
Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.
Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Nỗi ám ảnh dai dẳng
Sự biến hóa của ông Tập đến từ nhiều yếu tố. Đà thăng tiến của hai đối thủ của ông, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, và Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã gióng hồi chuông báo động các lãnh đạo Đảng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, họ tỏ ra thận trọng trên nhiều mặt. Nay, với sự ủng hộ của ông Tập, các lãnh đạo quyết tâm loại bỏ Bạc và Chu. Hai ông này bị lật đổ sau một chuỗi dài các cuộc điều tra, phần lớn là về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Sự sụp đổ của họ tạo nên một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc. Ông Bạc là người con trai đầy cuốn hút của một anh hùng cách mạng (Bạc Nhất Ba), và là người chạy đua công khai cho một ghế lãnh đạo cấp cao ở trung ương. Còn ông Chu, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cho đến cuối năm 2012, tập trung được quyền lực to lớn từ các chức vụ của ông trong lực lượng an ninh mật và ngành năng lượng (ông từng là Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên). Vụ bắt giữ hai ông này vào năm 2012 và 2013 đã công khai các tội danh và đời sống tình dục trụy lạc của họ. Sau đó, truyền thông nhà nước, dẫn lời các quan chức cấp cao, cho biết cặp đôi này đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ nhằm ngăn ông Tập bước lên nắm quyền. Trong nội bộ Đảng, những hành động chính trị sai trái như vậy còn tệ hơn cả tham nhũng đơn thuần. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)”