26/12/1966: Lễ Kwanzaa đầu tiên

Nguồn: The first Kwanzaa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, ngày đầu tiên của lễ Kwanzaa đầu tiên đã được tổ chức tại Los Angeles dưới sự chỉ đạo của Maulana Karenga, Giám đốc khoa Nghiên cứu người Mỹ gốc Phi tại Đại học Bang California ở Long Beach. Lễ hội kéo dài bảy ngày này, có nguồn gốc từ châu Phi, đã được Tiến sĩ Karenga thiết kế như một dịp để kỷ niệm gia đình, cộng đồng, và văn hóa của người Mỹ gốc Phi. Continue reading “26/12/1966: Lễ Kwanzaa đầu tiên”

26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia

Nguồn: U.S. government takes over control of nation’s railroads, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, tám tháng sau khi Mỹ tham gia Thế chiến I, đứng về phía quân Đồng minh Hiệp ước, Tổng thống Woodrow Wilson đã tuyên bố quốc hữu hóa phần lớn các tuyến đường sắt của đất nước theo Đạo luật Kiểm soát và Sở hữu Liên bang.

Quyết định tham chiến vào tháng 4/1917 của Mỹ trùng hợp với thời điểm tình hình ngành đường sắt của nước này đang đi xuống: thuế và chi phí hoạt động tăng cao, kết hợp với giá cả do pháp luật ấn định, đã đẩy nhiều công ty đường sắt vào tình trạng vỡ nợ ngay từ cuối năm 1915. Continue reading “26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia”

26/12/1985: Nhà linh trưởng học Dian Fossey bị sát hại ở Rwanda

Nguồn: World-renowned primatologist Dian Fossey is found murdered in Rwanda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, người ta đã tìm thấy nhà linh trưởng học kiêm nhà bảo tồn nổi tiếng, Tiến sĩ Dian Fossey, bị sát hại trong cabin của mình tại Karisoke, một địa điểm nghiên cứu ở vùng núi Rwanda. Nhiều người tin rằng cái chết của bà có liên quan đến thái độ kiên quyết chống lại nạn săn trộm.

Là một người yêu động vật từ khi còn rất nhỏ, nhưng Fossey đã bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà tư vấn nghề nghiệp. Sau này, bà nói rằng quãng thời gian làm việc cùng với trẻ nhỏ đã giúp bà nhanh chóng giành được sự tin tưởng của những con khỉ đột núi mà bà nghiên cứu. Năm 1963, bà vay tiền để thực hiện một chuyến đi kéo dài tới châu Phi. Chuyến đi này đã giúp bà có cơ hội tiếp xúc với nhà khảo cổ học Louis và Mary Leakey, cũng như nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Alan và Joan Root, đồng thời còn biết đến công trình của nhà linh trưởng học Jane Goodall. Fossey đã xuất bản một số bài báo về chuyến đi của mình và quay trở lại Mỹ, nhưng vào năm 1966, Leakeys đã giúp bà xin được quỹ tài trợ để nghiên cứu khỉ đột ở Congo. Continue reading “26/12/1985: Nhà linh trưởng học Dian Fossey bị sát hại ở Rwanda”

26/12/1610: Sự tàn bạo của ‘Nữ bá tước Hungary’ bị phơi bày

Nguồn: Hungarian countesses’ torturous escapades are exposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1609 hoặc 1610 (nguồn thông tin không đề cập chính xác), Bá tước Gyorgy Thurzo đã đến điều tra Lâu đài Csejthe ở Hungary theo lệnh của Vua Matthias và phát hiện ra Nữ bá tước Elizabeth Bathory đang cho tra tấn nhiều cô gái trẻ. Bathory vốn đã khét tiếng trong khu vực vì rất hay tra tấn và giết hại những người hầu và nông dân, nhưng tước hiệu và gốc gác cao quý đã giúp bà trở thành ‘người không thể đụng tới.’ Những hành động tàn bạo khát máu của Bathory đã khiến nhiều người coi bà là một trong những ma cà rồng đầu tiên trong lịch sử.

Bathory sinh năm 1560 ở Transylvania, trong một gia đình danh giá với nhiều vị vua, hồng y, hiệp sĩ và thẩm phán. Gia phả của dòng họ này tuy có những tên tuổi lớn, nhưng cũng có cả những kẻ quái dị. Continue reading “26/12/1610: Sự tàn bạo của ‘Nữ bá tước Hungary’ bị phơi bày”

26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne

Nguồn: Patton relieves Bastogne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tướng George S. Patton đã sử dụng một chiến lược táo bạo để giải cứu các lính Đồng minh đang bị bao vây ở Bastogne, Bỉ, trong Trận Bulge khốc liệt.

Chiếm Bastogne là mục tiêu quan trọng nhất của Đức trong Trận Bulge, một cuộc tấn công xuyên qua rừng Ardennes. Chiếm được Bastogne sẽ kiểm soát được ngã ba đường tại một khu vực vốn gồ ghề và ít đường đi; nó sẽ mở ra một cửa ngõ giá trị giúp quân Đức xâm nhập xa hơn về phía bắc. Continue reading “26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne”

26/12/1971: Mỹ không kích miền Bắc Việt Nam

A-1 Skyraider

Nguồn:U.S. jets strike North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 25/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1971, trong sự kiện leo thang đột ngột nhất của Chiến tranh Việt Nam kể từ khi Chiến dịch Sấm rền (tức Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần I) của Hoa Kỳ chấm dứt tháng 11 năm 1968, máy bay ném bom Mỹ bắt đầu không kích các sân bay, các dàn tên lửa, căn cứ phòng không, và các cơ sở cung ứng của Bắc Việt.

Các cuộc không kích này, có tên là Chiến dịch “Proud Deep Alpha,” kéo dài trong năm ngày, đến ngày 30 tháng 12.[1] Chúng được khởi động để đáp lại tin tình báo dự đoán rằng Bắc Việt đang chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị cho một cuộc tấn công mới. Trong một cuộc họp báo ngày 27 tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Melvin Laird cho biết việc tăng cường ném bom là để trả đũa việc phía cộng sản không tôn trọng các thỏa thuận được ký trước khi Mỹ dừng chiến dịch ném bom năm 1968. Continue reading “26/12/1971: Mỹ không kích miền Bắc Việt Nam”