Tuyên bố của Tổng thống Putin về “hành động quân sự đặc biệt” với Ukraine

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch Bản tin phát lúc 15h13 (giờ Bắc Kinh) ngày 24/2/2022 của Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc):

Tình hình Donbass căng thẳng leo thang. Sáng sớm ngày 24/2 Tổng thống Putin phát biểu trước toàn quốc Nga, quyết định triển khai “Hành động quân sự đặc biệt’ tại vùng Donbass.

“Tình hình yêu cầu chúng ta lập tức áp dụng hành động quyết đoán. Hai ‘nước Cộng hoà’ Donbas đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga. Vì thế, căn cứ điều 51 chương 7 ‘Hiến chương Liên Hợp Quốc’, sau khi được Hội đồng Liên bang Nga phê chuẩn, và để thực hiện hiệp ước hữu hảo tương trợ với ‘Cộng hoà nhân dân Donetsk’ và ‘Cộng hoà nhân dân Luhansk’ đã được Hội đồng Liên bang phê chuẩn, tôi quyết định áp dụng hành động quân sự đặc biệt.” Continue reading “Tuyên bố của Tổng thống Putin về “hành động quân sự đặc biệt” với Ukraine”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

5. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRĂM NĂM PHẤN ĐẤU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Một trăm năm nay, Đảng không ngừng thực thi sứ mạng tâm nguyện ban đầu, đoàn kết dẫn dắt các dân tộc trong cả nước vẽ nên cuộn tranh đẹp trong lịch sử phát triển loài người, sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa hiện lên viễn cảnh tươi sáng chưa từng có.

(1) Một trăm năm phấn đấu của Đảng đã thay đổi tận gốc tiền đồ vận mệnh của nhân dân Trung Quốc. Từ sau thời kỳ cận đại, nhân dân Trung Quốc chịu sự đè nén áp bức của ba trái núi lớn [đế quốc nước ngoài, phong kiến, tư bản quan liêu], bị các cường quốc phương Tây xỉ nhục gọi là “Bệnh nhân châu Á”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(12) Trên mặt kiên trì “Một nước hai chế độ” và thúc đẩy thống nhất Tổ quốc

Sau khi Hồng Kông và Macao trở về Tổ quốc, tái nhập hệ thống quản trị quốc gia, đi lên con đường rộng lớn bù đắp lẫn nhau với nội địa Tổ quốc về ưu thế phát triển chung, cùng phát triển, việc thực hiện “Một nước hai chế độ” đã giành được thành công được cả thế giới công nhận. Đồng thời, trong một thời gian, dưới tác động của nhiều nhân tố phức tạp bên trong và bên ngoài, các hoạt động “chống Trung Quốc hỗn loạn ở Hồng Kông” diễn ra rầm rộ, và tình hình Hồng Kông đã có lúc xuất hiện cục diện nghiêm trọng. Trung ương Đảng nhấn mạnh cần quán triệt phương châm “Một nước hai chế độ” toàn diện chính xác và kiên định không đổi, kiên trì và hoàn thiện hệ thống chế độ “Một nước hai chế độ”, kiên trì dựa luật pháp mà quản trị Hồng Kông và Macao, duy trì trật tự hiến chế của Đặc khu hành chính do Hiến pháp và Luật cơ bản xác định, thực hiện quyền quản trị toàn diện của chính quyền trung ương đối với Đặc khu hành chính, kiên định thực hiện “Người yêu nước quản trị Hồng Kông” và “Người yêu nước quản trị Ma Cao”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)”

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm). Continue reading “Ai sáng chế ra chữ Hán?”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(9) Trên mặt xây dựng văn minh sinh thái

Sau cải cách mở cửa, Đảng ngày càng coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, việc xây dựng văn minh sinh thái vẫn còn là một điểm yếu rõ ràng, các vấn đề như thắt chặt ràng buộc về môi trường tài nguyên, suy thoái hệ sinh thái ngày càng trở nên nổi bật, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường và hủy hoại sinh thái đang có xu thế phát triển ở mức cao đã trở thành nỗi đau đối với đất nước và đời sống người dân. Nếu không nắm vững công tác xoay chuyển xu thế tình trạng môi trường sinh thái ngày càng xấu đi thì sẽ phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)”

Ngày Tết nói chuyện câu đối

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Câu đối là một nét độc đáo của văn hoá Trung Hoa nói riêng và của văn hóa các nước thuộc vành đai chữ Hán nói chung. Văn hóa câu đối là một điển hình thể hiện sức sống của chữ Hán – yếu tố chứa đầy đủ nhất các đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Văn hóa câu đối được người Trung Quốc ưa chuộng là do nó phát huy được đặc điểm độc đáo của chữ Hán, thứ chữ viết được dân tộc Hán coi là di sản thiêng liêng tổ tiên họ để lại.

Mọi người đều biết, chữ viết là công cụ ghi lại ngôn ngữ (chính xác là tiếng nói) của dân tộc. Tiếng nói có hai yếu tố là “Âm” và “Nghĩa”. Loại chữ viết nào ghi lại âm thanh của ngôn ngữ, dùng yếu tố “Âm” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, được gọi là chữ biểu âm (phonograph). Loại chữ viết nào ghi lại ý nghĩa của tiếng nói, dùng yếu tố “Nghĩa” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, gọi là chữ biểu ý (ideograph). Hầu hết chữ viết của các dân tộc trên thế giới đều là chữ biểu âm, duy nhất có chữ Hán là chữ biểu ý. Continue reading “Ngày Tết nói chuyện câu đối”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(7) Trên mặt xây dựng văn hóa 

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì hai tay nắm vững cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, ngưng tụ sức mạnh dân tộc. Đồng thời, các xu hướng tư tưởng sai lầm như tôn thờ tiền bạc, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa hư vô lịch sử đã thường xuyên xuất hiện, dư luận trên mạng có nhiều hiện tượng rối loạn, một số cán bộ lãnh đạo có lập trường chính trị mơ hồ, thiếu tinh thần đấu tranh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tư tưởng của mọi người và tới dư luận xã hội. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(4) Trên mặt cải cách mở cửa sâu rộng toàn diện  

Sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba Trung ương Đảng khóa 11, công cuộc cải cách mở cửa của nước ta đã trải qua một chặng đường vẻ vang, giành được những thành tựu cả thế giới dõi theo. Cùng với sự phát triển của thực tiễn, một số vấn đề về cơ chế thể chế ở tầng sâu và những rào cản đối với việc củng cố lợi ích ngày càng trở nên rõ ràng, công cuộc cải cách đã bước vào thời kỳ công kiên và đi vào chiều sâu. Trung ương Đảng nhận thức sâu sắc rằng thực tiễn phát triển mãi mãi không có giới hạn, giải phóng tư tưởng mãi mãi không có giới hạn, cải cách mở cửa cũng mãi mãi không có giới hạn, cải cách chỉ có thì tiếp diễn chứ không có thì hoàn thành [“thì” tức “tense” trong động từ tiếng Anh] , không có lối thoát cho trì trệ và thoái lui, phải thúc đẩy đi sâu cải cách một cách toàn diện với dũng khí và trí tuệ chính trị lớn hơn nữa, dám gặm khúc xương cứng, dám dấn thân vào vùng thác ghềnh hiểm trở, nêu bật xây dựng chế độ, chú trọng tính liên quan và tính phù hợp của cải cách, sử dụng vũ khí thực sự để đẩy mạnh cải cách, và loại bỏ một cách hiệu quả mọi tệ nạn của thể chế cơ chế các mặt. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(2) Trên mặt quản lý Đảng một cách toàn diện nghiêm minh

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì yêu cầu Đảng phải quản lý Đảng, phải điều hành Đảng nghiêm ngặt, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng để đạt được những kết quả rõ rệt. Đồng thời, do một thời gian xuất hiện vấn đề quản lý Đảng lỏng lẻo, kém nghiêm minh, một số đảng viên, cán bộ xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin chính trị, tác phong chọn người dùng người ở một số địa phương, ban ngành tỏ ra không đúng đắn, tệ nạn hình thức chủ nghĩa, quan liêu, hưởng lạc, xa hoa lãng phí tràn lan khắp nơi, phổ biến tồn tại tư tưởng đặc quyền và hiện tượng đặc quyền. Đặc biệt là có hiện tượng chỉ chọn người thân, bài xích người không cùng phe cánh, có hiện tượng kéo bè kết cánh, có hiện tượng vu cáo nặc danh, tung tin đồn nhảm, có hiện tượng mua chuộc lòng người và lôi kéo phiếu bầu, có hiện tượng hứa hẹn cho chức tước, ban phát bổng lộc, có hiện tượng cố chấp không nghe lời người khác, ngoài mặt ủng hộ, trong lòng chống đối, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2Phần 3; Phần 4

4. MỞ RA THỜI ĐẠI MỚI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc tiến sang một thời đại mới. Nhiệm vụ chính mà Đảng phải đối mặt là thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm đầu tiên, bắt đầu thực hiện một hành trình mới để thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai, tiếp tục tiến tới mục tiêu hùng vĩ là thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân đã nắm vững tổng thể tình hình toàn bộ chiến lược phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và những thay đổi to lớn chưa từng có trên thế giới trong một thế kỷ qua,  nhấn mạnh thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là kế thừa quá khứ, gợi mở tương lai, nối nghiệp tiền nhân, mở đường tương lai, tiếp tục giành lấy thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong điều kiện lịch sử mới, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2; Phần 3

III. TIẾN HÀNH CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, Đảng đứng trước nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục tìm ra con đường đúng đắn để Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, làm cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo, trở nên giàu có càng sớm càng tốt, và cung cấp các bảo đảm thể chế đầy sức sống mới và các điều kiện vật chất phát triển nhanh chóng để thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi kết thúc “Đại Cách mạng Văn hóa”, vào lúc Đảng và Nhà nước đứng trước thời điểm lịch sử quan trọng về phuong hướng, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng chỉ có thực hành cải cách mở cửa mới là lối thoát duy nhất, nếu không thì công cuộc hiện đại hóa và sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ bị chôn vùi. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

II. HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÚC TIẾN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa dân chủ mới lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xúc tiến xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt tiền đề chính trị căn bản và nền móng chế độ cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng hàng loạt thử thách gay gắt về chính trị, kinh tế, quân sự, quét sạch các lực lượng vũ trang còn lại của bọn phản động Quốc Dân Đảng và bọn thổ phỉ, hòa bình giải phóng Tây Tạng, thực hiện hoàn toàn thống nhất đại lục Tổ quốc; bình ổn giá cả, thống nhất công tác tài chính kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách dân chủ trên các mặt trong xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng về quyền lợi, trấn áp bọn phản cách mạng, triển khai các phong trào “Tam phản” và  “Ngũ phản”, gột rửa sạch mọi vết tích bẩn thỉu do xã hội cũ để lại, làm cho bộ mặt xã hội sáng sủa, mới mẻ. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1

I. CÁCH MẠNG DÂN CHỦ MỚI GIÀNH THẮNG LỢI VĨ ĐẠI

Trong thời kỳ cách mạng dân chủ mới, những nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng phải đối mặt là chống đế quốc, phong kiến ​​và chủ nghĩa tư bản quan liêu, đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân, tạo điều kiện xã hội cơ bản cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lâu đời và vĩ đại trên thế giới, đã sáng tạo ra một nền văn minh sán lạn kéo dài hơn 5000 năm và có những đóng góp không thể phai mờ cho sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Sau cuộc Chiến tranh Thuốc phiện năm 1840, do sự xâm lược của các cường quốc phương Tây và sự thối nát của chế độ thống trị phong kiến, Trung Quốc dần dần trở thành một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, đất nước bị sỉ nhục, nhân dân khốn khổ, nền văn minh bị mai một, dân tộc Trung Hoa phải gánh chịu những tai họa chưa từng có. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về các thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử phấn đấu trăm năm của Đảng” do Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XIX thông qua ngày 11/11/2021 là một văn kiện quan trọng trong đời sống chính trị của TQ, đang được dư luận Việt Nam và thế giới quan tâm. Đây là Nghi quyết thứ ba của ĐCSTQ về các vấn đề lịch sử trong 100 năm qua kể từ ngày thành lập Đảng (1/7/1921). Trước đó, vào năm 1945, Hội nghị toàn thể lần thứ bảy Trung ương ĐCSTQ khóa VI đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử”, năm 1981 Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XI lại thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng từ khi thành lập nước”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)”

Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam

Tác giả: Mã Đạt* | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trích yếu [của Mã Đạt]: Trước giữa thế kỷ 10, vùng Bắc và Trung bộ Việt Nam hiện nay từng thuộc về Trung Quốc. Năm 968, sau khi xây dựng quốc gia tự chủ, Việt Nam lại giữ mối “quan hệ phiên quốc — chính quốc” lâu dài với Trung Quốc. Chữ Hán là chữ viết thông dụng của vùng này. Năm 1945, chữ Việt Nam Latin hoá trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, văn hoá Trung Quốc với vật mang là chữ Hán đã được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và có ảnh hưởng quan trọng tới nước này.

Bốn giai đoạn truyền bá chữ Hán tại Việt Nam

Nhà văn tự học nổi tiếng Châu Hữu Quang từng có lời bàn rất sâu sắc về sự truyền bá và phát triển chữ viết. Ông nói: “Ở phương Tây lưu truyền một quan điểm nói ‘chữ viết đi theo tôn giáo ’, thực tế là ‘chữ viết đi theo văn hoá‘ . Chữ viết nào thay mặt nền văn hoá cao hơn thì mãi mãi truyền bá tới các dân tộc có văn hoá thấp. Nói chung, sự truyền bá và phát triển chữ viết trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn học tập, giai đoạn mượn dùng, giai đoạn phỏng tạo và giai đoạn sáng tạo. Tính giai đoạn của sự truyền bá thể hiện rõ nhất trong lịch sử chữ Hán.”[1] Continue reading “Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam”

Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuối cùng thì cơn khát giải Nobel của cả tỷ người Trung Quốc đã được giải toả khi giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho một đồng bào của họ — nhà văn Mạc Ngôn. Trước đó, hàng năm, mỗi lần đến “Mùa Nobel”, họ đều ngạc nhiên và thất vọng vì chờ đợi mãi mà vẫn chưa thấy công dân Trung Quốc nào được trao giải. Không năm nào dư luận nước này không bình luận, tranh cãi om xòm về chuyện này.

Có thể thông cảm: Trung Quốc có nền văn minh vẻ vang 5000 năm, số dân chiếm một phần 5 nhân loại, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới… cái gì cũng nhất nhì toàn cầu, chỉ riêng bảng vàng giải Nobel thì trước năm 2012 vẫn vắng bóng trên cả hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn học. Họ không thể không bực bội, suy nghĩ, tranh cãi vì sao lại có nghịch lý quái ác như vậy. Continue reading “Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009”

Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?

tau cao toc

Tác giả: Canh Hân (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Năm 2006, dư luận Trung Quốc rung chuyển dưới tác động của bộ phim tài liệu có tên “Nước lớn trỗi dậy” chiếu trên đài Truyền hình trung ương. Đó là do bộ phim đã đáp ứng nguyện vọng khao khát của 1,3 tỷ dân nước này –– từ lâu họ đã vô cùng quan tâm vấn đề “Phục hưng Trung Hoa” và “Trung Quốc trỗi dậy”. Đạo diễn Nhiệm Học An cho biết ông có ý định làm phim này vào cuối năm 2003, khi nghe tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc 9 lần học tập thể về lịch sử phát triển 500 năm qua của 9 nước từng “trỗi dậy” như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Mỹ. Phim làm trong 3 năm, gồm 12 tập, mỗi tập 50 phút, năm 2006 bắt đầu chiếu làm hai đợt. Continue reading “Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?”

Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc không suy thoái?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 6/8/2021, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ra xã luận viết rằng: Muốn hiểu rõ những biến đổi sâu sắc của Trung Quốc ngày nay thì phải tìm hiểu Đảng Cộng sản Trung Quốc. Văn kiện “Sứ mệnh lịch sử và giá trị hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc ” do Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố ngày 26/8/2021* có ý nghĩa quan trọng giúp thế giới hiểu Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách khách quan và đúng đắn.

Sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc là thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Tôn chỉ căn bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc là toàn tâm toàn ý mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Hai tiến triển căn bản ấy hình thành sự hoà hợp với nhau trong sự thành lập nước Trung Quốc mới và trong việc giành được những thành tựu xây dựng đất nước làm thế giới kinh ngạc. Các lực lượng bên ngoài, cho dù có quan điểm giá trị như thế nào, đều có thể cảm nhận thấy việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang dẫn dắt nhân dân liên tục sáng tạo các kỳ tích. Continue reading “Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc không suy thoái?”

Vì sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Trung Quốc giờ đây đang phấn khởi trước dự báo năm 2025 nước họ sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng để vượt Mỹ một cách toàn diện thì không phải dễ, chính người Trung Quốc đang ngày càng nhận ra điều đó.

Nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Long Vĩnh Đồ (Long Yong-tu, sinh năm 1945), Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, nguyên trưởng đoàn đàm phán WTO của Trung Quốc, có kể lại chuyện ông  đọc trên báo Australia một bài viết nêu ra 3 câu hỏi về Trung Quốc. Continue reading “Vì sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ?”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương là một hội nghị ngoại giao đa phương rất đặc biệt. Tám nước, 9 bên tham gia hội nghị chia thành hai phe Đông – Tây, nhưng trong hai phe đó, lợi ích của các bên lại khác nhau rõ rệt. Tính phức tạp của ngoại giao đa phương thể hiện ở chỗ các nước dự họp chẳng những phải bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải bảo vệ lợi ích của các thành viên khác trong phe mình, và lợi ích chung của cả phe. Dĩ nhiên, vì để tạo không gian cho việc hợp tác, còn phải chiếu cố lợi ích của phe đối lập. Tiến trình của Hội nghị Geneva đã thể hiện một cách điển hình tính phức tạp đó của ngoại giao đa phương. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)”