Bắc Kinh Nhật báo: Chiến trường Ukraine đang xảy ra biến đổi quan trọng!

Nguồn: “俄乌战场,形势正发生重大变化!”, 北京日报, 11/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phía Ukraine nói, trong mấy ngày qua, quân đội Ukraine phát động tấn công mãnh liệt tại gần Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, quân đội Nga tan tác tháo lui toàn diện, quân đội Ukraine thu hồi nhiều thị trấn, không ít trang thiết bị của quân đội Nga rơi vào tay quân đội Ukraine.

Các video đã công bố cho thấy hình ảnh một đơn vị quân đội Ukraine đang tiến đánh thành phố quan trọng Izyum, một số tù binh Nga bị trói tay. Izyum là căn cứ chủ yếu của quân đội Nga tại vùng Kharkiv, cách đây 5 tháng bị quân đội Nga chiếm. Continue reading “Bắc Kinh Nhật báo: Chiến trường Ukraine đang xảy ra biến đổi quan trọng!”

Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trong Thế chiến II, số binh sĩ Lục quân Nhật chết và mất tích là 1.439.101 người, số binh sĩ Hải quân chết và mất tích là 419.710 người, tổng số là 1.858.811 người. Đây là con số thống kê tính đến năm 1952, khi ấy còn mấy trăm nghìn tù binh Nhật đang lao động tại các công trình xây dựng ở Liên Xô, chưa rõ tình hình sống chết ra sao.

Năm 1966 Nhật và Liên Xô khôi phục quan hệ ngoại giao, sau đó toán tù binh cuối cùng bị giam ở Tây Siberia được trao trả về Nhật. Trong dịp đó, một số tội phạm chiến tranh Nhật được tòa án Trung Quốc xét xử tha bổng cũng được về nước. Như vậy toàn bộ quân đội Nhật đóng ở nước ngoài đều đã về nước. Continue reading “Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II”

Báo Trung Quốc viết về “ngày đen tối nhất trong lịch sử Không quân Nga”

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 12/8, trang mạng “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đăng bình luận của tác giả có biệt danh “Khu mật viện số 10” dưới tiêu đề “Không quân Nga gặp ‘Ngày đen tối nhất trong lịch sử?’” Bài báo viết:

Vụ nổ bí ẩn ngày 9/8 tại sân bay Saki ở Crimea liên tục gây ra nhiều phỏng đoán: Ai là thủ phạm vụ nổ? Phía Nga thiệt hại như thế nào? Quan điểm phổ biến của phía Ukraine và phương Tây cho rằng đây là “sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử Không quân Nga”.

Căn cứ Không quân Saki ở bờ biển phía Tây Crimea chiều ngày 9/8 liên tục xảy ra các vụ nổ lớn. Continue reading “Báo Trung Quốc viết về “ngày đen tối nhất trong lịch sử Không quân Nga””

Trung Quốc bình luận việc Nga và Belarus phát tín hiệu đe dọa hạt nhân

Tác giả:  Trương Nhất Phàm, Trần Sơn (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vào lúc hội nghị thượng đỉnh 7 nước phương Tây (G7) đang họp tại Bavaria (Đức), mấy hôm nay Nga và Belarus không ngừng hoạt động. Hiếm khi máy bay ném bom chiến lược của Nga từ vùng trời Belarus phóng tên lửa tấn công các mục tiêu tại Ukraine. Tổng thống Nga Putin còn hửa sẽ cung cấp cho Belarus tên lửa chiến thuật có năng lực hạt nhân. Phương Tây bất giác kinh hãi nghi ngờ phỏng đoán: “Nga và Belarus sẽ liên kết phát động tấn công Ukraine chăng?”

Hai nước này đã tung ra tín hiệu đe dọa hạt nhân. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Nga và Belarus phát tín hiệu đe dọa hạt nhân”

Trung Quốc bình luận việc Nga chiếm thành phố Severodonetsk

Tác giả: Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng, Tạ Nhung Bân | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau gần một tháng gian khổ chiến đấu, cuối cùng đô thị quan trọng Severodonetsk [Bắc Donetsk] của Ukraine đã bị quân đội Nga chiếm được. Ngày 24/6/2022, Chính phủ Ukraine ra lệnh cho quân đội Ukraine cố thủ trong nhà máy hóa chất Azot tại Severodonetsk rút lui. Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố họ đã kiểm soát toàn bộ thành phố Severodonetsk. Sau khi chiếm Mariupol, đây là một thắng lợi nữa quân đội Nga giành được trong tấn công thành phố tại vùng Donbas. Giải quyết xong Severodonetsk, quân đội Nga đã tiến gần đến kiểm soát toàn bộ vùng Lugansk. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Nga chiếm thành phố Severodonetsk”

Trung Quốc bình luận về vai trò của lãnh thổ Kaliningrad

Tác giả: Trương Hiểu Đông, Thanh Mộc, Liễu Ngọc Bằng |Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vào lúc cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang leo thang, chiến tranh Nga-Ukraine đã kéo dài 4 tháng, hôm vừa rồi Chính phủ Litva cấm hàng hóa Nga được chuyên chở quá cảnh đến Kaliningrad – hành động này chắc chắn là đổ dầu vào lửa.

Là “vùng đất nội phận”[1] của Nga, Kaliningrad vốn dĩ đã được dán một loạt nhãn mác sặc mùi thuốc súng và sức sát thương – nó là “con dao găm của Nga chẹn vào cổ họng châu Âu” hoặc “con dao găm thọc vào trái tim châu Âu, là “tàu sân bay không thể đánh chìm” của Nga, và “chiếc lá chắn chống lại NATO”, cũng là “Gót chân Achilles của NATO”. Là “thùng thuốc súng đặt dưới háng của NATO”. Continue reading “Trung Quốc bình luận về vai trò của lãnh thổ Kaliningrad”

Trung Quốc bình luận chiến sự mặt trận Bắc Donetsk tại Ukraine

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 15/6 đăng bài viết của các tác giả Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng, Tạ Nhung Bân và Lưu Dương dưới tiêu đề “Ukraine muốn dùng ‘Nhà máy luyện thép Azovstal thứ hai’ để giữ chân quân Nga chăng?” Dưới đây là bản dịch bài báo đó.

Cuộc tấn công của quân đội Nga tại Bắc Donetsk đình trệ không tiến triển được?

Hai tuần lễ rưỡi đã trôi qua kể từ ngày 27/5 khi quân đội Nga bắt đầu trận tấn công mặt đất vào thành phố Bắc Donetsk. Quân Nga đã thành công chiếm được phần lớn thành phố này, quân đội Ukraine bảo vệ Bắc Donetsk chỉ có thể lấy nhà máy hóa chất Azot làm căn cứ địa để chống cự, dường như muốn tái diễn cảnh tác chiến ở nhà máy luyện thép Azovstal tại thành phố Mariupol. Continue reading “Trung Quốc bình luận chiến sự mặt trận Bắc Donetsk tại Ukraine”

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Continue reading “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/5 xuất bản bài bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập muốn gia nhập NATO. Nội dung tóm lược như sau:

Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO sẽ làm cho vùng Bắc cực trở thành “vũ đài quốc tế” của các hành động quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết, quân đội Nga sẽ thành lập 12 đơn vị mới tại quân khu miền Tây nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình do việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Điều đó làm cho dư luận quốc tế hiếu kỳ đặt câu hỏi: Rốt cuộc hai quốc gia Bắc Âu bình thường chẳng có gì nổi trội này tiềm ẩn một sức mạnh quân sự như thế nào để đến mức Nga phải căng thẳng như vậy? Continue reading “Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển”

Trung Quốc bình luận về xu hướng chiến sự sau khi Nga chiếm được Mariupol

Tác giả: Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov thông báo: Từ ngày 16/5 tới nay đã có 1.730 người thuộc quân đội Ukraine và thuộc “Tiểu đoàn Azov” trong lực lượng quân sự Ukraine bị bao vây trong Nhà máy gang thép Azovstal ở Mariupol ra hàng. Dư luận bên ngoài phổ biến cho rằng trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đã cơ bản chấm dứt. Trong hơn 80 ngày qua, chiến trận tại Mariupol đã trực tiếp ảnh hưởng tới xu thế phát triển cuộc xung đột nói trên. Trong tương lai, quân đội Nga sau khi dứt ra khỏi trận chiến đó sẽ tấn công về hướng nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận về xu hướng chiến sự sau khi Nga chiếm được Mariupol”

Trung Quốc bình luận về Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ 2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

“Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN—Mỹ 2022” đã họp tại thủ đô Washington (Mỹ) trong hai ngày 12 và 13/5. Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng lãnh đạo cấp cao 10 nước ASEAN, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Pham Minh Chính, đã dự họp. Hội nghị đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung. Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc ngày 15/5 đăng bài viết dưới tiêu đề “Xã luận: ASEAN không phải là cây cầu bập bênh của Mỹ trong ‘Cuộc chơi với Trung Quốc’” Dưới đây là bản dịch xã luận này. Continue reading “Trung Quốc bình luận về Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ 2022”

Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh Nga – Ukraine sẽ kéo dài

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xung đột Nga-Ukraine đã bước sang ngày thứ 77, ngày càng có nhiều người cảm thấy khó hiểu về xu thế của cuộc xung đột này. Bà Haynes, Giám Đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ, cho rằng Tổng thống Nga Putin đang chuẩn bị tiến hành một “cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài” tại Ukraine, mục tiêu không chỉ là vùng Donbas mà gồm cả một số vùng ở miền Nam Ukraine. Phía Nga ngày 11/5 không bình luận chính diện về quan điểm nói trên của cơ quan tình báo Mỹ. Tuy vậy, rõ ràng Mỹ và phương Tây đang chuẩn bị cho việc xung đột Nga- Ukraine sẽ kéo dài. Sau khi Tổng thống Biden cảnh báo nguồn vốn viện trợ Ukraine “sẽ cạn kiệt trong vòng 10 ngày”, Hạ viện Mỹ tối hôm 10/5 đã “khảng khái mở hầu bao” duyệt khoản viện trợ 40 tỷ USD cho Ukraine, cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện [để duyệt khoản viện trợ này] sẽ được tổ chức trong vài ngày tới. Ngày 10/5, Ngoại trưởng Đức Baerbock đến thăm Kyiv, trở thành quan chức Đức cấp cao nhất thăm Ukraine sau ngày nổ ra xung đột, và tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Phía Ukraine tỏ ý cảm ơn hành động đó và nói “Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử”. Continue reading “Tình báo Mỹ dự đoán chiến tranh Nga – Ukraine sẽ kéo dài”

Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 6/5/2022 có đăng toàn văn bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản của Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy (Zhang Han-hui) với Thông tấn xã TASS (Nga). Nội dung như sau:

Hỏi:  Sau khi bắt đầu Hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine, phải chăng phương hướng ưu tiên hợp tác quân sự Nga-Trung Quốc đã có thay đổi? Phải chăng sẽ có sự gia tăng? Có phải là hai bên đang tiến hành đàm phán mua một loại vũ khí nào đó của Nga? Công tác cùng nhau xây dựng hệ thống cảnh báo tên lửa Trung Quốc đã có tiến triển ra sao? Continue reading “Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine”

Vụ chìm tàu Moskva: Phép thử đối với thông tin sai sự thật của Nga

Nguồn: Neil MacFarquhar & Alina Lobzina, “With sunken warship, Russian disinformation faces a test”, New York Times, 21/4/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một tuần sau vụ soái hạm Moskva của hạm đội Nga bị chìm ở Biển Đen, ngày càng có nhiều gia đình các binh sĩ mất tích đặt câu hỏi về số phận con em của họ, trong khi Bộ Quốc phòng và các quan chức cấp cao trong chính phủ Nga vẫn im lặng.

Thông qua mạng xã hội hoặc các cơ quan truyền thông, ít nhất đã có 10 gia đình công khai bày tỏ sự bất bình của họ. Nhiều người, kể cả các quan chức, đã đưa ra những câu trả lời khác nhau, nói rằng con em các gia đình kể trên vẫn còn sống, hoặc đã mất tích hay đã chết. Tuy nhiên, Nhà nước không thay đổi nội dung bản thông báo ban đầu, trong đó nói toàn bộ hơn 500 thành viên thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Moskva đã được cứu thoát. Continue reading “Vụ chìm tàu Moskva: Phép thử đối với thông tin sai sự thật của Nga”

Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên thế giới này có lẽ không ở đâu chữ viết được coi trọng như ở Trung Quốc. Thời xưa người Hán[1] tin rằng chữ viết của họ –– chữ Hán, là do một dị nhân bốn mắt làm ra, họ gọi là “Chữ Thánh hiền” và tôn sùng nó như một vật linh thiêng. Mọi người coi viết chữ là việc trang trọng. Cha mẹ dạy con không bao giờ được để tờ giấy có chữ rơi xuống đất, v.v… Chữ Hán được coi là nền tảng, là đại diện chủ yếu và là vật chuyên chở nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Tính chất và hình dạng của chữ Hán rất độc đáo, nổi bật: Trong khi các loại chữ viết còn lại đều là chữ biểu âm (ghi âm, phonograph, gắn liền với tiếng nói), thì chữ Hán thuộc loại chữ biểu ý (ghi ý, ideograph, tách rời tiếng nói), mỗi chữ viết trong một ô vuông, làm nên một “thế giới ngôn ngữ” riêng biệt, phức tạp, thần bí, thể hiện tư duy độc đáo của người Hán cổ đại. Continue reading “Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?”

Học giả Trung Quốc đề nghị nước này tách rời Putin để tránh bị cô lập

Tác giả: Tiểu Sơn (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay Bắc Kinh vẫn chưa nghiêm chỉnh biểu thị thái độ đối với vấn đề Nga xâm lược Ukraine. Ông Hồ Vỹ (Hu Wei), học giả Trung Quốc, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách công thuộc Phòng Tham sự Quốc vụ Viện Trung Quốc đã viết bài đăng trên mạng “Ấn tượng Trung-Mỹ” của Trung tâm Carter, một tổ chức phi lợi nhuận do cựu Tổng thống Mỹ Carter sáng lập. Bài báo nhắc nhở chính quyền Trung Quốc không được trói mình vào cùng Putin, mà phải nhanh chóng cắt rời, nếu không sẽ bị Mỹ và phương Tây bủa vây, vì thế mà càng bị cô lập. Hồ Vỹ nhấn mạnh ông lấy danh nghĩa cá nhân học giả để khách quan phân tích hậu quả có thể có của cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine, và đề ra đối sách nhằm cung cấp cho tầng lớp quyết sách tối cao Trung Quốc tham khảo và nghiên cứu dự báo tình hình. Continue reading “Học giả Trung Quốc đề nghị nước này tách rời Putin để tránh bị cô lập”

Tín hiệu phát đi từ việc Nga dùng tên lửa siêu thanh ở Ukraine

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Vì sao quân đội Nga trình diễn “vũ khí sát thương lớn” vào thời điểm này?

Ngày 20/3/2022 Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phóng tên lửa siêu thanh “Dao găm” và tên lửa hành trình “Kalibr” phá huỷ một căn cứ nhiên liệu quân sự lớn tại thành phố Nikolaev của Ukraine. Đây là lần thứ hai Nga sử dụng tên lửa “Dao găm” tại Ukraine. Các chuyên gia quân sự Nga nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, vũ khí siêu thanh được đưa vào thực tế chiến đấu.

Trước đó, ngày 18 Nga đã dùng loại tên lửa này phá huỷ một kho ngầm lớn chứa thuốc nổ tên lửa và bom máy bay của Ukraine. Phía Ukraine không phủ nhận bị tên lửa “Dao găm” đánh phá nhưng lên tiếng phê bình, cho rằng việc đó thể hiện quân đội Nga đã không thể dùng bộ binh để đạt mục tiêu chiến lược mà phải chuyển sang tăng cường dùng cách đánh bom các khu dân cư và dùng vũ khí chính xác cao nhằm làm tan rã ý chí kháng chiến của Ukraine. Continue reading “Tín hiệu phát đi từ việc Nga dùng tên lửa siêu thanh ở Ukraine”

Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Niên, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nổi tiếng, do Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) thực hiện, đăng trên trang mạng Huanqiu.com ngày 18/3/2022.

Xung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng gì tới châu Âu và thế giới?

Hỏi: Ông cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ có thể chấm dứt với hình thức nào? Là hai bên thoả hiệp hay là có thể mở cái “Hộp Pandora” dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn, liên quan tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ?

Đáp: Mặc dầu cho tới nay NATO luôn không muốn trực tiếp đối mặt với quân đội Nga nhưng chúng ta vẫn rất khó nói cuộc xung đột này chỉ là sự đọ sức giữa hai bên Nga và Ukraine. Cũng chính vì các nhân tố phức tạp phía sau ấy mà cho dù các bên đều kêu gọi ngừng bắn nhưng Nga, Ukraine đều chưa có dấu hiệu ngừng chiến. Continue reading “Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn”

Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 10/3/2022.

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nga còn chưa trả đũa. Đòn đáp trả của Moskva còn chưa được tung ra”. Ngày 9/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga đang chuẩn bị các biện pháp phản đòn sự trừng phạt của phương Tây. Các quan chức Nga nói rõ: sự trả đũa của Nga sẽ “nhanh chóng, toàn diện và sẽ được cảm nhận rõ ràng”. Đồng thời, để đối phó với áp lực trừng phạt và việc các công ty phương Tây rút khỏi Nga, một nửa chủ thể Liên bang Nga đang được động viên. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nâng cấp đến nay, Mỹ và phương Tây tới tấp trừng phạt Nga, động tác lớn mới nhất là Mỹ và Anh ra lệnh cấm nhập năng lượng từ Nga. Nhưng lần này Đức, Pháp và EU không theo Mỹ, Anh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 9/3 nói, Trung Quốc kiên quyết phản đối sự trừng phạt đơn phương không có căn cứ luật quốc tế, chưa gì đã vung cây gậy trừng phạt, chẳng mang lại hòa bình và an ninh mà chỉ tạo ra khó khăn nghiêm trọng cho kinh tế và dân sinh của các nước liên quan, đem lại tình trạng hai bên hoặc nhiều bên cùng thua, làm cho chia rẽ và đối kháng càng tăng lên. Continue reading “Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

7.  ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Không quên tâm nguyện ban đầu thì mới có thể thành công. Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết chí theo đuổi sự nghiệp vĩ đại muôn đời của dân tộc Trung Hoa, trăm năm là lúc phong nhã hào hoa rất mực. Một trăm năm qua, Đảng đã nộp cho nhân dân, cho lịch sử một lời giải bài thi rất xuất sắc. Giờ đây Đảng đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc lại bước lên con đường mới đi dự cuộc thi thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai. Thời đại là người ra đề thi, chúng ta là người trả bài thi, nhân dân là ban giám khảo. Chúng ta nhất định phải thi thật giỏi, thể hiện khí thế mới, hành động mới trong thời đại mới, hành trình mới. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)”