16/07/1918: Gia đình Romanov bị hành quyết

Nguồn: Romanov family executed, ending a 300-year imperial dynasty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại Yekaterinburg, Nga, Sa hoàng Nicholas II và gia đình đã bị những người Bolshevik hành quyết, kết thúc triều đại Romanov kéo dài ba thế kỷ.

Đăng quang vào năm 1896, Nicholas không được đào tạo trở thành người cai trị và cũng không mong muốn lên ngôi. Điều đó chẳng giúp ích gì cho chế độ chuyên chế mà ông tìm cách duy trì giữa một dân tộc đang khao khát thay đổi. Kết quả thảm khốc của Chiến tranh Nga-Nhật đã mở đường cho Cách mạng Nga năm 1905, cuộc cách mạng chỉ kết thúc sau khi Nicholas phê chuẩn thành lập một nghị viện mang tính đại diện – tức Duma – và hứa sẽ cải cách hiến pháp. Continue reading “16/07/1918: Gia đình Romanov bị hành quyết”

15/03/1917: Sa hoàng Nicholas II thoái vị

Nguồn: Czar Nicholas II abdicates Russian throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong cuộc Cách mạng Tháng Hai, Sa hoàng Nicholas II, người trị vì nước Nga từ năm 1894, đã bị quân nổi dậy ở Petrograd buộc phải thoái vị, và một chính quyền lâm thời sẽ lên thay thế ông.

Lên ngôi vào ngày 26/05/1894, Nicholas vốn dĩ không được đào tạo, cũng không có tính cách của một quân vương, và điều đó chẳng ích gì cho chế độ chuyên chế mà ông phải gắng duy trì trong một thời đại đang khao khát sự thay đổi. Kết cục thảm khốc của Chiến tranh Nga-Nhật đã dẫn đến Cách mạng Nga năm 1905, nhưng Sa hoàng chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn khi ký một tuyên ngôn hứa hẹn xây dựng chính phủ mang tính đại diện và đảm bảo tự do dân sự cơ bản ở Nga. Continue reading “15/03/1917: Sa hoàng Nicholas II thoái vị”

29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín

Nguồn: Kaiser Wilhelm of Germany and Czar Nicholas of Russia exchange telegrams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào đầu giờ chiều ngày này năm 1914, Sa hoàng Nicholas II của Nga và người anh em họ của ông, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, bắt đầu một cuộc trao đổi điện tín liên tục liên quan đến cuộc chiến vừa mới nổ ra ở vùng Balkan và khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn châu Âu.

Một ngày trước đó, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia, một tháng sau vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ ông tại Sarajevo bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Đức đã hứa với Áo-Hung sẽ hỗ trợ vô điều kiện trong bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Serbia, bất kể việc đồng minh hùng mạnh của Serbia, tức Nga, có bước vào cuộc xung đột này hay không. Continue reading “29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín”

09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov

Nguồn: Romanov remains identified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, các nhà khoa học pháp y Anh tuyên bố rằng họ đã xác định được danh tính hài cốt của Sa hoàng cuối cùng, Nicholas II, cùng với vợ ông, Alexandra, và ba cô con gái của họ. Nhóm nhà khoa học này đã sử dụng dấu vết DNA ty thể (mitochondria DNA, mtDNA) để định danh các bộ hài cốt được khai quật từ một ngôi mộ tập thể gần Yekaterinburg vào năm 1991.

Đêm 16/07/1918, ba thế kỷ cầm quyền của triều đại Romanov đã chấm dứt khi quân Bolshevik xử tử Nicholas và gia đình ông. Chi tiết về vụ hành quyết cũng như địa điểm nơi an nghỉ cuối cùng của họ là điều tối mật ở Liên Xô suốt sáu thập niên. Vì không có bằng chứng vật lý cụ thể, sau Cách mạng Bolshevik, tin đồn sớm lan nhanh khắp châu Âu rằng một đứa trẻ nhà Romanov, có lẽ là cô con gái út, Anastasia, đã sống sót sau cuộc tàn sát. Trong những năm 1920, đã có một vài người tuyên bố mình chính là Nữ tước Anastasia. Câu chuyện thuyết phục nhất là của Anna Anderson, người đã đến Berlin năm 1922, tự xưng là Anastasia. Năm 1968, Anderson di cư đến thành phố Charlottesville, Virginia, nơi bà qua đời năm 1984. Continue reading “09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov”

12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai

Nguồn: Russian army lends support to rebels in February Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau khi được triệu tập để dập tắt các cuộc biểu tình của công nhân trên đường phố Petrograd (nay là St. Petersburg), hàng loạt các trung đoàn đồn trú tại thành phố đã quyết định đào ngũ để tham gia phe nổi dậy, buộc chính quyền phong kiến phải tan rã và dẫn đến chiến thắng của Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất bình trong nhân dân Nga là kết quả tồi tệ của việc nước này tham gia Thế chiến I. Dù thành công trong những năm đầu tiên của cuộc chiến chống lại Áo-Hung, quân đội Sa hoàng đã phải chịu nhiều thất bại dưới tay quân đội Đức ở Mặt trận phía Đông. Kết hợp với nền kinh tế lạc hậu của Nga, sự đàn áp của chính phủ, và đa phần dân số là nông dân cực kỳ đói khát và thất vọng, thất bại trên chiến trường đã đẩy đất nước vào cuộc cách mạng toàn diện năm 1917. Continue reading “12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai”

22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga

Nguồn: Bloody Sunday Massacre in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong tình cảnh bại trận trước Nhật Bản ở Viễn Đông, nước Nga Sa hoàng bị tàn phá khi bất mãn nội bộ cuối cùng cũng bùng phát thành bạo lực ở St. Petersburg trong sự kiện gọi là Thảm sát Chủ nhật Đẫm máu (Bloody Sunday Massacre).

Dưới thời Sa hoàng Nicholas II của nhà Romanov lên ngôi năm 1894, nước Nga đã trở nên tham nhũng và áp bức hơn bao giờ hết. Lo sợ rằng ông sẽ không có người nối dõi – bởi vì con trai duy nhất của ông, Alexis, mắc chứng bệnh máu không đông – Nicholas dần bị thao túng bởi những kẻ kỳ dị như Grigory Rasputin, người được gọi là pháp sư điên. Tham vọng đế quốc của Nga ở Mãn Châu vào đầu thế kỷ đã dẫn đến Chiến tranh Nga-Nhật kể từ tháng 2/1904. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo cách mạng, đáng chú ý nhất là Vladimir Lenin, người đã bị lưu đày, đang tập hợp lực lượng xã hội chủ nghĩa nổi dậy nhằm lật đổ Sa hoàng. Continue reading “22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga”

Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng

nikolai

Nếu có người đặt câu hỏi: Những yếu nhân cao cấp Nga nào từng đến Việt Nam, chắc chắn đa số người trả lời sẽ nêu tên Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.

Có lẽ nhiều người không còn nhớ rằng trong thập niên 80, Mikhail Gorbachev cũng đã đến thăm Việt Nam, tuy lúc đó ông ta chưa phải là Tổng thống của Liên Xô mà mới là ủy viên Bộ Chính trị. Và ngay sau khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu bị Mỹ ném bom, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến Hà Nội. Và cũng rất ít người hôm nay còn nhớ rằng, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, có một nhân vật cao cấp đã đến thăm Việt Nam — đó là ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, nhân vật quyền lực thứ 3 ở Liên Xô thời đó. Continue reading “Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng”

26/05/1896: Sa hoàng Nicholas II đăng quang

nicholasII

Nguồn:Czar Nicholas II crowned”, History.com (truy cập ngày 26/5/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1896, Nicholas II, Sa hoàng cuối cùng của Nga, đã đăng quang trở thành người trị vì nước Nga tại Nhà thờ Ouspensky cổ kính của Moskva.

Nicholas không được đào tạo cũng không có ý định để lên làm Sa hoàng, và điều này đã không có lợi cho chế độ chuyên chế mà ông đã tìm cách bảo tồn trong một kỷ nguyên đang tuyệt vọng tìm kiếm sự thay đổi. Sinh năm 1868, ông đã thừa kế ngai vàng của Nga sau cái chết của cha mình, Sa hoàng Alexander III, vào tháng 11 năm 1894. Cũng trong tháng đó, vị Sa hoàng mới đã kết hôn cùng Alexandra, một công chúa sinh ra ở Đức, người sau này đã có ảnh hưởng lớn đối với chồng. Sau một thời gian để tang cha, Nicholas và Alexandra đã đăng quang thành Sa hoàng và hoàng hậu mới của nước Nga vào tháng 5 năm 1896. Continue reading “26/05/1896: Sa hoàng Nicholas II đăng quang”