu cử tri Myanmar – cả trong và ngoài nước – sẽ có tư cách tham gia bỏ phiếu tại một trong những sự kiện bầu cử một giai đoạn có quy mô lớn trên thế giới. Nhưng cuộc tổng tuyển cử này có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình dân chủ hóa của Myanmar thì vẫn chưa rõ.

Cuộc bầu cử năm 2010 được biết đến với gian lận tràn lan, và được xem là không đủ tự do và công bằng. Cuộc bầu cử năm 2015 sẽ được tổ chức theo những quy trình minh bạch và nghiêm ngặt hơn với sự có mặt của các giám sát viên quốc tế, nhưng nó sẽ không nhất thiết được coi là hợp pháp khi quân đội vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động chính trị. Continue reading “Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định”

Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar

MYANMAR CHINA BORDER REBELS CONFLICT LBB20131

Nguồn: Leo Suryadinata, “Can the Kokang Chinese Problem in Myanmar be Resolved?,” ISEAS Perspective No. 37, 2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Vào ngày 09/02/2015, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), do Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng, hay còn gọi là Phone Kyar Shin hay Pheung Kya-shin) dẫn đầu, đột ngột quay về Laukkai, thủ phủ Kokang, bằng cuộc tấn công vào các lực lượng an ninh của chính phủ tại đây. Cuộc tấn công dữ dội đã khiến nhiều người Hoa ở Kokang phải bỏ chạy để lánh nạn sang lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột diễn ra vài ngày và cả hai bên đều chịu thương vong nặng nề. Tuy thế, MNDAA đã không chiếm được Laukkai, bỏ chạy về phía biên giới và được cho là đã vào lãnh thổ Trung Quốc. Các lực lượng an ninh Myanmar đuổi theo và nã đạn vào khu vực mà họ tin là nơi trú ẩn của những người nổi loạn. Không quân Myanmar tham gia chiến đấu và vào ngày 13 tháng 3, một máy bay chiến đấu đã thả bom nhầm xuống phía lãnh thổ Trung Quốc, khiến năm dân thường Trung Quốc thiệt mạng và tám người dân khác bị thương (Xue Li, 2015). Bắc Kinh phản đối và Nay Pyi Daw đã xin lỗi (Tiezzi, 2015). Sau đó, hai bên tiến hành các cuộc gặp cấp cao để tìm kiếm giải pháp. Continue reading “Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar”

Thảm cảnh của người Rohingya

20150606_blp504

Nguồn:The Plight of the Rohingyas”, The Economist, 01/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dân tộc Rohingya thường được gọi là cộng đồng thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới, và điều đó là có lý. Họ là nhóm người “không nhà nước” đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, khoảng 1,5 triệu trong tổng số 10 triệu người (không nhà nước). Họ không có các quyền hợp pháp ở quốc gia nơi có khoảng 1,1 triệu trong số họ sinh sống, cụ thể là Myanmar. Không được bảo vệ, người Rohingya đã chịu đựng sự phân biệt đối xử và bạo hành trong hàng thập kỷ qua ở bang Rakhine miền Tây của Myanmar.

Điều này đã lên tới đỉnh điểm trong cuộc thanh trừng sắc tộc quy mô lớn đối với người Rohingya để đuổi họ ra khỏi Sittwe, thủ phủ của bang này, năm 2012. Sau đó khoảng 140.000 người trong số họ bị buộc phải vào các trại tị nạn bẩn thỉu. Nhiều người đã bắt đầu gọi đây là “tội ác diệt chủng” mới. Kể từ đó, hàng ngàn người đã cố gắng chạy trốn bằng thuyền để bắt đầu cuộc sống mới của họ ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Continue reading “Thảm cảnh của người Rohingya”

Sự tê liệt của ASEAN giúp Trung Quốc rảnh tay trên Biển Đông

5.WSA6701

Tác giả: Bertil Lintner | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Lời kêu gọi “đóng băng” các hành động khiêu khích trên Biển Đông của Mỹ nhận được một phản ứng lạnh nhạt tại diễn đàn khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng Tám vừa qua với sự tham gia của nhiều bên đối thoại tại Naypyidaw, thủ đô của Myanmar. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mong đợi đạt được nhiều hơn từ cuộc họp với ASEAN vốn có cả sự góp mặt của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng các nhà ngoại giao đến từ một loạt các quốc gia chủ chốt khác trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Sự tê liệt của ASEAN giúp Trung Quốc rảnh tay trên Biển Đông”

#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.

Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang[1]

INDONESIA: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ). Continue reading “#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”

#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ

Nguồn: Min Zin & Brian Joseph (2012). “The Opening in Burma: The Democrats’ Opportunity”, Journal of Democracy, Volume 23, Number 4 (October), pp. 104-119.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Trong suốt nửa thế kỷ sau khi quân đội lên nắm quyền năm 1962, viễn cảnh thay đổi chính trị ở Miến Điện vẫn tỏ ra còn xa vời. Đây là một trong những thể chế độc tài cứng nhắc nhất thế giới, và Miến Điện cũng là một trong những nước kém phát triển nhất. Trong hầu hết các chỉ số về phát triển con người được đo lường, đất nước 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và hiện đang nằm ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới. Như thể góp phần làm cho bức tranh thêm ảm đạm, những nhà lãnh đạo quân đội Miến Điện từ lâu đã đi theo chính sách cô lập khiến tình hình kinh tế và chính trị tiếp tục trì trệ, Continue reading “#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ”