Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/02/2015)

Japan-puts-helicopter-carrier-Izumo-on-sea-trials

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Báo cáo của RAND tuần trước đề cập tới tham nhũng như là một yêu tố cản trở mạnh mẽ hiệu quả quá trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Nhiều học giả và các nhà phân tích quốc tế, đặc biệt là tại Việt Nam, cũng nhắc tới tham nhũng như là một điểm yếu “cốt tử” làm suy giảm uy tín của quân đội nước này. Tuy nhiên, vẫn có tranh luận về việc liệu tham nhũng có tác động lớn như thế nào tới khả năng tiến hành chiến tranh của Trung Quốc.

Trung tá Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Dennis J. Blasko, người từng phục vụ trong trong cơ quan tình báo quân đội, cho rằng mặc dù tham nhũng xảy ra tràn lan song đó thực sự vẫn chưa phải là thảm hoạ đối với quân đội Trung Quốc. Theo Blasko thì “cho tới hiện nay, có rất ít các chỉ huy của những đơn vị tác chiến từ cấp tiểu đội trở lên bị bắt trong các chiến dịch chống tham nhũng”. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/02/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/2/2015)

china-asks-us-to-protect-its-huge-investments_071013062947

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin gây chú ý nhiều nhất trong tuần vừa qua có lẽ là bản báo cáo của RAND với tựa đề “Bước chuyển mình quân sự chưa hoàn thiện của Trung Quốc: đánh giá những điểm yếu của Giải phóng quân nhân dân (PLA)”. Chỉ cần nhìn tựa đề là có thể đoán được nội dung chính của bản báo cáo này. Được bảo trợ bởi Uỷ ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (USCC), các chuyên gia của RAND cho rằng việc tìm hiểu những điểm yếu và thiếu sót của PLA cũng quan trọng không kém việc nghiên cứu những điểm mạnh của tổ chức này, xét về mặt chiến lược. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (17/2/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (10/02/2015)

hel-m

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thời báo Hoàn cầu cho biết quân đội Trung Quốc vừa đạt được một bước tiến quan trọng trong việc chế tạo vũ khí năng lượng định hướng (directed energy weapons). Theo báo cáo của Hoàn cầu thì Viện Quang học và Cơ khí chính xác Tây An trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển một thiết bị tạo nguồn giả lập tia X (X-ray pulsar simulation source) thế hệ thứ 3. Công nghệ này, vốn có thể tạo ra tia X dưới dạng sóng xung lực có định hướng, chính thức vượt qua vòng kiểm định vào ngày 17 tháng 1. Công nghệ có liên quan tới tia X có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng không vũ trụ, thiên văn học, khoa học và kỹ thuật. Với giới quân sự, tia X giả lập có thể giúp Trung Quốc tiến vào lĩnh vực mà Hoa Kỳ thống trị bấy lâu nay: các loại vũ khí xung điện từ (Electromagnetic weapons hay EMPs). Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (10/02/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (3/2/2015)

navy_1_0

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Hải quân Trung Quốc đang mở rộng hoạt động của mình ra Ấn Độ Dương. Trong một cuộc họp báo vào ngày 29 tháng 1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố rằng nước này sẽ gia tăng triển khai tàu chiến tại Ấn Độ Dương. Đại tá Yang Yujun sau khi được hỏi về các hoạt động tàu ngầm của Trung Quốc tại vùng biển này, đã nhấn mạnh rằng các hoạt động như vậy là bình thường, phục vụ cho các nhiệm vụ quốc tế như bảo đảm an ninh hàng hải và chống cướp biển. Yang cũng nói thêm rằng, trong tương lai, tuỳ vào tình hình nhiệm vụ mà Hải quân Trung Quốc sẽ điều động thêm các loại tàu chiến khác nhau tới Ấn Độ Dương. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (3/2/2015)”

Tác động của công nghệ quân sự lên dân chủ

cyber-soldier

Nguồn: John Ferejohn & Frances Rosenbluth, “Arms and Men: Technology’s Shadow Over Democracy”, YaleGlobal, 09/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi chiến tranh hiện đại dựa nhiều vào công nghệ hơn sức người, công dân ở các nước dân chủ nên cảnh giác.

Việc Ashton Carter, một chuyên gia vật lý và công nghệ, được đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phản ánh nhu cầu công nghệ của chiến tranh hiện đại. Điều ít được chú ý hơn đó là sự đề cử này báo hiệu xu hướng suy giảm vai trò của nhân lực trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ.

Nhiều thế kỷ trước kia, việc cắt giảm quyền công dân tạm thời trong thời chiến – bao gồm cả tự do ngôn luận và quyền không bị bắt giữ mà không qua xét xử  – thường được cân bằng bởi việc mở rộng đặc quyền cho người lính, đôi khi cho cả những người phụ nữ hỗ trợ cho họ. Nhu cầu về nhân lực trong các cuộc chiến tranh khiến các nền dân chủ thay đổi dần dần từ dưới lên. Continue reading “Tác động của công nghệ quân sự lên dân chủ”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (27/01/2015)

hinh-anh-dau-tien-ve-chiec-tau-buom-huan-luyen-cua-vn_26757139

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Vào ngày 21 tháng 1, trang tin của Hải quân Hoa Kỳ thông báo rằng Lầu Năm Góc đã từ bỏ việc sử dụng khái niệm “Tác chiến Không – Biển” (Air Sea Battle hay ASB), và đồng thời với đó Văn phòng Tác chiến Không – Biển sẽ được sáp nhập vào Ban Hỗn hợp tác chiến (Joint Force Development hay Joint Staff J7) vốn được thiết lập nhằm theo dõi và phát triển khái niệm JAM-GC. Như vậy, khái niệm JAM-GC (Joint Concept for Access and Maneuver in the Global Commons) sẽ chính thức thay thế ASB như là kế hoạch tác chiến mới của quân đội Hoa Kỳ chống lại chiến lược chống xâm nhập – chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc. Khái niệm JAM-GC mới sẽ kết hợp thêm vai trò của Lục quân Hoa Kỳ vào một kế hoạch tác chiến đa binh chủng hỗn hợp, vốn không được coi là quan trọng dưới thời của ASB. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (27/01/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (20/01/2015)

Future USS Freedom undergoes builder's trials on Lake Michigan near Marinette, Wisconsin

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tuần vừa qua nổi bật với các hoạt động ngoại giao quốc phòng của Việt Nam. Ngày 14 tháng 1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Prawit Wonsuwan đã sang thăm Việt Nam theo lời mới của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh. Các vấn đề được hai bên thảo luận là các biện pháp thúc đẩy giao lưu quốc phòng như trao đổi đoàn, đào tạo cán bộ, tuần tra chung trên biển… Cũng trong ngày 14 tháng 1, Đối thoại Quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 9 đã diễn ra tại Thủ đô New Delhi. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn Việt Nam đã có các cuộc gặp với Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ cũng như thảo luận với Thứ trưởng quốc phòng Ấn Độ về những vấn đề có liên quan. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (20/01/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (13/01/2015)

ZTZ96A_Type_96A_main_battle_heavy_tracked_armoured_vehicle_China_Chinese_army_PLA_640

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Lục quân là một cấu thành không thể thiếu trong quân đội quốc gia thời hiện đại, mà biểu tượng sức mạnh và hình tượng của quân chủng này không gì khác hơn là chiếc xe tăng. Xuất hiện lần đầu tiên vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất như là một thứ vũ khí nhằm giải quyết bế tắc của “chiến tranh chiến hào”, xe tăng cho đến này nay đã trải qua ba thế hệ phát triển và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tác chiến hiện đại. Tuy vậy, theo một bài bình luận trên Washington Post, lục quân Hoa Kỳ đã dần dần không xem trọng vai trò của xe tăng trên chiến trường như trước đây. Trong chiến tranh hiện đại, lực lượng quân sự cần phải được triển khai nhanh chóng ở một khoảng cách xa; và vì vậy những loại vũ khí khác như máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm và trong tương lai là máy bay không người lái, chính là những loại vũ khí cần phải được đầu tư. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (13/01/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (05/01/2015)

650x

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Đối với một đất nước nơi các thông tin quốc phòng quan trọng ít được công bố rộng rãi, hoặc nếu đã công bố thì chứng tỏ các thông tin đó đã cũ hoặc đã “được phép tiết lộ”, thì việc theo dõi các diễn đàn mạng liên quan đến quốc phòng cũng là một chỉ dấu mang tính tham khảo nhất định. Việt Nam không phải ngoại lệ. Trong vòng nửa tháng trở lại đây, các diễn đàn trở nên “sôi động” khi có thông tin cho rằng quân đội Việt Nam đã lựa chọn xong ứng viên thay thế cho tiêm kích Mig-21 già cỗi, vốn đã từng là xương sống của Không quân trong kháng chiến chống Mỹ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (05/01/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/12/2014)

photo 1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương 

Tuần qua là một tuần không nhiều những thông tin quân sự nóng bỏng, tuy nhiên vẫn có nhiều những chuyển động đáng chú ý.

Kanwa Defense Review có một bài viết cho rằng, nếu Trung Quốc có thể tiến hành thành công dự án đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên Type 001A của mình, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu một mẫu tàu sân bay tốt hơn so với Ấn Độ hay Nhật Bản. Lời khẳng định này được trích dẫn từ một viên chức cấp cao tại xưởng đóng tàu Giang Nam tại Thượng Hải, nơi được tin là đã tiến hành lễ khởi đóng tàu sân bay nội địa thứ 2 cho hải quân. Chiếc thứ nhất theo dự đoán đang được đóng tại Đại Liên. Các tướng lĩnh và học giả quốc phòng Trung Quốc thường xuyên nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tàu sân bay trong chiến lược hải quân của nước này, và họ cho rằng hải quân cần phải sở hữu ít nhất ba tàu sân bay. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/12/2014)”

Tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản

_71892687_71892686

Nguồn: Christoper Hughes, “Chapter Four: Japan’s Military-Industrial Complex”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 67-78.

Biên dịch: Vũ Thị Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nền sản xuất quốc phòng của Nhật Bản và câu hỏi về sự trỗi dậy của một tổ hợp công nghiệp quân sự (military industrial complex – chỉ mối quan hệ về chính sách và tiền bạc giữa các chính trị gia, lực lượng quân đội và các nhà sản xuất vũ khí- NBT) ở nước này cần phải được nghiên cứu kỹ càng, bởi vì, như đã giới thiệu ở phần Mở đầu, đây được coi là những thành tố then chốt của quá trình tái quân sự hoá. Cụ thể hơn, trong thời kỳ hậu chiến, chính phủ Nhật Bản đã có thể chứng tỏ rằng quốc gia này không hề thiết lập lại các mối liên hệ quân sự và công nghiệp vốn dẫn đến quá trình tập trung quân sự như trong thời kỳ trước chiến tranh. Nhật Bản cũng có khả năng duy trì một quan điểm quốc phòng có giới hạn do tính chất hạn chế của các hợp tác quân sự quốc phòng với Hoa Kỳ, cũng như các quy định cấm xuất khẩu vũ khí trong các năm 1967 và 1976.1 Vì vậy, bất cứ thay đổi nào trong nội bộ cấu trúc của nền sản xuất quốc phòng và những mối liên kết bên ngoài liên quan tới chuyển giao công nghệ và vũ khí quân sự cũng sẽ là những chỉ dấu quan trọng về một quá trình tái quân sự dài hạn. Continue reading “Tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/12/2014)

china-nuclear-fooprint-1024x682

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Những diễn biến chính của chuyển động quốc phòng khu vực trong tuần vừa qua tập trung chủ yếu xung quanh các quốc gia tại biển Đông.

Theo tờ Telegraph của Anh, Trung Quốc đã phát triển thành công một loại súng có khả năng bắn tia vi-ba (microwave) có khả năng được biên chế lắp đặt trên các tàu chiến hoặc tàu tuần tra của nước này. Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là làm nóng các phân tử nước ở dưới da, làm cho đối tượng bị bỏng và gây đau đớn dữ dội. Với tên gọi là Poly WB-1, loại súng bắn tia vi-ba này dựa trên nguyên tắc không gây chết người và có ưu điểm là không tạo ra thương tích lộ rõ ra bên ngoài, hạn chế những hình ảnh gây sốc nếu nó được sử dụng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/12/2014)”

Tranh luận về đường hướng tương lai quân đội Trung Quốc

photo 3

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong suốt một thập kỷ vừa qua, các học giả, các nhà hoạch định chính sách và quan chức Trung Quốc đã tranh luận về năng lực và định hướng trong tương lai của quân đội nước này. Có hai trường phái, một trường phái cho rằng quân đội Trung Quốc nên phát triển tham vọng quân sự toàn cầu nhằm cạnh tranh với Hoa Kỳ. Trường phái khác lại cho rằng, mặc dù các hành động gây hấn đã và đang gia tăng trong những năm vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển quân đội nhằm mục tiêu ổn định nội bộ đất nước.

Continue reading “Tranh luận về đường hướng tương lai quân đội Trung Quốc”

Sự cáo chung của tổ hợp công nghiệp quân sự

F-35 production

Nguồn: William J. Lynn III, “The End of the Military-Industrial Complex”, Foreign Affairs, Vol. 93 Issue 6, Nov/Dec2014, pp. 104-110.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào cuối năm 2013, Google đã tuyên bố mua lại Boston Dynamics, một công ty cơ khí và rô-bốt được biết đến rộng rãi vì đã chế tạo nên BigDog, một loại rô-bốt bốn chân có thể hộ tống các binh sĩ tại những khu vực địa hình phức tạp. Dường như mọi sự chú ý sau đó đổ dồn vào gã khồng lồ Internet và câu hỏi khi nào thì tập đoàn này sẽ có thể bắt đầu chế tạo các loại rô-bốt. Tuy nhiên, tin tức tốt lành này của Google lại gây ra một mất mát rất lớn cho Bộ Quốc phòng. Mặc dù Google đã đồng ý tôn trọng các thoả thuận quốc phòng hiện có của Boston Dynamics, bao gồm các hợp đồng với Lục quân, Hải quân và Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ, công ty đã ám chỉ rằng sẽ không tiếp tục theo đuổi thêm bất cứ một hợp đồng nào cho quân đội nữa. Trên thực tế, điều này có nghĩa rằng Bộ Quốc phòng đã mất đi tính tiên phong của mình trong lĩnh vực rô-bốt tự động hoá, vốn đã từng hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của Bộ trước đây.

Continue reading “Sự cáo chung của tổ hợp công nghiệp quân sự”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2014)

Chinese Carrier Battle Group

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Châu Á – Thái Bình Dương vừa qua chứng kiến những chuyển động quân sự đáng chú ý. Theo một báo cáo của IHS Jane’s, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang tiến hành một cuộc tập trận không-hải lớn tại Thái Bình Dương với máy bay và tàu chiến đi ngang qua khu vực phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản. Cuộc tập trận này bao gồm những phương tiện vũ khí hiện đại nhất của Hạm đội Đông Hải.  Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2014)”

#229 – Khả năng bành trướng lãnh thổ của TQ dưới góc độ lý thuyết QHQT

20140823_LDP001_0

Nguồn: M. Taylor Fravel (2010). “International Relations Theory and China’s Rise: Assessing China’s Potential for Territorial Expansion”, International Studies Review, 12, pp. 505–532.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình trỗi dậy trở thành cường quốc của Trung Quốc mang tính hòa bình hay bạo lực vẫn luôn là một câu hỏi khiến cho các học giả lẫn các nhà chính trị phải lưu tâm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, những quan điểm lý thuyết cạnh tranh nhau đưa ra những cách lý giải khác nhau cho câu hỏi quan trọng này. Các học giả nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc thông qua lăng kính của lý thuyết chuyển giao quyền lực (power transition theory) hay Chủ nghĩa Hiện thực tấn công (offensive realism) đã dự đoán về một tương lai đầy xung đột.

Continue reading “#229 – Khả năng bành trướng lãnh thổ của TQ dưới góc độ lý thuyết QHQT”

Tập Cận Bình có thể là lãnh đạo cộng sản cuối cùng ở TQ

141003052048_sp_hong_kong_protesta_624x351_ap

Tác giả: Larry Diamond | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu

Tính đến thời điểm này, Bắc Kinh không thể đàm phán hay đàn áp các cuộc biểu tình tại Hong Kong.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn làm rung chuyển Hong Kong trong những ngày vừa qua mang tới những tác động vượt xa khỏi Đặc khu Hành chính với 7 triệu dân này. Với việc từ chối kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử Đặc khu trưởng giả dối của Bắc Kinh, tập hợp hàng chục ngàn người xuống đường trong nhiều ngày, và tạo ra một làn sóng phản kháng với biểu tượng ôn hoà (chiếc dù) trước những phản ứng mang tính leo thang và kích động của cảnh sát, các cuộc biểu tình dẫn đầu bởi giới trẻ đã tạo ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn 25 năm trước. Continue reading “Tập Cận Bình có thể là lãnh đạo cộng sản cuối cùng ở TQ”

Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố

Foley001_3015027b

Tác giả: Robert Kaplan | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sự kiện nhà báo người Mỹ James Foley bị Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS) chặt đầu không chỉ đơn thuần là một thảm kịch đáng ghê tởm. Đó còn là một đoạn phim được quay rất tinh vi và chuyên nghiệp với những biểu tượng được nhấn mạnh một cách có chủ đích. Foley mặc một chiếc áo liền quần màu da cam gợi nhớ tới các tù nhân Hồi giáo bị giam giữ bởi Hoa Kỳ tại nhà tù ở Guantanamo. Anh ấy thú tội một cách dõng dạc, như thể đã được diễn tập từ trước. Kẻ đã hành hình anh, đeo mặt nạ và mặc quần áo toàn màu đen, đưa ra một tuyên bố dài và đều đều với một chất giọng Anh rất bình tĩnh, một lần nữa, như thể đã được luyện tập trước. Tất cả mọi thứ diễn ra như thể vụ hành hình này chỉ là thứ yếu so với thông điệp mà nó đưa ra. Continue reading “Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố”

Sam Rainsy là ai?

0,,16929217_303,00

Tác giả: David Chandler | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sam Rainsy là một lãnh đạo chính trị đối lập được giáo dục tại Pháp. Đối thủ của ông không ai khác chính là Hun Sen, một nhà độc tài tự xưng vốn là Thủ tướng của Campuchia kể từ năm 1984 ngoại trừ giai đoạn chuyển tiếp 2 năm ở thập kỷ 1990. Cuốn tự truyện này được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp, nơi Rainsy đã sống lưu vong từ năm 2010 cho tới giữa năm 2013. Đó là thời điểm trước các cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 7 năm 2013 tại Campuchia được tổ chức ngay sau khi Rainsy trở lại Phnom Penh. Trong các cuộc bầu cử đó, đảng đối lập đã bất ngờ giành được 55 ghế trong Quốc hội. Continue reading “Sam Rainsy là ai?”

Tranh chấp biển Đông: Triển vọng và những vấn đề của COC

30191247-01_big

Tác giả: Trương-Minh Vũ, Nguyễn Thế Phương 

Kể từ khi căng thẳng leo thang tại biển Đông vào đầu năm 2014, việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) đã trở nên cấp bách. Các Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc và ASEAN gặp nhau tại thủ đô Naypyitaw vào cuối tuần trước đã đồng ý đẩy nhanh việc đàm phán để xây dựng nên một COC mang tính ràng buộc pháp lý. Liệu có thể có một kết thúc khả quan cho COC?

Trong bình luận của mình trên RSIS vào ngày 2 tháng 6 năm 2014 với tựa đề A Tale of Three Fears: Why China Does Not Want to Be No 1 (Tạm dịch: Câu chuyện về ba nỗi sợ: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu), tác giả Kai He đã chỉ ra rằng làm thế nào mà việc ký kết một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông có thể là bước đầu tiên để Trung Quốc trở thành một lãnh đạo toàn cầu. Continue reading “Tranh chấp biển Đông: Triển vọng và những vấn đề của COC”