Tác giả: Phan Xuân Dũng
Sự ra đi của Tổng Bí thư (TBT) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng đã để lại một khoảng trống lãnh đạo khó lấp đầy, không chỉ vì di sản chính trị mà ông để lại mà còn vì sự nhạy bén ngoại giao của ông. Lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ xung đột và căng thẳng địa chính trị gia tăng, ông đã khéo léo thực hiện việc “xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước lớn”.
TBT Trọng nhậm chức vào năm 2011, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông. Trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Trung Quốc năm đó, hai nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, bao gồm cả tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa. Động thái này thể hiện phương châm của TBT Trọng và Việt Nam trong việc tách biệt vấn đề Biển Đông khỏi các lĩnh vực hợp tác khác với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn xung đột trên biển, đồng thời xây dựng quan hệ song phương ổn định. Continue reading “Di sản đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng: Định hình chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam”