Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China today has fewer ads, cleaner toilets, economic hurdles,” Nikkei Asia, 29/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đang xa rời các quyền tự do thời Đặng Tiểu Bình.

Tuần này, tôi quay trở lại Trung Quốc, lần đầu tiên sau ba năm tám tháng. Khi đến Bắc Kinh và Thiên Tân, tôi đã chứng kiến vô vàn bất ngờ.

Dù bị cô lập với phần còn lại của thế giới do những hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19, thủ đô Bắc Kinh vẫn thay đổi chóng mặt. Sự khác biệt không nằm ở số lượng các tòa nhà cao tầng mới, mà ở sự biến mất của các bảng quảng cáo. Tại các ga tàu điện ngầm và bến xe buýt, những tấm áp phích từng thu hút sự chú ý của mọi người nay đã biến mất. Continue reading “Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình”

Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “ After a decade, Xi floats ‘G2’ world with U.S. again,” Nikkei Asia, 22/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trái Đất đủ lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc

Một trong những cụm từ chính mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng khi gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Bắc Kinh là, “Hành tinh Trái Đất đủ lớn để đáp ứng sự phát triển và thịnh vượng chung của cả Trung Quốc và Mỹ.”

Đối với các nhà quan sát quan hệ Mỹ-Trung trong những năm qua, phát biểu này đã gợi nhắc về quá khứ. Tập từng đưa ra nhận xét tương tự cách đây 10 năm, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ”

Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi throws Okinawa into East Asia geopolitical cocktail,” Nikkei Asia, 15/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã nói về lịch sử của Ryukyu (Lưu Cầu Quốc), trong đó nhấn mạnh quan hệ với Trung Quốc.

Ngày 4/6 vừa qua, một bài viết gây tranh cãi đã xuất hiện trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong bài viết này, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về lịch sử của Quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu), mà ngày nay là Okinawa, tỉnh cực nam của Nhật Bản. Continue reading “Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”

Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Zelenskyy sparked speculation he was on his way to meet Xi,” Nikkei Asia, 25/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc gặp mặt trực tiếp của hai nhà lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có chấp nhận các điều kiện của Ukraine hay không.

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bước xuống sân bay Hiroshima vào chiều thứ Bảy ngày 20/05/2023, sự xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh G-7 của ông đã trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu.

Nhưng đã có một lời đồn xuất hiện trong nhóm các nhà ngoại giao và nhà báo có mặt tại sự kiện ngày hôm đó, xuất phát từ phương tiện di chuyển của vị tổng thống Ukraine. Phải chăng Zelenskyy sẽ tiếp tục bay tới Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình? Cuộc gặp đó sẽ làm rung chuyển thế giới. Continue reading “Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình”

Tại sao Tập ngó lơ Biden?

Nguồn: Craig Singleton, “Why Xi Is Ghosting Biden,” Foreign Policy, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh từ chối đối thoại với Washington là một phần trong cuộc chiến nhằm làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngó lơ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thật vậy, đã sáu tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau – Bắc Kinh đổ lỗi rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu bay lạc, đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong suốt thời gian đó, Tập lại gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và tiếp đón các phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Pháp, Đức, và Brazil. Sau khi sử dụng hết mọi lý do có thể, Trung Quốc gần đây đã thừa nhận rằng họ đơn giản là không muốn nói chuyện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tháng 3, “Việc liên lạc [với Mỹ] không nên được thực hiện chỉ vì [các bên muốn] liên lạc.” Continue reading “Tại sao Tập ngó lơ Biden?”

Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Macron’s labeling of Russia as ‘vassal state’ goes viral in China,” Nikkei Asia, 18/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đã cố gắng làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh G-7 bằng cách cử một phái đoàn đến Ukraine.

Bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng Moscow trên thực tế đang trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc, đã gây xôn xao khắp Trung Quốc.

Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chủ nhật (13/05/2023), ngay trước cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối ngày, rằng Nga “đã thua về mặt địa chính trị” trong cuộc chiến ở Ukraine. Continue reading “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’”

Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For wolf-warrior envoy in France, it’s mission accomplished,” Nikkei Asia, 27/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại sứ Lô Sa Dã đã gửi tín hiệu đồng ý với Putin qua bình luận về chủ quyền của Liên Xô cũ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi trên trường quốc tế khi phát biểu rằng châu Âu nên tránh bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Chỉ hai tuần sau đó, Lô Sa Dã (Lu Shaye), Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã gây ra một vụ náo động khác ở châu Âu khi ông đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?”

Chính Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi, not Trump, started on path to decoupling,” Nikkei Asia, 20/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mong muốn không phụ thuộc vào người Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được thể hiện xuyên suốt 11 năm.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã bắt đầu từ khi nào?

Một số người cho rằng mọi chuyện bắt đầu khi Mỹ áp đặt lên Trung Quốc các hạn chế về xuất khẩu, có thể là vì tức giận trước cách hành xử không công bằng của Trung Quốc, hoặc vì lo sợ một đối thủ quân sự đang trỗi dậy. Nhiều người ở Trung Quốc tin rằng nguyên nhân sâu xa của phân tách Mỹ-Trung nằm ở lập trường của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Continue reading “Chính Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung”

Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi Jinping did not meet Taiwan’s ex-president,” Nikkei Asia, 13/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hữu ích của Mã Anh Cửu đối với Bắc Kinh có thể đang suy giảm.

Trong lúc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California vào tuần trước, người tiền nhiệm của bà, Mã Anh Cửu, đã xuất hiện ở Trung Quốc đại lục.

Thoạt tiên, có vẻ như Trung Quốc đang trải thảm đỏ chào đón Mã – cựu tổng thống Đài Loan đầu tiên đặt chân lên đại lục. Nhưng khi chuyến đi kết thúc, người ta lại bắt đầu nghĩ đến câu thành ngữ tiếng Trung “đầu rồng, đuôi rắn.” Mọi chuyện đã khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Continue reading “Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?”

Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh

Nguồn: John Pomfret và Matt Pottinger, “Xi Jinping Says He Is Preparing China for War,” Foreign Affairs, 29/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và thế giới nên lưu tâm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng “hãy dám đánh.” Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng “Huy động Quốc phòng” mới trên toàn quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh”

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Nguồn: William Figueroa, “China in Russia, Japan in Ukraine: Asian Powers Enter International Diplomacy, The Diplomat, 22/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để hiểu được ý nghĩa của các chuyến thăm vừa qua, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng bối cảnh rộng hơn của những nỗ lực ngoại giao quốc tế gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tuần vừa qua quả là một quãng thời gian vô cùng bất ngờ đối với những ai theo dõi hoạt động ngoại giao ở Đông Á. Ngay sau tuyên bố bất ngờ của Trung Quốc, về một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới Moscow vào ngày 20/03, để theo đuổi những gì có thể là một thành tựu ngoại giao mới: một lệnh ngừng bắn và một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine. Continue reading “Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao”

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Nikkei Asia, 30/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh hiện đang giám sát mọi mặt của an ninh Trung Quốc

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống Moscow vào ngày 20/03 vừa qua, ông đang rất phấn chấn.

Sau khi thuyết phục Ả Rập Saudi và Iran khôi phục quan hệ, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, qua đó chứng tỏ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Continue reading “Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc”

Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?

Nguồn: Gideon Rachman, “The real meaning of Xi’s visit to Putin,” Financial Times, 20/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957. Continue reading “Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?”

Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Heavyweight Xi Jinping gives himself a lightweight cabinet,” Nikkei Asia, 16/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các bộ trưởng kinh tế đã bị gạt ra ngoài lề trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm toàn quyền hoạch định chính sách.

“Yếu một cách đáng ngạc nhiên” là cách mà một số nhà quan sát mô tả đội hình mới của Quốc vụ viện Trung Quốc, tức chính phủ của nước này, khi thông tin được công bố tại kỳ họp thường niên gần đây của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Các quan chức kinh tế chủ chốt của Trung Quốc, bao gồm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương), đã không còn nằm trong ban lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình”

Lý Khắc Cường cảnh báo ‘trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In his parting words, Li Keqiang warns that ‘heaven is watching’,” Nikkei Asia, 09/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã có những sự kiện âm thầm diễn ra trong lúc Tập vô hiệu hóa Quốc vụ viện để củng cố sức mạnh của đảng.

Ngay trước khi Quốc hội Trung Quốc bắt đầu phiên họp thường niên vào Chủ nhật (05/03/2023), nhiều video về một sự kiện đã được lan truyền chóng mặt.

Được quay bằng điện thoại thông minh, những video này cho thấy Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đang chào tạm biệt khoảng 800 quan chức cấp cao của chính phủ. Họ bao gồm những nhân vật quan trọng nhất của Văn phòng Quốc vụ viện, cơ quan mà Lý đã lãnh đạo trong thập niên vừa qua. Continue reading “Lý Khắc Cường cảnh báo ‘trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian’”

Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi wants China’s security apparatus under his direct grip,” Nikkei Asia, 02/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình vội vã củng cố quyền kiểm soát của mình sau khi xảy ra phong trào ‘giấy trắng’ và ‘tóc trắng.’

Đã 10 năm kể từ khi Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là người đứng đầu bộ máy an ninh nội bộ của Trung Quốc, bị thanh trừng.

Đã từng có lúc, ảnh hưởng của Chu lớn đến mức ngay cả nhà lãnh đạo tối cao, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng không thể can thiệp trực tiếp vào các vấn đề an ninh công cộng và cảnh sát. Continue reading “Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?”

Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga”

Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China flip-flop on Japanese visas highlights further policy confusion,” Nikkei Asia, 02/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những nỗ lực nhằm giữ thể diện cho Tập Cận Bình mang các đặc điểm tương tự việc đột ngột hủy bỏ chính sách zero-covid.

Hôm Chủ nhật (29/1/2023), một bài đăng mới xuất hiện trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Dù bắt đầu bằng cụm từ “thông báo”, nó lại được đăng một cách âm thầm đến mức hầu hết mọi người có thể sẽ không để ý.

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực Trung Quốc cho công dân Nhật Bản,” bài đăng cho biết. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật”

Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts top brain in charge of Taiwan unification strategy,” Nikkei Asia, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vương Hỗ Ninh đã được giao nhiệm vụ tạo ra giải pháp thay thế cho chính sách “một quốc gia, hai chế độ.”

Một nguồn thạo tin về hoạt động nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hé lộ bí mật về cuộc cải tổ lãnh đạo của Tổng bí thư Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái.

Tại sao một số nhà lãnh đạo được giữ lại để phục vụ thêm một nhiệm kỳ, trong khi những người khác bị loại bỏ thẳng tay? Continue reading “Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan”