Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?

Nguồn: “DNA from Neanderthals affects vulnerability to covid-19”, Economist, 24/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dựa theo những bằng chứng hiện có, các nhà cổ sinh vật học cho chúng ta biết người Neanderthal đã tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng họ không hoàn toàn biến mất khỏi Trái đất. Các phát hiện trong những thập niên qua dần làm sáng tỏ rằng người Neanderthal đã giao phối với tổ tiên của người hiện đại và sự kết hợp này đôi lúc cho ra đời những đứa con có thể sống sót được. Kết quả là gần một nửa bộ gene của người Neanderthal vẫn còn tồn tại, nằm rải rác với số lượng nhỏ trong DNA của hầu hết người hiện đại (ngoại trừ những người có tổ tiên chủ yếu từ Châu Phi vì người Neanderthal có vẻ chưa từng sinh sống ở khu vực này).

Những gene này có mối liên hệ với mọi thứ, từ đặc điểm rậm lông đến quá trình chuyển hóa chất béo. Nhiều gene có thể liên quan đến hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển các bệnh như Lupus, Crohn và tiểu đường. Hai bài nghiên cứu gần đây cho thấy Covid-19 cũng nằm trong số các bệnh này. Người ta tìm thấy hai đoạn DNA dài được thừa hưởng từ người Neanderthal, trong khi một đoạn dường như tạo ra khả năng chống lại căn bệnh thì đoạn còn lại khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước Covid-19. Continue reading “Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?”

Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “How American Free Trade Can Outdo China”, WSJ, 22/2/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của tổng thống Biden rằng nước Mỹ đã trở lại và sẵn sàng tham gia vào các tiến trình ngoại giao là sự trở về với phong cách lãnh đạo đặc trưng của chúng ta suốt nhiều thế hệ. Đây cũng là tin vui cho những người tin rằng sự dẫn dắt của Hoa Kỳ là cần thiết đối với trật tự toàn cầu. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại lại không có tên trong danh sách các ưu tiên ngoại giao của tổng thống. Điều này cần suy nghĩ lại.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong một cuộc cạnh tranh chiến lược sẽ định hình bối cảnh chính trị thế giới trong thế kỷ này. Tuy vậy trên một mặt trận quan trọng của cuộc cạnh tranh đó là lĩnh vực thương mại thì nước Mỹ lại đang mất dần đi lợi thế. Continue reading “Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?”

Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific

Nguồn: “U.S. Strategic Framework for the Indo-Pacific”, The White House, 12/1/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các thách thức đối với an ninh quốc gia

    • Làm thế nào để duy trì được ưu thế chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy trật tự kinh tế tự do đồng thời ngăn chặn Trung Quốc thiết lập những khu vực ảnh hưởng mới phi tự do, và tăng cường các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực?
    • Làm thế nào để đảm bảo Triều Tiên không đe dọa đến Hoa Kỳ cùng các đồng minh, giải trừ mối nguy cấp bách hiện tại và mối nguy tiềm ẩn trong tương lai ở mức độ và kiểu loại như Triều Tiên đã đặt ra?
    • Làm thế nào để nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ kết hợp với thúc đẩy một nền thương mại công bằng, có đi có lại?

Continue reading “Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific”

Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Nguồn: Robert C. O’Brien, “Statement from National Security Advisor Robert C. O’Brien”, The White House, 12/01/2021.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ hiện và sẽ luôn là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ những thương thuyền đầu tiên khởi hành đến Trung Quốc chỉ tám năm sau ngày Cách mạng Mỹ thành công, đến việc thiết lập sự hiện diện ngoại giao đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1794, sự tham gia của Hoa Kỳ trên nền tảng thương mại, hợp tác và sự hy sinh chung đã mang đến hòa bình và thịnh vượng trên toàn khu vực ngày hôm nay.

Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Khung chiến lược) đóng vai trò như bản chỉ dẫn chiến lược tổng thể cho chính quyền Trump suốt 3 năm qua trong việc triển khai thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 (NSS) của Tổng thống tại khu vực đông dân và có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Continue reading “Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do”

Trung Quốc dùng ‘siêu ứng dụng’ WeChat để giám sát người dân ra sao?

Nguồn: Jing Yang, “WeChat Becomes a Powerful Surveillance Tool Everywhere in China”, WSJ, 22/12/2020.

Chính phủ Trung Quốc đang gia tăng việc sử dụng WeChat để theo dõi và ngăn chặn các tiếng nói đối lập.

Siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc (nền tảng tích hợp nhiều chức năng) là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà Bắc Kinh sử dụng để giám sát người dân, kiểm duyệt ngôn luận và trừng phạt những cá nhân thể hiện sự bất mãn với chính phủ.

Những người bất đồng chính kiến, người dùng và các nhà nghiên cứu bảo mật nói rằng chính quyền đang gia tăng việc sử dụng ứng dụng của tập đoàn Tencent  để truyền đi những lời đe dọa cũng như lấy bằng chứng cho các vụ bắt giữ. Continue reading “Trung Quốc dùng ‘siêu ứng dụng’ WeChat để giám sát người dân ra sao?”

Martin Lee và giấc mơ dân chủ dang dở cho Hồng Kông

Nguồn: John Lyons, “The Rise and Fall of Martin Lee and His Dream of a Democratic Hong Kong”, WSJ, 15/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sự đàn áp ngày càng tăng của Bắc Kinh đánh dấu thời điểm thoái trào trong cuộc đấu tranh của luật sư Martin Lee cho tương lai Hồng Kông.

Vào một đêm mưa năm 1997 khi Vương quốc Anh chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc đại lục, nhà lãnh đạo dân chủ Martin Lee khi đó đang đứng trên ban công của cơ quan lập pháp thành phố đã thề rằng bằng mọi giá sẽ buộc Bắc Kinh phải giữ đúng cam kết của mình. Trong thỏa thuận bàn giao, Trung Quốc đã đồng ý cho thuộc địa cũ của Anh được quyền tự trị theo mô hình nhà nước pháp quyền kiểu phương Tây, bao gồm cả việc sẽ tiến tới cho phép người dân thành phố được bầu ra lãnh đạo của mình.

“Ngọn lửa dân chủ đã được thắp lên và đang bùng cháy trong trái tim của người dân chúng tôi. Nó sẽ không bao giờ bị dập tắt,” ông phát biểu trước những người ủng hộ và giới truyền thông ngay sau khi lá cờ Trung Quốc được kéo lên trên mảnh đất Hồng Kông. Continue reading “Martin Lee và giấc mơ dân chủ dang dở cho Hồng Kông”

Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?

Nguồn: Jason Furman,“Tech Giants and Social Media Need Smart Regulation”, WSJ, 09/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Nền kinh tế số nên có một bộ quy tắc ứng xử để nâng cao tính cạnh tranh đồng thời khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.

Những vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google và gần đây nhất nhắm vào Facebook là bước đi đáng hoan nghênh của chính phủ Mỹ nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Chúng sẽ chỉ trở thành những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh. Chính phủ Anh mới đây đã thông báo thành lập một cơ quan quản lý mới với tên gọi Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số (Digital Markets Unit) với nhiệm vụ thực thi bộ quy tắc ứng xử trong nền kinh tế số. Hoa Kỳ có thể làm theo cách này của Anh bên cạnh việc theo đuổi các vụ kiện. Continue reading “Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?”

Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “China Wants to Be the World’s Banker”, WSJ, 9/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ có nguy cơ đánh mất vị trí thống lĩnh trong ngành dịch vụ tài chính quốc tế.

Hoa Kỳ hiện vẫn là thế lực thống trị trong ngành dịch vụ tài chính, dẫn đầu gần như tất cả các địa hạt của ngành này, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư nhân đến lĩnh vực ngân hàng và quản lý tài sản. Quy mô và tính thanh khoản của thị trường vốn Hoa Kỳ là bệ đỡ duy trì vị thế ưu việt của đồng đô-la (USD), cho phép người Mỹ chi trả ít hơn khi mua hàng hóa nước ngoài cũng như tài trợ cho việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vị trí thống lĩnh trong ngành tài chính của nước Mỹ đang ngày càng bị thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài cùng các chính sách thiếu tầm nhìn và phản tác dụng từ trong nước. Duy trì tính ưu việt của Hoa Kỳ trong lĩnh vực tài chính nên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden. Continue reading “Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu”

Tại sao đừng quá kỳ vọng vào Hiệp định RCEP?

Nguồn: Salvatore Babones, “Cutting Through the Hype on Asia’s New Trade Deal”, Foreign Policy, 02/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

RCEP thực chất là một hiệp định thương mại mang đậm phong cách Trung Quốc: sáo rỗng và kém hiệu quả.

Tháng trước, 15 quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại đáng chú ý ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ “tạo ra các cơ hội việc làm mới, nâng cao mức sống, và cải thiện phúc lợi chung cho người dân”. RCEP được khởi xướng bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bên đóng góp 10 nước trong số các quốc gia tham gia hiệp định. Tuy vậy, chỉ hai quốc gia là Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm khoảng 80% trên tổng GDP 25 nghìn tỷ USD của khối. Các nước ASEAN đóng góp 3 nghìn tỷ USD và phần còn lại đến từ Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Continue reading “Tại sao đừng quá kỳ vọng vào Hiệp định RCEP?”

Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: James T. Areddy, “China Urges New Era of Mass Migration—Back to the Countryside”, WSJ, 17/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong nỗ lực chống lại nghèo đói, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn phục hồi dân số của các thị trấn ở vùng nông thôn, tạo thêm người mua và kẻ bán ở đây; “làng quê của chúng tôi lại lóe lên tia hy vọng”.

Trong suốt nhiều thập niên, gần như cách duy nhất để những người sinh ra ở làng Dawan có thể kiếm tiền là đi dọc theo con đường đất ngoằn ngoèo từ ngôi làng trên núi đến các thành phố lớn của Trung Quốc.

Đó là những gì Wang Liangcui đã làm vào đầu những năm 1990, khi bà 20 tuổi. Bà đến Thượng Hải làm nhiều nghề như công nhân, tài xế taxi hay bán bánh dạo. Trên khắp Trung Quốc, những người giống như bà, phải rời bỏ các làng quê tồi tàn đến thành phố tìm việc, chính là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ khiến cho nền kinh tế quốc gia tỷ dân phát triển vượt bậc. Continue reading “Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”

Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Preeti Jha, “Thailand protest: Why young activists are embracing Hong Kong’s tactics”, BBC, 21/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đang áp dụng ngày một nhiều các chiến thuật từng được sử dụng bởi những người anh em của họ ở Hồng Kông khi những người biểu tình tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấp tụ tập đông người trong bối cảnh các cuộc tuần hành nhắm vào Thủ tướng và nhà vua đã gia tăng trong nhiều tháng qua.

Khi những người biểu tình ở Bangkok lần đầu tiên sử dụng ô (dù) để đỡ đạn hơi cay vào thứ Sáu tuần trước, nó gợi cho người ta nhớ đến phong trào biểu tình phản đối chính phủ đã làm rung chuyển đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc xảy ra năm ngoái. Continue reading “Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?”

Chủ nghĩa dân tộc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng trở nên quá đà

Nguồn: Chao Deng, Liza Lin, “In Xi Jinping’s China, Nationalism Takes a Dark Turn”, WSJ, 22/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Với sự thúc đẩy từ chính phủ, đám đông giận dữ trên mạng sẵn sàng tấn công bất kỳ hành vi nào được cho là bất trung đối với đất nước.

Làn sóng chủ nghĩa dân tộc càn quét qua Trung Quốc, được khuếch đại bởi hệ thống tuyên truyền của Đảng, tham vọng chính trị của Tập Cận Bình và sự thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn COVID-19, đang bước sang một trang đen tối hơn mang âm hưởng thời kỳ Mao Trạch Đông trong quá khứ.

Những đám đông giận dữ trên mạng tấn công bất kỳ lời chỉ trích nào đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hoặc sự thiếu trung thành với đất nước. Các nạn nhân bị quấy rối và không thể lên tiếng, một số thậm chí bị mất việc. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng trở nên quá đà”

Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới

Nguồn: Zachery Tyson Brown, “The United States Needs a New Strategic Mindset”, Foreign Policy, 22/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ không có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho khoảng thời gian kéo dài một thế hệ (20-30 năm – NBT) và thực tiễn đã chứng minh điều đó. Sự thiếu vắng khái niệm về một chiến lược tổng thể đã dẫn đến những nước đi nhỏ và thiển cận, khiến đất nước trở nên kém an toàn, kém thịnh vượng và vị thế ngày càng giảm sút.

Việc Tổng thống Donald Trump đưa ra một loạt các quyết định đột ngột như cấm mạng xã hội TikTok, rút Hoa Kỳ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cắt giảm quân số Hoa Kỳ ở Đức chỉ là những ví dụ gần đây nhất. Việc chỉ tập trung vào tầm nhìn ngắn hạn không phải là sai lầm duy nhất của chính quyền Trump, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã thất bại trong bài kiểm tra Marshmallow test (thí nghiệm nổi tiếng của đại học Stanford về khả năng chống lại sự cám dỗ trước mắt để chờ đợi một phần thưởng lớn hơn sau đó) trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc nhiều thập niên qua. Continue reading “Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới”

Liệu phong trào sinh viên Thái Lan có thể thành công?

Nguồn: Duncan Mccargo, Can Thailand’s Protest Movement Broaden Its Appeal?, Foreign Policy, 25/9/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Muốn thành công, người biểu tình sẽ phải vượt qua sự cách biệt về giai cấp và vùng miền; và một khó khăn mới nữa, đó là khoảng cách giữa các thế hệ.

Sau khi tổ chức cuộc tuần hành lớn nhất trong nhiều năm qua tại Thái Lan vào hai ngày 19 và 20 tháng Chín; hôm thứ Năm, các sinh viên biểu tình tiếp tục di chuyển đến trụ sở Quốc hội để yêu cầu cải cách dân chủ.

Vài giờ sau, một thoả thuận với các đảng đối lập của chính phủ đương nhiệm, vốn có liên hệ mật thiết với quân đội đã cầm quyền ở Thái Lan trong suốt giai đoạn 2014-2019, đã sụp đổ. Continue reading “Liệu phong trào sinh viên Thái Lan có thể thành công?”