Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Putin promises Xi to ‘fight for five years’ in Ukraine,” Nikkei Asia, 28/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tiết lộ từ các nguồn tin, trong cuộc gặp ở Moscow hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nga “sẽ chiến đấu [ít nhất] 5 năm” ở Ukraine.

Đó chắc hẳn là cách để Putin tóm tắt tình hình không thuận lợi đối với Nga vào thời điểm đó, và đảm bảo với Tập rằng cuối cùng Nga sẽ giành chiến thắng. Continue reading “Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm”

Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Kính thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bà Ngô Thị Mẫn,

Thưa các đồng chí và các bạn thanh niên hai nước Trung Quốc, Việt Nam,

Xin gửi mọi người lời chào buổi chiều tốt lành!

Rất vui được gặp các bạn. Sau sáu năm, tôi lại đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, thấy các bạn tràn trề nhiệt tình tôi vô cùng vui mừng. Hôm nay ở đây có không ít bạn cũ từng nhiều năm dốc sức phấn đấu vì tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, cũng có rất nhiều bạn trẻ mới. Thay mặt Đảng và Chính phủ Trung Quốc, tôi xin gửi tới các bạn lời thăm hỏi thân thiết! Continue reading “Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung”

Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “U.S. failed to catch hints Xi Jinping dropped at Filoli summit,” Nikkei Asia, 23/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden nghe là Trung Quốc không có ý định xâm chiếm Đài Loan, nhưng không nhận ra tham vọng lãnh tụ trọn đời của Tập.

Năm 2027 và 2035 mang ý nghĩa rất quan trọng đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và đó là lý do tại sao ông cố tình đề cập đến chúng trong khi phủ nhận việc Trung Quốc có kế hoạch xâm chiếm Đài Loan.

Lời phủ nhận được đưa ra trong cuộc trò chuyện kéo dài 4 giờ với Tổng thống Mỹ Joe Biden ở California hồi tuần trước. Continue reading “Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli”

Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi saves face by meeting Biden but accomplishes little,” Nikkei Asia, 17/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Trung Quốc, thế hệ đỏ thứ hai đang chuyển sang chỉ trích ‘chế độ chuyên chế cá nhân.’

Cuộc tranh giành quyền lực trong chính trường Trung Quốc là nguyên nhân khiến Chủ tịch Tập Cận Bình phải tới tận California để gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Mỹ, lần đầu tiên sau một năm.

Hôm thứ Tư, hội nghị thượng đỉnh tại San Francisco giữa Tập và Tổng thống Joe Biden đã diễn ra ba tháng sau mật nghị mùa hè hàng năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi ban lãnh đạo đảng đương nhiệm, do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đứng đầu, đã nhận được một số lời khuyên gay gắt từ các đảng viên lão thành, xoay quanh vấn đề nền kinh tế Trung Quốc. Continue reading “Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế”

Tại sao Trung Quốc trì hoãn tổ chức Hội nghị Trung ương 3?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Abandonment of ‘Likonomics’ limits Xi Jinping’s options,” Nikkei Asia, 9/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp chính sách kinh tế quan trọng đã bị trì hoãn khi nhà lãnh đạo chưa có thành tựu nào nổi bật để ca ngợi.

Cứ 5 năm một lần, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lại tổ chức một cuộc họp quan trọng để đề ra các chính sách kinh tế dài hạn. Mười mùa thu trước, “Likonomics,” chính sách ủng hộ thị trường do cố Thủ tướng Lý Khắc Cường khởi xướng, đã được đưa ra tại một trong những cuộc họp này.

Nhưng năm nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy đảng do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo sẽ triệu tập kỳ họp hoạch định chính sách kinh tế. Continue reading “Tại sao Trung Quốc trì hoãn tổ chức Hội nghị Trung ương 3?”

Bên trong cuộc thanh trừng quân đội của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Inside Xi Jinping’s great military purge,” Nikkei Asia, 05/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của nhiều sĩ quan trong tiệc mừng Quốc Khánh thể hiện quyết tâm của Tập Cận Bình trong việc củng cố lòng trung thành của quân đội.

Một cuộc đại thanh trừng quân đội đang được tiến hành ở Trung Quốc.

Sự vắng mặt của các nhân vật chủ chốt của quân đội trong bữa tiệc chiêu đãi kỷ niệm ngày thành lập nước Trung Hoa thời hiện đại vào tuần trước đã làm rõ thực tế đó và khiến chính giới Bắc Kinh phải suy nghĩ về ý định của Chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Bên trong cuộc thanh trừng quân đội của Tập Cận Bình”

Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?

Nguồn: Joel Wuthnow, “Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own Military,” Foreign Affairs, 26/09/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ý nghĩa thực sự của việc các tướng lĩnh Trung Quốc biến mất là gì?

Trong hai tháng qua, hàng loạt tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và ban lãnh đạo lực lượng phụ trách tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs) của Trung Quốc. Những vụ việc này gây ngạc nhiên nếu xét đến quan điểm cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền kiểm soát Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và việc ông cam kết loại bỏ tận gốc những hành vi sai trái trong nhiệm kỳ của mình. Trên thực tế, những hành vi sai trái không chỉ tiếp diễn mà còn ảnh hưởng đến một số bộ phận nhạy cảm nhất của PLA, cho thấy giới hạn quyền lực của Tập Cận Bình. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?”

Tướng lĩnh lão thành âm thầm gây áp lực lên Tập tại Bắc Đới Hà?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Military elder put silent pressure on Xi at Beidaihe,” Nikkei Asia, 21/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc thanh trừng trong hàng ngũ quân đội và sự bất mãn âm ỉ đã khiến các vị tướng về hưu phải họp mật nghị.

Tại một cuộc họp ở khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà hồi mùa hè này, một nhân vật hàng đầu trong quân đội, 94 tuổi, đã ngồi im lặng trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình và những người ra quyết định hàng đầu khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc cẩn trọng lắng nghe một đảng viên lão thành đã nghỉ hưu khác nhận xét về tình hình đất nước. Continue reading “Tướng lĩnh lão thành âm thầm gây áp lực lên Tập tại Bắc Đới Hà?”

Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Biden administration detects red flags in Xiconomics,” Nikkei Asia, ngày 14/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ nhận xét ‘nguyên lý’ kinh tế của Trung Quốc ‘hoàn toàn không hiệu quả’

Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra bình luận về nền kinh tế Trung Quốc với giọng điệu chắc chắn đến mức nhiều người phải nhướng mày.

Tập “đang vô cùng bận rộn,” Biden nói trong một cuộc họp báo ở Hà Nội.

“Ông ấy đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp khổng lồ trong giới trẻ. Một trong những nguyên lý kinh tế chính trong kế hoạch của ông ấy hoàn toàn không còn hiệu quả nữa. Tôi không mừng vì điều đó. Nhưng đúng là nó không hiệu quả.” Continue reading “Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập”

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi reprimanded by elders at Beidaihe over direction of nation,” Nikkei Asia, 05/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách”

Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beidaihe with no elders but plenty of challenges”, Nikkei Asia, 10/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mật nghị năm nay sẽ thảo luận về vấn đề thống nhất Đài Loan, các khó khăn kinh tế, và quan hệ với Mỹ.

Mùa hè chính trị của Trung Quốc đã đến. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã nghỉ hưu và vẫn còn đương nhiệm – đã tập trung tại thị trấn nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc để tổ chức các cuộc thảo luận thường niên, theo hình thức bí mật và không chính thức, về tình hình đất nước.

Cuộc họp năm nay có lẽ sẽ mang tính lịch sử.

“Đây là mật nghị Bắc Đới Hà đầu tiên mà tất cả các đảng viên lão thành đầy quyền lực đều vắng mặt,” một đảng viên kỳ cựu, người đã quan sát chính trị Trung Quốc suốt bốn thập niên, cho biết. Continue reading “Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn

Nguồn: Neil Thomas, “Xi Jinping Is Trying to Adapt to Failure,” Foreign Policy, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang ở trong tình cảnh tồi tệ hơn nhiều so với khi ông mới nhậm chức.

Tập Cận Bình đã cai trị Trung Quốc hơn một thập niên, nhưng cách ông cai trị đang thay đổi. Ông đang phải đối mặt với môi trường trong nước và quốc tế tồi tệ hơn hẳn so với khi ông nhậm chức Tổng Bí thư vào năm 2012. Nền kinh tế đang gặp khó khăn, niềm tin đang giảm sút, nợ nần chồng chất, và cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ và các đồng minh đang gây nguy hiểm cho tương lai của tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn”

Quan hệ rạn nứt với Mỹ khiến Tần Cương mất ghế Ngoại trưởng?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did rocky China-U.S. ties doom Qin Gang as foreign minister?,” Nikkei Asia, 26/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Biden gọi Tập là ‘nhà độc tài’ đã đe dọa kế hoạch cho chuyến thăm San Francisco

Trong một diễn biến bất ngờ, tối thứ Ba vừa qua (25/07/2023), Trung Quốc thông báo rằng Tần Cương đã bị cách chức Ngoại trưởng, và thay thế bằng Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu đất nước, đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vương là người tiền nhiệm trực tiếp của Tần trong tư cách là Ngoại trưởng, và còn là thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng. Không có lý do nào được đưa ra cho việc sa thải Tần. Continue reading “Quan hệ rạn nứt với Mỹ khiến Tần Cương mất ghế Ngoại trưởng?”

Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức

Nguồn: Chris Buckley và David Pierson, “China’s Foreign Minister Is Removed After a Month of Silence,” New York Times, 25/07/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tần Cương, một nhân vật được Tập Cận Bình trọng dụng, đã bị thay thế bởi Vương Nghị, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, để lại nhiều câu hỏi chưa có lời đáp về sự thất sủng của Tần.

Chỉ mới 5 tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc, Tần Cương, còn giữ vị trí trung tâm trong nhiệm vụ khôi phục quan hệ ngoại giao cấp cao Mỹ-Trung: Ông đã bắt tay với Ngoại trưởng Antony J. Blinken tại Bắc Kinh và nhận lời mời tới thăm Mỹ. Continue reading “Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức”

Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc

Nguồn: Calder Walton, “The New Spy Wars,” Foreign Affairs, 19/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc và Nga đã sử dụng các cơ quan tình báo để làm suy yếu Mỹ như thế nào?

Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ kết thúc. Chí ít thì đó là quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Điện Kremlin vẫn tiếp tục cuộc chiến vĩ đại chống lại phương Tây ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ là hoạt động của các cơ quan tình báo và an ninh Nga. Thông qua các chiến dịch của mình, và qua quyền lực to lớn mà họ nắm giữ trong xã hội Nga, họ đã tiếp tục những gì mà tình báo Liên Xô đã bỏ dở. Kể từ năm 1991, các cơ quan này đã bị thúc đẩy bởi một chiến lược phục thù, nhằm làm cho nước Nga vĩ đại trở lại và đảo ngược trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến của Putin ở Ukraine là kết cục đẫm máu của chiến lược đó. Continue reading “Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc”

Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why China rolled out the red carpet for Okinawa governor,” Nikkei Asia, 13/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đang dùng các hòn đảo của Nhật Bản để dễ bề giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ngày 5/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp một phái đoàn từ Nhật Bản do Yohei Kono, cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, người cũng từng là Ngoại trưởng nước này, dẫn đầu.

Nhưng Thống đốc Okinawa Denny Tamaki mới là người được trao vị trí danh dự trong khi chụp ảnh. Tamaki được xếp đứng bên trái Lý Cường, trong khi Kono đứng bên phải. Cách sắp xếp này tiết lộ nhiều điều về ý định của Trung Quốc. Continue reading “Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?”

Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For 17 years, Xi closely watched Taiwan-governed islets,” Nikkei Asia, 06/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gắn kết kinh tế có còn nằm trong chiến lược của nhà lãnh đạo?

Năm 1985, Tập Cận Bình, 32 tuổi, được cử đến thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, để giữ chức phó thị trưởng.

Trong vòng 17 năm tiếp theo, ông đã trở thành quan chức cấp cao ở Phúc Kiến, sau cùng leo lên chức tỉnh trưởng, trước khi chuyển đến tỉnh Chiết Giang để làm Bí thư Tỉnh uỷ vào năm 2002. Continue reading “Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan”

Thái độ của Tập trước cuộc binh biến ở Moscow

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Schadenfreude Over Moscow’s Mutiny,” Foreign Policy, 29/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã đúng về các vấn đề trong phong cách quản trị của Putin – nhưng đã sai khi đặt cược vào nhà lãnh đạo Nga.

Trong chiến tranh, có nhiều thứ sai hơn là đúng. Nếu sự thật mất lòng này bằng cách nào đó đã bị nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bỏ qua sau hơn 16 tháng kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine – vốn dự kiến chỉ kéo dài 2 ngày, thì cuộc nổi loạn của Tập đoàn Wagner chống lại Moscow hồi cuối tuần trước chắc chắn đã khiến ông phải suy nghĩ lại. Thật vậy, dù Tập thường tung hô “sự mới mẻ” của hệ thống Trung Quốc, trong sâu thẳm, ông vẫn lo sợ rằng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh ý thức hệ đã từng gây tai họa cho Liên Xô – và vẫn tiếp tục ám ảnh nước Nga cho tới ngày nay. Continue reading “Thái độ của Tập trước cuộc binh biến ở Moscow”

Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China today has fewer ads, cleaner toilets, economic hurdles,” Nikkei Asia, 29/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đang xa rời các quyền tự do thời Đặng Tiểu Bình.

Tuần này, tôi quay trở lại Trung Quốc, lần đầu tiên sau ba năm tám tháng. Khi đến Bắc Kinh và Thiên Tân, tôi đã chứng kiến vô vàn bất ngờ.

Dù bị cô lập với phần còn lại của thế giới do những hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19, thủ đô Bắc Kinh vẫn thay đổi chóng mặt. Sự khác biệt không nằm ở số lượng các tòa nhà cao tầng mới, mà ở sự biến mất của các bảng quảng cáo. Tại các ga tàu điện ngầm và bến xe buýt, những tấm áp phích từng thu hút sự chú ý của mọi người nay đã biến mất. Continue reading “Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình”

Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “ After a decade, Xi floats ‘G2’ world with U.S. again,” Nikkei Asia, 22/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trái Đất đủ lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc

Một trong những cụm từ chính mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng khi gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Bắc Kinh là, “Hành tinh Trái Đất đủ lớn để đáp ứng sự phát triển và thịnh vượng chung của cả Trung Quốc và Mỹ.”

Đối với các nhà quan sát quan hệ Mỹ-Trung trong những năm qua, phát biểu này đã gợi nhắc về quá khứ. Tập từng đưa ra nhận xét tương tự cách đây 10 năm, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Sau một thập niên, Tập lại bất ngờ đề xuất chia đôi thế giới với Mỹ”