Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc hoang mang sau Đại hội Đảng?

Nguồn: Li Yuan, “China’s Business Elite See the Country That Let Them Thrive Slipping Away.” The New York Times, 07/11/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vốn lâu nay xa lánh chính trị, tầng lớp doanh nhân Trung Quốc đang ngày càng lo lắng liệu họ có còn chỗ đứng trong hệ thống độc nhân trị của Tập Cận Bình hay không.

Nhiều thập niên qua, giới doanh nhân Trung Quốc về căn bản đã ký một hợp đồng bất thành văn với Đảng Cộng sản: để chúng tôi kiếm tiền và chúng tôi sẽ không quan tâm các vị dùng quyền lực của mình ra sao.

Như hầu hết người dân Trung Quốc, họ tin vào quan điểm của đảng rằng chế độ độc đảng mang đến một nền quản trị hiệu quả. Continue reading “Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc hoang mang sau Đại hội Đảng?”

Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s removal of Hu points to ‘common prosperity,’ not Taiwan invasion,” Nikkei Asia, 04/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nội các chỉ biết vâng lời của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy sẽ có những quyết định không được lòng dân trong tương lai.

Một buổi tối tháng 11/1999, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Keizo Obuchi đang nghỉ ngơi trong căn phòng tại khách sạn Jakarta Hilton, trao đổi quan điểm với cánh báo chí tháp tùng đoàn. Ông đã đến Indonesia vào hôm đó và dường như đang có tinh thần rất phấn chấn.

Hai hôm sau, tại Manila, ông sẽ dự bữa sáng ba bên lần đầu tiên trong lịch sử với Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Châu Á đang trỗi dậy, và Obuchi mong muốn mở ra một chương mới trong quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?”

Các lãnh đạo lão thành bảo vệ điều lệ đảng trước đòn tấn công của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elders defend party charter from Xi onslaught,” Nikkei Asia, 03/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu đang tìm cách ngăn cản Tập trở thành lãnh đạo trọn đời.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, đại hội toàn quốc vừa bế mạc của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể không phải là chiến thắng một chiều của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Đúng là ông đã đại thắng trong các cuộc bổ nhiệm nhân sự. Nhưng trong các khía cạnh khác, Tập đã không giành được tất cả những gì mình muốn. Continue reading “Các lãnh đạo lão thành bảo vệ điều lệ đảng trước đòn tấn công của Tập”

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước. Continue reading “Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’”

Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was Hu Jintao about to express discontent?,” Nikkei Asia, 27/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe. Continue reading “Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?”

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Nguồn: Howard W. French, “The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness,” Foreign Policy, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo. Continue reading “Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh”

Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Third Term Is a Gift in Disguise,” Foreign Policy, 21/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không còn gì phải giấu giếm, và đó là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Trong một động thái không có gì bất ngờ, Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại đại hội Đảng lần thứ 20 vào tuần trước. Chiến thắng chính trị của Tập – được chuẩn bị suốt nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm – đã đảo ngược tiền lệ kéo dài hàng chục năm của đảng: các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể đảm nhiệm tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tuy nhiên, bằng việc phá vỡ quy tắc này, Tập đã giúp Mỹ và các đồng minh không còn phải phỏng đoán con đường phía trước của Trung Quốc. Continue reading “Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây”

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s coronation ceremony opens on date of China’s first atom bomb,” Nikkei Asia, 20/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộng sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc. Continue reading “Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức”

Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đại hội lần thứ 20 của Đảng CSTQ đã khai mạc ngày 16/10/2022 với bài diễn văn dài hai tiếng của Tập Cận Bình. Ông sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba sau khi xóa bỏ luật chơi của đảng do Đặng Tiểu Bình xác lập. Trung Quốc đã trỗi dậy thành siêu cường kinh tế lớn thứ hai, bành trướng và bắt nạt các nước khu vực, thách thức Mỹ với ý đồ thay đổi trật tự thế giới. Xu hướng cực đoan và tham vọng quá lớn của Tập ẩn chứa rủi ro và nguy cơ khó lường.

Sau đại hội 19, đại hội 20 là một cơ hội mới để Tập Cận Bình thực hiện tham vọng phục hưng Trung Quốc. Nhưng các diễn biến gần đây với các bài học của chiến tranh Ukraine cũng như suy giảm kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch với mức tăng trưởng GDP tụt xuống chỉ còn 3,2% năm 2022, chắc sẽ làm lãnh đạo Trung quốc phải tính toán lại về chính sách để đối phó với rủi ro và thách thức trong một thế giới biến động khó lường. Continue reading “Tập Cận Bình và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20”

Tập Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản

Nguồn: Kerry Brown, “Xi Jinping Is a Captive of the Communist Party Too”, New York Times, 10/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong mắt người phương Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẻ giống như hóa thân của chế độ độc tài độc nhân trị. Quan điểm ấy có lý do chính đáng.

Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tới nay, ông xóa bỏ cơ chế chia sẻ quyền lực giữa các phe phái trong Đảng, biến một trong những tổ chức chính trị lớn nhất thế giới thành một khối thống nhất. Tại bất cứ nơi nào cũng có thể thấy lời nói, tư tưởng và hình ảnh của ông. Trong một bài phát biểu năm 2016, ông sử dụng các từ ngữ của Mao Trạch Đông, nói ĐCSTQ đang lãnh đạo “Đông Tây Nam Bắc Trung” của Trung Quốc. Có lẽ ông dùng câu nói này để nói về chính mình. Continue reading “Tập Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: A Downside Scenario,” The Diplomat, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các quy chuẩn về nhân sự bị bỏ qua, Tập có thể sẽ bổ nhiệm những người thân tín với mình, từ đó làm tăng nguy cơ mắc sai lầm chính sách.

Trong bài viết trước, tôi đã phân tích một kịch bản có thể xảy ra tại đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sẽ bắt đầu vào ngày 16/10. Theo kịch bản đó, Tập Cận Bình sẽ đắc cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, nhưng Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ tập trung nhiều nhà cải cách ủng hộ thị trường, những người có khả năng thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách kinh tế. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: An Upside Scenario,” The Diplomat, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quy chuẩn về nhân sự trong cơ quan ra quyết định hàng đầu ở Bắc Kinh có thể giúp kiềm chế quyền lực của Tập Cận Bình và nâng cao vị thế của các nhà cải cách ủng hộ thị trường.

Trước thềm đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khai mạc vào ngày 16/10 này, có nhiều đồn đoán xoay quanh việc ai sẽ được bổ nhiệm vào các vai trò lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Người ta đặc biệt quan tâm đến Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên, cơ quan đưa ra các chỉ thị và quyết định quan trọng nhất của Bắc Kinh. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1”

Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”

Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?

Nguồn: Zhuoran Li, “The End of Senior Politics in China,” The Diplomat, 26/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo đầu tiên kể từ năm 1978 không bị hạn chế bởi các vị nguyên lão quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng thể chế hóa là chìa khóa cho sự ổn định chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc kể từ thập niên 1980. Andrew Nathan nhận định thể chế hóa quá trình chuyển giao quyền lực là một trong những lý do chính đằng sau sự dẻo dai của chế độ chuyên chế ở Trung Quốc. Tuy nhiên, như Joseph Fewsmith đã lưu ý, điều mà các học giả Trung Quốc định nghĩa là thể chế chính trị ở nước này chỉ đơn giản là các quy chuẩn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các quy chuẩn này đã được xây dựng và được bảo vệ bởi các nhân vật lớn tuổi trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người là lực lượng duy trì sự ổn định trong nội bộ Đảng. Continue reading “Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?”

Đảng viên lão thành 105 tuổi gửi thông điệp thẳng thừng cho Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “105-year-old party elder sends blunt message to Xi,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Cải cách và mở cửa là con đường duy nhất cho Trung Quốc,” Tống Bình nói.

Ở tuổi 105, Tống Bình (Song Ping) là quan chức về hưu cao tuổi nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nổi tiếng với việc từng thúc ép cựu chủ tịch Giang Trạch Dân phải nghỉ hưu hoàn toàn, mới đây, Tống đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên sau nhiều năm.

Do tuổi cao nên ông chỉ xuất hiện trong một đoạn video. Nhưng hành động đó đã gây xôn xao chính giới Trung Quốc trước thềm đại hội toàn quốc của đảng, sẽ khai mạc vào ngày 16/10. Continue reading “Đảng viên lão thành 105 tuổi gửi thông điệp thẳng thừng cho Tập”

Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s new diplomacy keeps Putin’s war at arm’s length,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đã trở nên gần gũi hơn với Kazakhstan, khi quốc gia Trung Á này bắt đầu không còn thân thiện với Moscow.

Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên sau bảy tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trò chuyện cùng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình với thái độ khiêm tốn khác thường.

“Chúng tôi hiểu các nghi vấn và quan ngại của các bạn” về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông nói vào ngày 15/09 tại Samarkand, Uzbekistan. “Trong cuộc họp ngày hôm nay, tất nhiên chúng tôi sẽ giải thích lập trường của mình, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết lập trường của chúng tôi về vấn đề này, dù chúng tôi đã từng nói về điều này trước đây.” Continue reading “Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin”

Điểm yếu của Tập Cận Bình (P2)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1`

vị HOÀNG ĐẾ không quần áo

Hệ thống chính trị càng tập trung vào một lãnh đạo duy nhất thì càng phải lưu tâm đến những thiếu sót và tính cách khác thường của nhà lãnh đạo đó. Trong trường hợp của Tập, nhà lãnh đạo là người không thích bị chỉ trích, cố chấp và độc tài.

Tính cách này đã hiện rõ ngay từ trước khi ông nhậm chức chủ tịch nước. Năm 2008, Tập trở thành Hiệu trưởng của Trường Đảng Trung ương, nơi tôi giảng dạy. Một năm sau đó, trong một cuộc họp cấp khoa, hiệu phó nhà trường đã chuyển lời đe dọa của Tập tới các giảng viên, rằng ông sẽ “không bao giờ cho phép họ vừa ăn từ bát cơm của đảng, vừa cố gắng đập vỡ nồi cơm của đảng” – nghĩa là nhận lương từ chính phủ trong khi vẫn âm thầm chỉ trích hệ thống. Tức giận trước quan điểm ngớ ngẩn của Tập rằng ĐCSTQ mới là người đóng góp cho ngân sách nhà nước, chứ không phải những người dân đóng thuế, từ chỗ ngồi của mình, tôi đã hỏi vặn lại thật to, “Thế còn đảng ăn từ bát cơm của ai? Đảng ăn từ bát cơm của dân nhưng ngày nào cũng đập nồi cơm của họ.” Đã không ai báo cáo tôi, vì các đồng nghiệp cũng đồng ý với tôi. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P2)”

Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói tự cao và chứng hoang tưởng đã đe dọa tương lai của Trung Quốc như thế nào?

Không lâu trước đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cực kỳ thành công. Ông củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đưa bản thân lên ngang hàng với nhà lãnh đạo biểu tượng của đảng, Mao Trạch Đông, và loại bỏ giới hạn đối với nhiệm kỳ chủ tịch nước, cho phép ông trở thành lãnh đạo trọn đời. Trong nước, ông khoe khoang mình đã có bước tiến vượt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; còn ở nước ngoài, ông tuyên bố đã nâng uy tín quốc tế của đất nước lên tầm cao mới. Đối với nhiều người Trung Quốc, chiến thuật lãnh đạo cứng rắn (strongman) của Tập là cái giá có thể chấp nhận được để phục hưng đất nước. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)”

Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In cryptic lingo, Premier Li says rivers only flow forward,” Nikkei Asia, 08/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa sẽ cản trở các chính sách kinh tế của Tập.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc trao lại sự nghiệp cho thế hệ tiếp theo, hoặc thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng các phép so sánh với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con sông lớn nhất của đất nước đã bồi đắp cho nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo thường thích lồng ghép cảm xúc cá nhân vào chúng. Sẽ dễ nói về các chủ đề tế nhị hơn nếu ta so sánh chúng với những dòng sông. Continue reading “Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’”

Trung Quốc ngày càng dao động trong việc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Anton Troianovski & Keith Bradsher, “Chinese Support for Putin’s War Looks More Shaky After Summit”, The New York Times, 15/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Năm 15/9/2022, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin nói Moskva hiểu rằng Trung Quốc có “nghi vấn và lo ngại” về cuộc chiến tranh ở Ukraine. Đây là một lời thừa nhận đáng chú ý, cho dù khó hiểu, từ ông Putin đối với việc Bắc Kinh có thể không hoàn toàn tán thành Nga xâm lược Ukraine.

Trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với ông Putin kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã có giọng điệu ôn hòa hơn nhiều so với Tổng thống Nga, và trong các bình luận công khai của mình, ông Tập hoàn toàn tránh đề cập đến Ukraine. Continue reading “Trung Quốc ngày càng dao động trong việc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine”