07/12/1993: Nổ súng trên chuyến tàu của Đường sắt Long Island

Nguồn: Shooter opens fire on Long Island Railroad train, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, một người đàn ông tên là Colin Ferguson đã nổ súng trên một chuyến tàu thuộc Đường sắt Long Island khởi hành từ Thành phố New York, khiến 6 người thiệt mạng và 19 người khác bị thương.

Ferguson là người gốc Jamaica, mắc bệnh tâm thần, từng sống nhiều năm ở Bờ Tây trước khi chuyển đến New York vào năm 1993. Ngày 07/12/1993, anh ta lên chuyến tàu lúc 5:33 chiều tại Ga Penn, mang theo một khẩu súng lục tự động, và khi tàu đến gần trạm Garden City, Ferguson bắt đầu chạy dọc con tàu và ngẫu nhiên xả xúng vào các hành khách. Continue reading “07/12/1993: Nổ súng trên chuyến tàu của Đường sắt Long Island”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush

Nguồn: President Clinton punishes Iraq for plot to kill George H.W. Bush, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, để trả đũa cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống George H.W. Bush trong chuyến thăm Kuwait hồi tháng 4, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở của cơ quan tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush”

13/09/1993: Ký Hiệp định hòa bình Israel-Palestine

Nguồn: Israel-Palestine peace accord signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, sau hàng thập niên thù hận đẫm máu, đại diện của Israel và Palestine đã gặp nhau tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng và ký một hòa ước khung. “Tuyên bố về các Nguyên tắc” (Declaration of Principles) là thỏa thuận đầu tiên giữa hai bên về việc chấm dứt xung đột, cũng như phân chia vùng đất thánh giữa sông Jordan và biển Địa Trung Hải mà họ đều tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Giao tranh giữa người Do Thái và người Ả Rập ở Palestine bắt đầu từ những năm 1920, khi cả hai nhóm cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ do Anh kiểm soát. Những người Do Thái này là những người theo chủ nghĩa Phục quốc (Zionist), quyết định từ Châu Âu và Nga quay trở về quê hương cổ xưa của người Do Thái để thành lập một quốc gia riêng cho dân tộc mình. Những người Ả Rập bản địa (khi ấy chưa tự xưng là người Palestine) đã tìm cách ngăn chặn dòng người nhập cư Do Thái và cố gắng thiết lập một nhà nước Palestine thế tục. Continue reading “13/09/1993: Ký Hiệp định hòa bình Israel-Palestine”

25/06/1993: Kim Campbell trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada

Nguồn: Kim Campbell becomes Canada’s first female prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, tại Ottawa, Kim Campbell đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Canada thứ 19, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ cao nhất của đất nước.

Sinh tại Port Alberni, British Columbia vào năm 1947, bà Campbell đã theo học ngành luật và khoa học chính trị trước khi tham gia chính trường Canada kể từ thập niên 1980. Năm 1986, bà trở thành đại diện của Đảng Bảo thủ trong cơ quan lập pháp của British Columbia, và hai năm sau đó thì được Thủ tướng Brian Mulroney bổ nhiệm làm Bộ trưởng Phụ trách Các vấn đề liên quan đến Cư dân Bản địa. Continue reading “25/06/1993: Kim Campbell trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada”

08/04/1993: Người phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Astronaut Ellen Ochoa becomes the first Hispanic woman in space, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1993, tàu con thoi Discovery đã rời khỏi Trung tâm Vũ vụ Kennedy mang theo phi hành gia Ellen Ochoa – đưa bà trở thành phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ.

Ochoa bắt đầu làm việc tại NASA vào năm 1988 sau khi nhận bằng tiến sĩ ngành kỹ thuật điện tại Đại học Stanford. Hai năm sau, bà được chọn làm phi hành gia. Trong đợt bay đầu tiên, Ochoa là chuyên gia nghiên cứu (Mission Specialist) trên chuyến bay 9 ngày vào vũ trụ với nhiệm vụ chính là nghiên cứu tầng ozone của Trái đất. Continue reading “08/04/1993: Người phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ”

09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov

Nguồn: Romanov remains identified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, các nhà khoa học pháp y Anh tuyên bố rằng họ đã xác định được danh tính hài cốt của Sa hoàng cuối cùng, Nicholas II, cùng với vợ ông, Alexandra, và ba cô con gái của họ. Nhóm nhà khoa học này đã sử dụng dấu vết DNA ty thể (mitochondria DNA, mtDNA) để định danh các bộ hài cốt được khai quật từ một ngôi mộ tập thể gần Yekaterinburg vào năm 1991.

Đêm 16/07/1918, ba thế kỷ cầm quyền của triều đại Romanov đã chấm dứt khi quân Bolshevik xử tử Nicholas và gia đình ông. Chi tiết về vụ hành quyết cũng như địa điểm nơi an nghỉ cuối cùng của họ là điều tối mật ở Liên Xô suốt sáu thập niên. Vì không có bằng chứng vật lý cụ thể, sau Cách mạng Bolshevik, tin đồn sớm lan nhanh khắp châu Âu rằng một đứa trẻ nhà Romanov, có lẽ là cô con gái út, Anastasia, đã sống sót sau cuộc tàn sát. Trong những năm 1920, đã có một vài người tuyên bố mình chính là Nữ tước Anastasia. Câu chuyện thuyết phục nhất là của Anna Anderson, người đã đến Berlin năm 1922, tự xưng là Anastasia. Năm 1968, Anderson di cư đến thành phố Charlottesville, Virginia, nơi bà qua đời năm 1984. Continue reading “09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu ám sát Bush

Nguồn: Clinton punishes Iraq for plot to kill BushHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, để trả thù cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W.H. Bush trong chuyến thăm của ông tới Kuwait vào tháng 04/1993, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Hoa Kỳ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu ám sát Bush”

24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale

Nguồn: Mail bomb injures Yale professorHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, vị giáo sư khoa học máy tính của Đại học Yale, David Gelernter, đã bị thương nặng trong khi mở thư, khi một phong bì được độn dày phát nổ trên tay ông. Vụ tấn công chỉ diễn ra hai ngày sau khi một nhà di truyền học tại Đại học California bị thương bởi một quả bom tương tự, và đây là vụ đánh bom mới nhất trong một chuỗi đánh bom kể từ năm 1978 mà các nhà chức trách tin rằng có liên quan đến nhau.

Sau cuộc tấn công vào giáo sư Gelernter, nhiều bộ ngành liên bang đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm UNABOM nhằm tổ chức một cuộc điều tra chuyên sâu đối với nghi phạm được gọi là “Unabomber”. Các vụ đánh bom này, cùng với 14 vụ đánh bom khác kể từ năm 1978 vốn giết chết 3 người và làm 23 người khác bị thương, cuối cùng đã được tìm thấy có mối liên hệ với Theodore John Kaczynski, một nhà toán học đến từ Chicago. Continue reading “24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale”

08/12/1993: Tổng thống Clinton ký NAFTA thành luật

Clinton signs NAFTA

Nguồn:NAFTA signed into law,” History.com (truy cập ngày 07/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã được Tổng thống Bill Clinton ký thành luật. Clinton hy vọng rằng hiệp định này sẽ khuyến khích các quốc gia khác cùng hành động hướng tới một hiệp ước thương mại thế giới rộng lớn hơn.

NAFTA, một hiệp ước thương mại giữa Hoa Kỳ, Canada, và Mexico, đã loại bỏ hầu hết các thuế quan và rào cản thương mại giữa ba nước. Việc NAFTA được thông qua là một trong những chiến thắng lớn đầu tiên của Clinton với tư cách tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Dân chủ sau 12 năm – cho dù phong trào tự do thương mại ở Bắc Mỹ ban đầu là sáng kiến của Đảng Cộng hòa. Continue reading “08/12/1993: Tổng thống Clinton ký NAFTA thành luật”

30/11/1993: Mỹ ban hành Luật Brady về kiểm soát súng

Nguồn:Brady Bill signed into law,” History.com (truy cập ngày 29/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, trong một buổi lễ có sự tham dự của James S. Brady, Tổng thống Bill Clinton đã ký dự luật Brady về kiểm soát súng ngắn. Luật này yêu cầu khách hàng mua súng ngắn phải đợi năm ngày làm việc trong khi chính quyền kiểm tra lý lịch khách hàng, dựa vào đó việc mua bán sẽ được phê duyệt hoặc bị cấm theo một tập hợp các tiêu chí.[1]

Năm 1981, James S. Brady, thư ký báo chí của Tổng thống Ronald Reagan, đã bị John Hinckley con bắn vào đầu khi tên này cố gắng ám sát Tổng thống Reagan bên ngoài một khách sạn ở Washington, D.C. Bản thân Reagan cũng trúng đạn ở phổi trái nhưng đã hồi phục và trở lại Nhà Trắng chỉ trong hai tuần. Bị thương nặng nhất trong vụ tấn công, Brady từng bị tuyên bố là đã chết trong bệnh viện nhưng đã sống sót và bắt đầu phục hồi ấn tượng từ chấn thương não gây suy nhược sức khỏe của ông. Continue reading “30/11/1993: Mỹ ban hành Luật Brady về kiểm soát súng”

01/11/1993: Liên minh châu Âu ra đời

P0000510219

Nguồn:European Union goes into effect,” History.com (truy cập ngày 31/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực, chính thức thành lập nên Liên minh châu Âu (EU). Hiệp ước này được soạn thảo vào năm 1991 bởi các đại biểu tại cuộc họp của Cộng đồng châu Âu ở Maastricht, Hà Lan, và được ký vào năm 1992.

Hiệp ước Maastricht kêu gọi thành lập một nghị viện châu Âu mạnh hơn, một ngân hàng trung ương châu Âu, và những chính sách sách đối ngoại và an ninh tập thể. Hiệp ước này cũng đặt nền móng cho việc thành lập một đồng tiền chung châu Âu, sau này được gọi là đồng “euro.” Continue reading “01/11/1993: Liên minh châu Âu ra đời”