18/05/2012: Facebook tiến hành vụ IPO lớn nhất làng công nghệ Mỹ

Nguồn: Facebook raises $16 billion in largest tech IPO in U.S. history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (initial public offering, IPO) và đã huy động được 16 tỷ USD. Tính đến lúc ấy, đây là đợt IPO lớn nhất của một tập đoàn công nghệ trong lịch sử nước Mỹ và là đợt IPO lớn thứ ba từ trước đến lúc đó, sau Visa và General Motors. Vào thời điểm niêm yết, Facebook được định giá 104 tỷ USD và có khoảng 900 triệu người dùng đăng ký trên toàn thế giới.

Facebook được thành lập với tên gọi TheFacebook vào tháng 02/2004 bởi cậu sinh viên năm hai Đại học Harvard, Mark Zuckerberg, cùng các bạn học Chris Hughes, Eduardo Saverin và Dustin Moskovitz. Trang web ban đầu chỉ dành riêng cho sinh viên Harvard; tuy nhiên, nó đã sớm cho phép sinh viên các trường đại học khác đăng kí. Continue reading “18/05/2012: Facebook tiến hành vụ IPO lớn nhất làng công nghệ Mỹ”

Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?

Nguồn: Jason Furman,“Tech Giants and Social Media Need Smart Regulation”, WSJ, 09/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Nền kinh tế số nên có một bộ quy tắc ứng xử để nâng cao tính cạnh tranh đồng thời khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.

Những vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google và gần đây nhất nhắm vào Facebook là bước đi đáng hoan nghênh của chính phủ Mỹ nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Chúng sẽ chỉ trở thành những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh. Chính phủ Anh mới đây đã thông báo thành lập một cơ quan quản lý mới với tên gọi Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số (Digital Markets Unit) với nhiệm vụ thực thi bộ quy tắc ứng xử trong nền kinh tế số. Hoa Kỳ có thể làm theo cách này của Anh bên cạnh việc theo đuổi các vụ kiện. Continue reading “Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?”

04/02/2004: Facebook ra mắt

Nguồn: Facebook launches, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2004, một sinh viên năm hai của Đại học Harvard là Mark Zuckerberg đã cho ra mắt The Facebook – mạng xã hội được xây dựng nhằm kết nối các sinh viên Harvard với nhau. Ngày hôm sau, hơn một nghìn người đã đăng ký tài khoản, song đó mới chỉ là sự bắt đầu. Được gọi bằng tên ‘Facebook’ ngày nay, trang web đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty truyền thông xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Facebook hiện là một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hằng tháng. Continue reading “04/02/2004: Facebook ra mắt”

Thế giới hôm nay: 16/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chủ yếu do cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Quỹ này cho rằng GDP thế giới sẽ chỉ tăng 3% trong năm 2019, thấp hơn 0.3 điểm phần trăm so với dự báo của sáu tháng trước. Điều này sẽ biến năm nay trở thành năm có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ 2009.

Nga đã triển khai quân đội trên phần lãnh thổ bắc Syria mà người Mỹ vừa rút đi và mô tả cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ là “không thể chấp nhận được”. Kể từ khi lực lượng người Kurd thoản thuận khẩn cấp với chế độ Syria để ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, quân đội Syria đã thiết lập sự hiện diện ở một số thị trấn phía bắc từng được kiểm soát bởi lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn. Hàng trăm ngàn người Kurd được cho là đã mất nhà cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/10/2019”

Thế giới hôm nay: 07/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết họ sẽ cắt giảm 0,5% tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng Trung Quốc, xuống mức thấp nhất kể từ 2007. Động thái này sẽ bơm thêm 126 tỷ đô la tín dụng cho vay, cho thấy sự lo ngại của ngân hàng trung ương Trung Quốc về tác động của thương chiến Trung-Mỹ đối với kinh tế đất nước.

Các đảng đối lập Anh đã đồng ý ngăn chặn nỗ lực thứ hai của thủ tướng Boris Johnson, trong việc kêu gọi một cuộc bầu cử sớm vào tháng 10. Ông khó có thể giành được đủ ủng hộ để buộc tổ chức một cuộc bầu cử sớm do chính phủ của ông đã mất thế đa số ở nghị viện trong tuần này. Các đảng đối lập lo ngại ông Johnson sẽ dùng một cuộc bầu cử sớm để thúc đẩy Brexit không thỏa thuận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/09/2019”

Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?

Nguồn: Katharina Pistor, “Facebook’s Libra Must Be Stopped”, Project Syndicate, 20/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Facebook vừa tiết lộ nỗ lực mới nhất của mình nhằm thống trị thế giới: Libra, một loại tiền điện tử được thiết kế để hoạt động như một đồng tiền tư nhân ở bất cứ đâu trên hành tinh. Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu đô la. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.

Zuckerberg dường như hiểu rằng chỉ sự sáng tạo công nghệ thôi sẽ không đủ đảm bảo cho thành công của đồng Libra. Ông còn cần một sự cam kết từ các các chính phủ để thực thi mạng lưới các quan hệ hợp đồng làm nền tảng cho đồng tiền, và chấp nhận việc sử dụng đồng tiền của các chính phủ làm tài sản đảm bảo cho đồng Libra. Nếu đồng Libra phải đối mặt với một sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, các ngân hàng trung ương sẽ có nghĩa vụ cung cấp thanh khoản. Continue reading “Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?”