Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: James T. Areddy, “China Urges New Era of Mass Migration—Back to the Countryside”, WSJ, 17/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong nỗ lực chống lại nghèo đói, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn phục hồi dân số của các thị trấn ở vùng nông thôn, tạo thêm người mua và kẻ bán ở đây; “làng quê của chúng tôi lại lóe lên tia hy vọng”.

Trong suốt nhiều thập niên, gần như cách duy nhất để những người sinh ra ở làng Dawan có thể kiếm tiền là đi dọc theo con đường đất ngoằn ngoèo từ ngôi làng trên núi đến các thành phố lớn của Trung Quốc.

Đó là những gì Wang Liangcui đã làm vào đầu những năm 1990, khi bà 20 tuổi. Bà đến Thượng Hải làm nhiều nghề như công nhân, tài xế taxi hay bán bánh dạo. Trên khắp Trung Quốc, những người giống như bà, phải rời bỏ các làng quê tồi tàn đến thành phố tìm việc, chính là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ khiến cho nền kinh tế quốc gia tỷ dân phát triển vượt bậc. Continue reading “Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Truyền hình đã chiếu cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một buổi lễ vào chiều thứ Tư (30/07/2020) do Quân ủy Trung ương tổ chức ở Bắc Kinh, nơi ông thăng hàm thượng tướng cho một sĩ quan cấp cao. Vị chủ tịch trông không được vui.

Quân ủy Trung ương, hay CMC, là cơ quan quân sự hàng đầu quản lý Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Ngoài vai trò chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản, ông Tập còn giữ chức vụ quân sự cao nhất, tức chủ tịch quân ủy.

Hôm thứ Tư (29/07/2020), ông Tập đã thăng hàm cho Xu Zhongbo, chính ủy Lực lượng Tên lửa PLA. Vị chủ tịch đến dự sự kiện với một bộ đồ kiểu Mao đặc biệt có tên là junbianfu, một loại “binh phục thường ngày” mà chỉ tổng tư lệnh mới được mặc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/07/20): Tập và khát vọng của Giải phóng quân Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (17/07/2020): Tạp chí Đảng thành tạp chí của Tập Cận Bình?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Những chỉ thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đặc điểm căn bản nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Đó là tiêu đề trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của đảng, vào hôm thứ Năm. Tờ báo này trích dẫn bài viết của Chủ tịch Tập Cận Bình trên số mới nhất của Cầu thị, một tạp chí về lý luận của đảng.

Ông Tập kêu gọi tập trung quyền lực hơn nữa theo một hướng điển hình: “Đảng sẽ hướng dẫn mọi thứ” từ chính trị, quân sự đến dân sự và học thuật. “Đảng ta phải trưởng thành hơn và mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời nâng cao sức chiến đấu của chúng ta.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (17/07/2020): Tạp chí Đảng thành tạp chí của Tập Cận Bình?”

Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Shinzo Abe and his struggle with Xi Jinping”, Financial Times, 31/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thời đại Shinzo Abe cũng là thời đại Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo hiện tại của Nhật Bản và Trung Quốc lên nắm quyền chỉ cách nhau vài tuần. Ông Abe được bầu làm thủ tướng Nhật vào tháng 12 năm 2012 ở tuổi 58. Chỉ một tháng trước đó, ông Tập đã được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở tuổi 59.

Đây không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. Nhiệm vụ trọng tâm của ông Abe – như lời các cố vấn thân cận nhất của ông mô tả – là củng cố Nhật Bản để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và chuyên chế. Continue reading “Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình”

Nhật ký Bắc Kinh (01/07/20): Đằng sau sự sùng bái Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm nay, ngày 1 tháng 7, đánh dấu kỷ niệm 23 năm ngày Hồng Kông được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc. Nhưng năm nay không như mọi năm – luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, theo đó cấm hoạt động bất đồng chính kiến ​​ở Hồng Kông, có hiệu lực từ 11 giờ đêm tối hôm qua.

Đối với nhiều người, sự kiện này sẽ được ghi nhớ là thời điểm Hồng Kông đánh mất quyền tự chủ. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/07/20): Đằng sau sự sùng bái Tập Cận Bình”

Nhật ký Bắc Kinh (15/06/20): Sinh nhật lần thứ 67 của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm nay là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sinh nhật của các lãnh đạo Trung Quốc thường được giữ kín. Các tài liệu chính thức của Đảng Cộng sản chỉ cho biết ông Tập sinh vào tháng 6 năm 1953. Phải đến năm ngoái thì ngày sinh chính xác của ông mới được tiết lộ.

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng kem cho ông Tập làm quà sinh nhật khi cả hai đang thăm quốc gia Trung Á Tajikistan. Ông Tập được cho là đã mỉm cười cảm ơn Putin và tặng lại ông một ít trà Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/06/20): Sinh nhật lần thứ 67 của Tập Cận Bình”

Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s jumbo birthday present surprises Marx and pundits alike”, Nikkei Asian Review, 18/06/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Hôm thứ Hai vừa rồi là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đó hóa ra là một ngày quan trọng đối với chính trị Trung Quốc.

Tin đồn đã lan truyền từ ngày hôm trước trong một số đảng viên Cộng sản Trung Quốc là sẽ có một thông báo quan trọng sắp xảy ra. Hóa ra đó là một món quà sinh nhật bất ngờ khiến các chuyên gia phải bàn tán không ngừng.

Trên trang nhất ngày 15 tháng 6 của tờ Học tập, một ấn phẩm chính thức của Trường Đảng Trung ương, là một bài viết toàn trang với dòng tít lớn kêu gọi đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” – tư tưởng chính trị đặt theo tên của nhà lãnh đạo – trở thành “Chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21.” Continue reading “Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình”

Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?

Nguồn: Jeremy Page & Chun Hang Wong, “Beyond Hong Kong, an Emboldened Xi Jinping Pushes the Boundaries”, The Wall Street Journal, 29/5/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chưa đầy bốn tháng trước, Tập Cận Bình đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiệm kỳ lãnh đạo của mình khi ông hứng chịu nhiều chỉ trích vì những phản ứng lúng túng ban đầu trong cách xử lý dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Kể từ lúc đó, ông Tập đã đảo ngược tình thế một cách ngoạn mục khi khống chế được sự lây lan của virus theo như báo cáo của Bắc Kinh trong khi Hoa Kỳ và nhiều nền dân chủ khác vẫn đang vật lộn với nó. Ông Tập đã nắm bắt được thời cơ để thúc đẩy một số khía cạnh quan trọng đối với “giấc mộng Trung Hoa” của ông về một Trung Quốc ở vị trí trung tâm trong tư cách một quốc gia thống nhất và hùng mạnh, sánh ngang hoặc vượt qua Hoa Kỳ, trong khi gạt qua một bên những thiếu sót của chính quyền trong việc đối phó dịch bệnh. Continue reading “Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?”

Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19?

Nguồn: Yuen Yuen Ang, “Is Political Change Coming to China?”, Project Syndicate, 14/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở Trung Quốc đương đại, sự thay đổi chính trị sâu sắc vẫn có thể – và đã – diễn ra ngay cả khi không có sự thay đổi chế độ hoặc dân chủ hóa kiểu phương Tây. Ví dụ rõ ràng nhất là thời kỳ cải cách và mở cửa bắt đầu vào năm 1978 dưới sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Đặng từ chối chấp nhận các cuộc bầu cử đa đảng, nhưng về cơ bản, ông đã thay đổi đường hướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng như sự phân bổ quyền lực trong đó.

Dịch coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019 có thể đẩy nhanh một bước ngoặt lịch sử tương tự. Sự bùng nổ của COVID-19 không chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua đối với ĐCSTQ. Thế giới nên được chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra sau đó. Continue reading “Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19?”

Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc

Nguồn: Nicholas Kristof, “Coronavirus Spreads, and the World Pays for China’s Dictatorship”, New York Times,  29/01/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Đôi lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông như những người khổng lồ đang điều hành một thực thể chính trị và kinh tế lớn, mỗi tuần mở một trường đại học, và trong 3 năm gần đây đã dùng hết lượng xi măng còn nhiều hơn lượng xi măng nước Mỹ dùng trong cả thế kỷ 20.

Tổng thống Trump luôn ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “Nhà lãnh đạo xuất sắc”. Michael Bloomberg nói ông Tập “không phải là nhà độc tài”. Thế nhưng hiện nay chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm mà mô hình chuyên chế của Tập Cận Bình mang lại cho Trung Quốc và thế giới. Continue reading “Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc”

Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình

Nguồn: China’s unruly periphery resents the Communist Party’s heavy hand”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách đây vài ngày, hàng trăm thanh niên, bao gồm một số thiếu niên, đã biến khuôn viên có màu gạch đỏ của Đại học Bách khoa Hồng Kông thành một pháo đài. Mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen, hầu hết họ vẫn giữ vững tinh thần kháng cự khi bị bao vây. Cảnh sát bắn đạn cao su và phun nước nhuộm màu xanh vào họ. Những người cố thủ trong khuôn viên sử dụng chai thủy tinh đổ đầy nhiên liệu và gắn kèm ngòi cháy để chế tạo bom xăng. Nhiều người đã hoan hô thông tin nói rằng một mũi tên bắn bởi một trong những cung thủ của họ đã trúng vào chân một cảnh sát. Sau hơn năm tháng bất ổn bởi biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, rủi ro đang lên tới mức nguy hiểm chết người. Continue reading “Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình”

Mâu thuẫn đối nội và đối ngoại trong cách cai trị của Tập Cận Bình

Nguồn: Communists are fascinated by contradictions. China faces a big one”, The Economist, 31/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu dựa vào kinh nghiệm quá khứ, sự cởi mở của Trung Quốc với thế giới sẽ được ca tụng rất nhiều trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ hai tại Thượng Hải vào ngày 5 tháng 11. Phát biểu khai mạc tại hội chợ lần đầu tiên hồi năm ngoái, ông Tập đã mô tả Trung Quốc như là người ủng hộ thương mại tự do và hợp tác cùng có lợi. Sự cởi mở mang lại tiến bộ trong khi đóng cửa dẫn đến sự lạc hậu, ông tuyên bố. Thành thạo khi nói thứ ngôn ngữ toàn cầu hóa, những từ bóng bẩy khoa trương thường được sử dụng tại các cuộc hội nghị của các nhà lãnh đạo thế giới, các tỷ phú và giám đốc điều hành, ông Tập tuyên bố rằng chia sẻ những thành quả của sự đổi mới “trong ngôi làng toàn cầu kết nối của chúng ta” là một điều tự nhiên. Continue reading “Mâu thuẫn đối nội và đối ngoại trong cách cai trị của Tập Cận Bình”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nỗi ám ảnh dai dẳng

Sự biến hóa của ông Tập đến từ nhiều yếu tố. Đà thăng tiến của hai đối thủ của ông, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, và Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã gióng hồi chuông báo động các lãnh đạo Đảng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, họ tỏ ra thận trọng trên nhiều mặt. Nay, với sự ủng hộ của ông Tập, các lãnh đạo quyết tâm loại bỏ Bạc và Chu. Hai ông này bị lật đổ sau một chuỗi dài các cuộc điều tra, phần lớn là về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Sự sụp đổ của họ tạo nên một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc. Ông Bạc là người con trai đầy cuốn hút của một anh hùng cách mạng (Bạc Nhất Ba), và là người chạy đua công khai cho một ghế lãnh đạo cấp cao ở trung ương. Còn ông Chu, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cho đến cuối năm 2012, tập trung được quyền lực to lớn từ các chức vụ của ông trong lực lượng an ninh mật và ngành năng lượng (ông từng là Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên). Vụ bắt giữ hai ông này vào năm 2012 và 2013 đã công khai các tội danh và đời sống tình dục trụy lạc của họ. Sau đó, truyền thông nhà nước, dẫn lời các quan chức cấp cao, cho biết cặp đôi này đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ nhằm ngăn ông Tập bước lên nắm quyền. Trong nội bộ Đảng, những hành động chính trị sai trái như vậy còn tệ hơn cả tham nhũng đơn thuần. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Joe Biden gặp Tập Cận Bình vào năm 2011, nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã dồn dập hỏi ngài Phó Tổng thống Mỹ một loạt các câu hỏi về nền chính trị Hoa Kỳ. Hệ thống vận hành như thế nào? Quan hệ giữa Nhà Trắng và Quốc hội ra sao? Bắc Kinh nên phân tích các dấu hiệu chính trị từ Washington như thế nào? Đối với Biden và các cố vấn của ông, đây là những câu hỏi rất được hoan nghênh sau gần một thập niên đầy “thất vọng” khi làm việc với người tiền nhiệm kín tiếng, kém sinh động của ông Tập – Hồ Cẩm Đào.

Song trải qua các buổi gặp và dùng bữa tại Bắc Kinh và Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, các vị khách Mỹ ngạc nhiên trước sự hào hứng của ông Tập về một chủ đề hoàn toàn khác. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường rất cẩn trọng tránh sa đà nói về tiểu sử của chính họ. Kể lại các câu chuyện cá nhân của họ trước các quan chức Trung Quốc, chứ đừng nói đến người nước ngoài, đồng nghĩa với việc nhắc lại lịch sử chính trị gần đây của Trung Quốc, một “bãi mìn” đầy rẫy các cuộc thanh trừng, phản bội, và những sự thay đổi ý thức hệ. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)”

Có phải Tập Cận Bình châm ngòi chống đối?

Giới thiệu: Trần Quang

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh mới của quốc gia để thách thức trật tự do phương Tây lãnh đạo – hành động gây tranh cãi trong nước và tiềm ẩn nguy cơ chống đối trên toàn thế giới.

Khi quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây xấu đi sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đường lối dẫn dắt tiến trình phát triển của Bắc Kinh trong nhiều thập kỉ. Ông đã đưa ra quan điểm “giấu mình chờ thời, giỏi về phòng thủ, quyết không đi đầu”. Khi Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm đưa Trung Quốc vươn ra thế giới và tránh xung đột quốc tế, họ đã tạo ra phép màu kinh tế giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói. Continue reading “Có phải Tập Cận Bình châm ngòi chống đối?”

Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “China’s Overrated Technocrats”, Foreign Policy, 04/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bắc Kinh nổi tiếng với việc đưa các kỹ sư và nhà khoa học lên làm lãnh đạo. Nhưng điều đó không tạo ra các nhà lãnh đạo tốt hơn.

Nhiều nghị viện phương Tây có số đông thành viên là những người có bằng luật, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại thường được đào tạo làm kỹ sư và nhà khoa học, hay các ngành tương tự. Những người ủng hộ phương pháp được cho là đặc trưng này của Trung Quốc, chẳng hạn như doanh nhân Elon Musk, cho rằng nó tạo ra các nhà lãnh đạo biết áp dụng một cách tiếp cận thực dụng và thiên về kỹ thuật để giải quyết các vấn đề. Và theo lý thuyết trên, các khoa học-chính trị gia này có nhiều khả năng sẽ cai trị hiệu quả, một phần vì họ không chịu gánh nặng ý thức hệ. Continue reading “Sự nhầm tưởng về các nhà kỹ trị Trung Quốc”

Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?

Nguồn: What is China’s “one country, two systems” policy?The Economist, 30/06/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Hàng trăm ngàn người biểu tình đã liên tục xuống đường ở Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình này nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đình chỉ dự luật này. Để thực hiện hành động phản đối này, người Hồng Kông đã sử dụng các quyền tự do vốn bị từ chối ở Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc của các quyền tự do này là gì? Continue reading “Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?”

Tham vọng tạo ra quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Xi Jinping wants China’s armed forces to be “world-class” by 2050“, The Economist, 27/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong thập niên qua, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được trao nhiều ngân sách và vũ khí. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 83% tính theo giá trị thực tế trong giai đoạn 2009 – 2018, cho đến nay là mức tăng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Điều này cho phép Trung Quốc triển khai các tên lửa chính xác và vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền lực tối cao của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Giấc mơ Trung Quốc” của ông bao gồm “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ”. Theo ông, điều đó liên quan đến việc “hiện đại hóa” PLA vào năm 2035 và biến nó thành một lực lượng “đẳng cấp thế giới” – hay nói cách khác là đủ sức đánh bại Mỹ – vào giữa thế kỷ này. Ông Tập đã đạt được rất nhiều tiến bộ. Continue reading “Tham vọng tạo ra quân đội ‘đẳng cấp thế giới’ của Tập Cận Bình”

Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình

Nguồn: Minxin Pei, “The Closing of the Chinese Mind”, Project Syndicate, 16/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lou Jiwei (Lâu Kế Vĩ) có thể không phải là một cái tên quen thuộc ở phương Tây, nhưng cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc này rất nổi tiếng và được kính trọng trong giới tài chính và các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố cho thôi chức chủ tịch quỹ an sinh xã hội quốc gia của ông Lou. Động thái này phản ánh một sự thay đổi trong cách tiếp cận của lãnh đạo Trung Quốc đối với quản trị có khả năng gây ra những tác động sâu sắc tới tương lai đất nước.

Việc loại bỏ ông Lou khỏi chức vụ của ông thể hiện một sự từ bỏ tiền lệ: ba người tiền nhiệm của ông đều phục vụ trung bình 4,5 năm, và tất cả đều nghỉ hưu ở tuối 69. Ông Lou, 68 tuổi, mới chỉ đảm nhiệm chức vụ này hơn hai năm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra lý do sa thải ông Lou, nhưng có một lời giải thích khả dĩ hơn cả. Lou gần đây đã nổi lên như một nhà phê bình thẳng thắn về chính sách công nghiệp đầy tham vọng của Trung Quốc, có tên “Made in China 2025”, gọi nó là một sự lãng phí tiền công. Continue reading “Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình”

Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?

Nguồn: Joseph Nye, “Does China Have Feet of Clay?”, Project Syndicate, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang được hưởng một chuỗi thành công. Ông đã cho phóng một tên lửa lên bề tối của mặt trăng, xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, và gần đây đã lôi kéo nước Ý phá vỡ sự đồng thuận với các láng giềng châu Âu để tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trong khi đó, xu hướng đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giảm sức mạnh mềm và ảnh hưởng của nước Mỹ.

Thành tích kinh tế của Trung Quốc trong bốn thập niên qua là thực sự ấn tượng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chính của hơn một trăm quốc gia so với khoảng 50 nước trong trường hợp của Hoa Kỳ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng tỷ lệ tăng trưởng chính thức hàng năm 6% của nước này vẫn cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của Mỹ. Nhiều người dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ về quy mô trong thập niên tới. Continue reading “Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?”