14/07/1918: Con trai út của Theodore Roosevelt thiệt mạng

Nguồn: Quentin Roosevelt, Theodore Roosevelt’s youngest son, is killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quentin Roosevelt, một phi công thuộc Không quân Mỹ và là con trai thứ tư của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, đã bị máy bay Fokker của Đức bắn rơi và giết chết trên sông Marne ở Pháp.

Chàng trai trẻ Roosevelt khi ấy đã đính hôn với Flora Payne Whitney, cháu gái của Cornelius Vanderbilt, một trong những người đàn ông giàu nhất nước Mỹ. Cặp đôi gặp nhau tại một vũ hội ở Newport, Rhode Island vào tháng 08/1916, và nhanh chóng rơi vào lưới tình, dù quan hệ thông gia giữa Roosevelts khiêm tốn, thuộc tầng lớp địa chủ cũ, với gia đình Vanderbilt-Whitneys giàu có, hào hoa lúc đầu đã gây tranh cãi cho đôi bên. Continue reading “14/07/1918: Con trai út của Theodore Roosevelt thiệt mạng”

14/07/1798: Đạo luật Chống Nổi loạn trở thành luật liên bang

Nguồn: Sedition Act becomes federal law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1798, một trong những vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ đã trở thành luật liên bang khi Quốc hội thông qua Đạo luật Chống Nổi loạn (Sedition Act), gây nguy hiểm cho nền tự do mong manh ở quốc gia mới thành lập này. Trong lúc Mỹ vẫn còn đang tham gia xung đột hải quân với nước Pháp Cách mạng (được gọi là Quasi-War), Alexander Hamilton và những người thuộc phe Liên bang trong Quốc hội đã lợi dụng nỗi sợ hãi chiến tranh của công chúng để soạn thảo và thông qua Đạo luật Hạn chế Người Nước ngoài và Chống Nổi loạn (Alien and Sedition Acts of 1798), mà không hề tham vấn ý kiến Tổng thống John Adams. Continue reading “14/07/1798: Đạo luật Chống Nổi loạn trở thành luật liên bang”

14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản

Chinese_stamp_in_1950

Nguồn:Rupture between USSR and China grows worse,” History.com (truy cập ngày 13/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, căng thẳng trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên tới đỉnh điểm khi chính phủ hai nước bị cuốn vào một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Về phần mình, Hoa Kỳ lại tỏ ra vui mừng khi chứng kiến sự chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản của thế giới.

Giữa năm 1963, các quan chức của Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gặp nhau tại Moskva để cố gắng hàn gắn những rạn nứt trong hệ tư tưởng của hai quốc gia. Chính phủ Trung Quốc đã công khai chỉ trích cái mà họ gọi là “những xu hướng phản cách mạng” ở Liên Xô. Đặc biệt là Trung Quốc rất không hài lòng với chính sách hợp tác với phương Tây của Moskva. Continue reading “14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản”